VỊ TRÍ, CHỨC NĂNG VÀ ĐẶC NGHỀ NGHIỆP CỦA NHÀ QUẢN TRỊ

Một phần của tài liệu Giáo trình Tâm lý học trong kinh doanh (Nghề Kế toán doanh nghiệp) (Trang 73 - 74)

CHƯƠNG 4 : TÂM LÝ TRONG HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ

4.1. VỊ TRÍ, CHỨC NĂNG VÀ ĐẶC NGHỀ NGHIỆP CỦA NHÀ QUẢN TRỊ

Như chúng ta đã biết, hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của một doanh nghiệp phụ thuộc rất nhiều vào các nhà quản trị: Chính họ là người vạch ra mục tiêu, chiến lực, chính sách, là người đề ra quyết định trong SXKD, tổ chức thực hiện các quyết định trong thực tiễn. Trong cơng ty, xí nghiệp, nhà quản trị là người có chức năng tổ chức liên kết các bộ phận triêng rẽ của hệ thống quản trị thành một chính thể thống nhất, điều hịa, phối hợp hành động giữa các cá nhân, các tập thể lao động, nhằm đảm bảo cho cơng ty, xí nghiệp phát triển cân đối, nhịp nhàng với tốc độ và hiệu quả cao. Nhà quản trị là cầu nối giữa cơ quan quản lý cấp trên với tập thể lao động. Mọi chỉ thị, nghị quyết của Nhà nước ban hành ra đều thông qua họ để đến với tập thể. Nhà quản trị cũng là khâu trung gian giữa các quy luật khách quan với hệ thống quản trị. Trong hoạt động thực tế, nhà quản trị vận dụng những quy luật xã hội, quy định kinh tế khách quan nhằm đạt các mục tiêu theo những nguyên tắc quy định và những phương pháp quản trị thích hợp. Các doanh nghiệp dù lớn hay nhỏ, nếu muốn thành cơng trong kinh doanh đều phải có những nhà quản trị giỏi. Nói chung nhà quản trị khinh doanh có 4 chức năng sau đây:

- Chức năng hoạt định: là đề ra và quyết định các kế hoạch. Đây là cốt lõi của chiến lực kinh doanh. Khơng có tư duy kinh doanh khơng thể đề ra chiến lược kinh doanh sát thực, tối ưu được.

KHOA KẾ TỐN TÀI CHÍNH 65 - Chức năng t chc: là chức năng tổ chức bộ máy, cán bộ chủ chốt, là chức năng tuyển

chọn, đào tạo, bồi dưỡng và quản lý nhân viên, là việc đề ra, thiết lập những mơ hình và các mối liên hệ về nhiệm vụ mà từng thành viên trong doanh nghiệp phải tôn trọng thực hiện.

- Chức năng chỉ huy: bao gồm việc ra chỉ thị, giám sát việc thi hành chỉ thị. Lãnh đạo,

động viên mọi người thi hành chỉ thị.

- Chức năng kiểm tra: bao gồm kiểm tra doanh số, chi phí, lợi nhuận, khối lượng, chất lượng hang hóa hay dịch vụ, kiểm tra tinh thần làm việc của nhân viên, các mối quan hệ nhân sự, kiểm tra quỹ thời gian và kiểm tra chính cơng tác quản lý trong doanh nghiệp. Như vậy, hiệu quả quản trị tùy thuộc vào nhà quản trị có khả năng lãnh đạo, điều hòa, phối hợp và liên kết các nhân viên dưới quyền, các bộ phận trong tổ chức với mục đích của doanh nghiệp hay khơng? Tùy thuộc vào nghệ thuật làm cho người khác tích cực làm việc hay không?.

Từ vị trí, vai trị, chức năng của nhà quản trị, chúng ta thấy lao động của nhà quản trị có những đặc tính sau đây:

- Lao động của nhà quản trị có tính chất gián tiếp, tức là phải thông qua hệ thống tổ chức và tập thểlao động mới tác động đến sản xuất kinh doanh.

- Lao động của nhà quản trị có tính chất sáng tạo cao, lao động trí óc là chủ yếu. Nhà quản trị phải luôn luôn tiếp xúc và giải quyết nhiều vấn đề thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau của cuộc sống, luôn phải tiếp xúc với cái mới, cái biến động và những yếu tố phức tạp đa dạng của đơn vị của xã hội.

- Lao động của nhà quản trị đòi hỏi kiến thức thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau: về khoa học, kỹ thuật; về chính trị, kinh tế, xã hội; về văn hóa, quân sự, đặc biệt là về khoa học và nghệ thuật quản trị.

- Lao động của nhà quản trị là lao động với con người là chủ yếu: tiếp xúc, điều khiển, sử dụng con người và tập thể người, vì vậy nhà quản trị cần có kiến thức về tâm lý học cá nhân, tâm lý học xã hội và tâm lý học giao tiếp…

Một phần của tài liệu Giáo trình Tâm lý học trong kinh doanh (Nghề Kế toán doanh nghiệp) (Trang 73 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)