Chấp nhận hối phiếu

Một phần của tài liệu Giáo trình Thanh toán tín dụng quốc tế (Nghề Kế toán doanh nghiệp) (Trang 35 - 36)

1. Hối phiếu (Bill of Exchange hoặc Draft) 30

1.2 Chấp nhận hối phiếu

Hối phiếu sau khi được ký phát phải được xuất trình cho người trả tiền để người này ký chấp nhận trả tiền, nhất là đối với hối phiếu có kỳ hạn. Một hối phiếu đã được ký chấp nhận mới có sự tin cậy trong thanh tốn. Thời hạn chấp nhận có thể được giải thích theo hai trường hợp sau đây:

Thứ nhất, nếu hai b ên khơng có quy định gì khác thì theo luật quy định thời hạn chấp nhận là 12 tháng kể từ ngày ký phát hối phiếu.

Thứ hai, nếu hai b ên quy định rõ với nhau trong hợp đồng mua bán hoặc trong thư tín dụng thời hạn cụ thể phải xuất trình hối phiếu để chấp nhận, thì hối phiếu phải được xuất trình để chấp nhận trong thời hạn đó. Ví dụ, thời hạn hiệu lực của thư tín dụng là 45 ngày, hay là hết hạn 20 ng ày kể từ sau ngày giao hàng thì thời hạn chấp nhận hối phiếu chỉ trong v ịng 20 ngày đó, nếu quá tức là L/C đã hết hiệu lực, ngân hàng mở L/C sẽ từ chối thanh toán tờ hối phiếu gửi đến, nếu là trả tiền ngay, hoặc từ chối chấp nhận hối phiếu, nếu là trả tiền sau.

Sự chấp nhận hối phiếu đ ược ghi vào mặt trước, góc dưới bên trái của tờ hối phiếu và được ghi bằng chữ “chấp nhận” viết kế bên chữ ký của người trả tiền. Ngồi cơng thức chấp nhận trên, ULB còn cho phép người trả tiền dùng những chữ khác tương tự thể hiện sự chấp nhận của mình như “xác nhận”, “đồng ý”, “đồng ý trả tiền”.

Những sự chấp nhận của người trả tiền được thực hiện trên tờ hối phiếu bằng những chữ mơ hồ, tối nghĩa khiến cho hối phiếu mất tính chất luật định của nó sẽ trở thành vơ giá trị. Cũng có thể người trả tiền ký chấp nhận vào mặt sau của tờ hối phiếu. Trong trường hợp này để phân biệt với ký hậu chuyển nhượng, người trả tiền bắt buộc phải tôn trọng đúng theo công thức ký chấp nhận nêu trên. Trong thanh toán quốc tế, người ta loại trừ sự chấp nhận bằng một văn thư riêng hoặc chấp nhận gộp nhiều hối phiếu bằng một văn thư chung. Điều này luật coi là vô hiệu.

Ngày tháng ký chấp nhận không phải là một yêu cầu bắt buộc. Nhưng trên thực tế sử dụng hối phiếu, người ta thấy có loại hối phiếu địi hỏi ký chấp nhận có ghi ngày tháng, có loại khơng cần ghi ngày tháng. Đối với hối phiếu có kỳ hạn được xác định trong tương lai “X” ngày kể từ ngày nhìn thấy bản thứ .. của hối phiếu này ...” thì ngày tháng ký chấp nhận là ngày nhìn thấy hối phiếu. Đó là mốc thời gian để tính ra kỳ hạn của hối phiếu.

Theo luật hối phiếu, có 3 cách ký chấp nhận hối phiếu sau:

Theo cách chấp nhận ngắn, người chấp nhận chỉ cần ghi tên đơn vị mình và ký tên.

Ví dụ: Cơng ty Bia Huế (Ký tên)

Theo cách chấp nhận đầy đủ, người chấp nhận ghi số tiền đã ghi trên hối phiếu địa điểm thanh toán và ngày ký chấp nhận.

Ví dụ: Chấp nhận 100.000 USD Ngày ... tháng ... năm ... (Ký tên)

Theo cách chấp nhận một phần, người chấp nhận ghi số tiền mình chấp nhận và ký tên.

Ví dụ: Chấp nhận 95.000 USD Ngày ... tháng ... năm ... (Ký tên)

Một phần của tài liệu Giáo trình Thanh toán tín dụng quốc tế (Nghề Kế toán doanh nghiệp) (Trang 35 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)