Vấn đề thâm hụt ngân sách và các biện pháp tài trợ

Một phần của tài liệu Giáo trình Kinh tế vĩ mô (Nghề Kế toán doanh nghiệp) (Trang 55 - 62)

Mã chương : KTVM01

2. Chính sách tài khóa

2.3. Vấn đề thâm hụt ngân sách và các biện pháp tài trợ

Chính sách tài khố thường thể hiện trong q trình lập, phê chuẩn và thực hiện Ngân sách Nhà nước. Thật vậy, chi tiêu của Chính phủ về hàng hố và dịch vụ là bộ phận chính của chi ngân sách, cũng như thuế là nguồn thu chủ yếu của thu ngân sách. Ngân sách của các quốc gia trên thế giới luôn phải đương đầu với vấn đề thâm hụt ngân sách. Phần này của chương sẽ đề cập đến vấn đề này.

2.3.1. Khái niệm về thâm hụt ngân sách

Ngân sách Nhà nước là tổng các kế hoạch chi tiêu và thu nhập hàng năm của Chính phủ, bao gồm các khoản thu (chủ yếu từ thuế), các khoản chi ngân sách.

Gọi B là hiệu số giữa thu và chi ngân sách, ta có: B = T - G

Khi B > 0 ta có thặng dư ngân sách B < 0 ta có thâm hụt ngân sách B = 0 ta có cân bằng ngân sách

Các lý thuyết về tài chính hiện đại cho rằng, ngân sách Nhà nước không nhất thiết phải cân bằng theo tháng, quý, năm. Vấn đề đặt ra là phải quản lý các nguồn thu và chi sao cho ngân sách không bị thâm hụt quá lớn và kéo dài. Tuy vậy, trong nhiều nước đặc biệt là các nước đang phát triển, các Chính phủ vẫn

theo đuổi một chính sách tài khố thận trọng, trong đó chi ngân sách phải nằm trong khn khổ các nguồn thu ngân sách.

Thực ra trong nền kinh tế thị trường, thâm hụt ngân sách thực tế chưa phải là một chỉ số tốt về chính sách tài khố của Chính phủ. Thật vậy, một nền kinh tế vận động theo chu kỳ thì chính chu kỳ kinh doanh có tác động khơng nhỏ đến thâm hụt ngân sách. Người ta dễ dàng nhận thấy thu ngân sách tăng lên trong thời kỳ phồn thịnh và giảm đi trong thời kỳ suy thoái. Ngược lại, chi ngân sách vận động ngược chiều với chu kỳ: Chi ngân sách tăng trong thời kỳ suy thoái và giảm trong thời kỳ phồn thịnh. Chính vì vậy, thâm hụt ngân sách sẽ trầm trọng hơn trong thời kỳ suy thối, bất chấp sự cố gắng của Chính phủ.

Vì lý do trên, để đánh giá tác động của chính sách tài khố đến thâm hụt ngân sách, người ta sử dụng ngân sách trong điều kiện nền kinh tế hoạt động ở mức sản lượng tiềm năng.

Phân biệt 3 khái niệm thâm hụt ngân sách:

(1) Thâm hụt ngân sách thực tế: Đó là thâm hụt khi số chi thực tế vượt số thu thực tế trong một thời kỳ nhất định.

(2) Thâm hụt ngân sách cơ cấu: Đó là thâm hụt tính tốn trong trường hợp nền kinh tế hoạt động ở mức sản lượng tiềm năng.

(3) Thâm hụt ngân sách chu kỳ: Đó là thâm hụt ngân sách bị động do tình trạng của chu kỳ kinh doanh.

Thâm hụt chu kỳ bằng hiệu số giữa thâm hụt thực tế và thâm hụt cơ cấu. Trong ba loại thâm hụt trên thì thâm hụt cơ cấu phản ánh kết quả hoạt động chủ quan của chính sách tài khố như: định ra thuế suất phúc lợi, bảo hiểm. Vì vậy, để đánh giá kết quả của chính sách tài khố phải sử dụng thâm hụt cơ cấu.

2.3.2. Chính sách tài khố cùng chiều và chính sách tài khố ngược chiều

Chính phủ thiết lập thu chi ngân sách sao cho tại mức sản lượng tiềm năng (Qp) thì ngân sách Chính phủ tăng.

B = T - G

Qa < Qp - Ngân sách của Chính phủ thâm hụt Qa > Qp - Ngân sách Chính phủ thặng dư Qa = Qp - Ngân sách Chính phủ cân bằng. * Chính sách tài khố cùng chiều

Thời kỳ nền kinh tế suy thoái (Qa < Qp), ngân sách thâm hụt. Nếu Chính phủ chọn mục tiêu cân bằng ngân sách thì phải thực thi chính sách tài khố cùng

chiều với chu kỳ kinh doanh. Bằng cách giảm chi tiêu và giảm thuế nhưng tốc độ giảm chi tiêu phải nhanh hơn tốc độ giảm thuế hoặc tăng chi tiêu và tăng thuế nhưng tốc độ tăng thuế phải lớn hơn tốc độ tăng chi tiêu. Với tác động này, Chính phủ đạt được mục tiêu cân bằng ngân sách nhưng sản lượng giảm, suy thoái sẽ trầm trọng hơn.

* Chính sách tài khố ngược chiều

Thời kỳ nền kinh tế thính vượng (Qa > Qp), ngân sách thặng dư nhưng lạm phát cao. Chính phủ thực hiện mục tiêu duy trì sản lượng ở mức sản lượng tiềm năng (Qa = Qp, B = 0, lạm phát khơng đổi), phải áp dụng chính sách tài khố ngược chiều với chu kỳ kinh doanh.

Trong điều kiện nền kinh tế suy thối, Chính phủ tăng chi tiêu và giảm thuế, tổng cầu tăng, sản lượng tăng dần đến nức sản lượng tiềm năng. Ngược lại, khi nền kinh tế thịnh vượng Chính phủ tác động giảm chi tiêu và tăng thuế làm cho tổng cầu giảm, sản lượng giảm dần đến mức sản lượng tiềm năng.

Việc Chính phủ theo đuổi chính sách tài khố cùng chiều hay ngược chiều phụ thuộc vào quan điểm chính trị, tình hình kinh tế cụ thể ở mỗi nước và mỗi giai đoạn lịch sử.

2.3.3. Thâm hụt ngân sách và vấn đề tháo lui đầu tư

Chính phủ thực thi chính sách tài khố, chủ động gây lên thâm hụt cơ cấu và kéo theo hiện tượng tháo lui đầu tư.

- Cơ chế: Khi Chính phủ tăng chi tiêu (G) và giảm thuế (T), GNP sẽ tăng

lên theo số nhân chi tiêu, nhu cầu tiền tăng lên. Với mức cung tiền cố định (MS), lãi suất (i) sẽ tăng lên dẫn đến đầu tư (I) giảm xuống. Vì vậy tác động tích cực của chính sách tài khố sẽ giảm, tác động tương tự cũng sẽ xảy ra với tiêu dùng (C) và xuất khẩu (E).

- Quy mô tháo lui đầu tư trong ngắn hạn là nhỏ, song về lâu dài quy mơ này có thể lớn.

Nghiên cứu thâm hụt ngân sách và vấn đề tháo lui đầu tư đưa đến kết luận: Cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa chính sách tài khố và chính sách tiền tệ.

2.3.4. Các biện pháp tài trợ cho thâm hụt ngân sách

Khi thâm hụt quá lớn và kéo dài, các Chính phủ đều phải nghĩ đến các biện pháp hạn chế thâm hụt. Biện pháp cơ bản thường là “tăng thu và giảm chi”. Tuy vậy, vấn đề đặt ra là phải tính tốn số tăng thu và giảm chi như thế nào để gây ảnh hưởng ít nhất đến tăng trưởng kinh tế.

Khi các biện pháp tăng thu và giảm chi khơng giải quyết được tồn bộ thâm hụt, các Chính phủ phải sử dụng các biện pháp tài trợ cho thâm hụt. Có 4 biện pháp tài trợ sau:

- Vay nợ trong nước (vay dân); - Vay nợ nước ngoài;

- Sử dụng dự trữ ngoại tệ; - Vay ngân hàng (in tiền).

Mỗi biện pháp đều có thể gây nên những ảnh hưởng cho nền kinh tế. Nghệ thuật quản lý vĩ mô phải làm sao hạn chế và trung hoà các ảnh hưởng này, làm cho chúng không gây nên những tác động xấu đến các mục tiêu kinh tế vĩ mô.

BÀI TẬP CHƯƠNG 3

Câu 1: Sản lượng cân bằng là gì? Vẽ đồ thị xác định sản lượng cân bằng trong

nền kinh tế giản đơn.

Câu 2: Nêu tác động của chính sách tài khố đến vấn đề thâm hụt ngân sách. Câu 3: Thâm hụt ngân sách là gì? Các biện pháp tài trợ cho vấn đề thâm hụt

ngân sách.

Câu 3: Chọn câu trả lời đúng nhất trong mỗi câu dưới đây

1. Đường tổng chi tiêu (tổng cầu) phản ánh mối quan hệ giữa tổng chi tiêu của nền kinh tế và thu nhập quốc dân:

a. Tại một mức sản lượng nhất định b. Tại một mức giá cho trước

c. Khi giá thay đổi để cân bằng thị trường sản phẩm d. Tại một mức xuất khẩu ròng nhất định

2. Khi thu nhập tăng, tổng chi tiêu:

a. Tăng b. Giảm

c. Không thay đổi

d. Tăng hay giảm phụ thuộc vào sự thay đổi của giá sản phẩm.

3. Theo cách tiếp cận thu nhập, chi tiêu, tại trạng thái cân bằng:

a. Toàn bộ sản lượng tạo ra được bán hết b. Tổng chi tiêu bằng sản lượng quốc dân

c. Mọi nhu cầu về hàng hoá dịch vụ được thoả mãn d. Hàng tồn kho ngồi kế hoạch bằng khơng

4. Thành tố nào dưới đây không phụ thuộc vào tổng chi tiêu?

a. Tiêu dùng b. Đầu tư

c. Chi tiêu của chính phủ d. Xuất khẩu rịng

e. Thuế.

5. Nếu các hộ gia đình kỳ vọng thu nhập sẽ tăng mạnh trong tương lai, trong khi các yếu tố khác khơng thay đổi thì:

a. Chi tiêu cho tiêu dùng sẽ giảm

b. Chi tiêu cho tiêu dùng có xu hướng tăng c. Chính phủ sẽ tăng thuế

c. Tiết kiệm sẽ tăng.

6. Tiết kiệm mang giá trị âm khi hộ gia đình:

a. Tiêu dùng ít hơn thu nhập khả dụng b. Tiêu dùng nhiều hơn tiết kiệm c. Tiết kiệm nhiều hơn tiêu dùng

d. Tiêu dùng nhiều hơn thu nhập khả dụng

7. Xét một nền kinh tế giản đơn. Giả sử thu nhập = 800, tiêu dùng tự định = 100, xu hướng tiết kiệm cận biên = 0,3. Tiêu dùng bằng:

a. 590 b. 490 c. 660 d. 560

8. Nếu hàm tiết kiệm có dạng S = - 25 + 0,4Yd, thì hàm tiêu dùng là:

a. C = - 25 + 0,4 Yd b. C = 25 + 0,4 Yd c. C = 25 + 0,6 Yd d. C = 25 - 0,4 Yd

9. Nếu xất khẩu X = 400 và hàm nhập khẩu IM = 100 + 0,4 Y, thì hàm xuất khẩu ròng là:

a. NX = 500 + 0,4Y b. NX = 500 - 0,4Y c. NX = 300 - 0,4Y d. NX = 300 + 0,6Y

10. Xu hướng tiêu dùng cận biên bằng 0,8, thuế suất bằng 0,2 và xu hướng nhập khẩu cận biên bằng 0,3, thì khi xuất khẩu tăng thêm 66 tỷ đồng, sản lượng cân bằng của nền kinh tế sẽ tăng thêm:

a. 66 tỷ đồng b. 120 tỷ đồng c. 100 tỷ đồng d. 16 tỷ đồng

Câu 6 : Giả sử nền kinh tế giản đơn chi tiêu cho tiêu dùng theo kế hoạch là

150, đầu tư theo kế hoạch 50 và tổng giá trị sản lượng là 210.

a. Tính tổng chi tiêu theo kế hoạch b. Tính tồn kho khơng dự kiến c. Tổng tiết kiệm sẽ là bao nhiêu

d. Bạn hãy dự đoán hành vi của các nhà sản xuất trong thời gian tới.

Câu 7:

Giả sử trong một nền kinh tế đóng có sự tham gia của Chính phủ, trong đó tiêu dùng bằng 70% thu nhập có thể sử dụng, Chính phủ đánh thuế một lượng bằng 20% tổng thu nhập, chi tiêu của Chính phủ bằng 50 tỷ USD và đầu tư bằng 60 tỷ USD. Biết thu nhập/sản lượng tính bằng tỷ USD cho dưới đây:

Thu nhâp/sản lượng = 50; 100; 150; 200; 250; 300; 350; 400.

a. Hãy xác định mức thu nhập có thể sử dụng, tiêu dùng, tiết kiệm, thuế và tổng cầu ở mỗi mức thu nhập.

b. Nếu trong một thời kỳ nào đó sản lượng thực tế bằng 350 tỷ USD, theo anh (chị) các doanh nghiệp sẽ hành động như thế nào?

c. Mức sản lượng cân bằng là bao nhiêu? Hãy tính mức thâm hụt tại mức sản lượng cân bằng.

d. Nếu Chính phủ chi tiêu thêm 22 tỷ USD thì sản lượng cân bằng sẽ là bao nhiêu?

Câu 8:

Với số liệu về thu nhập (sản lượng) tính theo USD của một Quốc gia theo các mức sau:

Y = 400; 450; 500; 550; 600; 650; 700; 750. Tiêu dùng chiếm 60% so với thu nhập có thể sử dụng, Chính phủ đặt mức thuế bằng 20% thu nhập (sản lượng). Đầu tư là 100 USD và Chính phủ dự kiến chi tiêu là 160 USD

a. Xác định các chỉ tiêu: Thu nhập có thể sử dụng, nhu cầu tiêu dùng dự kiến, tiết kiệm và thuế tương ứng với mỗi mức thu nhập (sản lượng).

b. Xác định mức tổng cầu của nền kinh tế. c. Xác định sản lượng cân bằng của nền kinh tế.

d. Tại mức sản lượng 500 USD và mức sản lượng bằng 700 USD. Hãy dự đoán hành vi của các doanh nghiệp.

e. Tính mức thâm hụt tương ứng với mức sản lượng cân bằng.

CHƯƠNG 4

Một phần của tài liệu Giáo trình Kinh tế vĩ mô (Nghề Kế toán doanh nghiệp) (Trang 55 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)