.Lịch sử hình thành và phát triển của thẻ ngân hàng

Một phần của tài liệu Giáo trình Thanh toán tín dụng quốc tế (Nghề Kế toán doanh nghiệp) (Trang 48 - 55)

Thẻ ngân hàng là cơng cụ thanh tốn rất tiện lợi trong nền kinh tế của các nước, đặc biệt là các nước phát triển. Lịch sử ra đời của thẻ ngân hàng được thừa nhận là vào thời kỳ hưng thịnh của nền kinh tế thế giới những năm 30 của thế kỷ trước và đặc biệt sau cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 – 2930.

Hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 – 1930 đã làm nền kinh tế thế giới suy sụp hồn tồn và khó khắc phục trong thời gian ngắn. Để góp phần khắc phục ảnh hưởng của cuộc đại khủng hoảng kinh tế này, hệ thống bán lẻ của các nước giàu đã đưa ra một hình thức tài trợ tiêu dùng, bán chịu nhằm khuyến khích tiêu dùng, tăng doanh thu và đóng góp đẩy mạnh nền kinh tế. Mặc dù thương phiếu là công cụ tín dụng thương mại nhưng đặc điểm và cơ chế sử dụng loại công cụ này phức tạp, không phù hợp với phương thức bán hàng đại trà.Nhu cầu cần có một loại cơng cụ thanh tốn linh hoạt hơn có thể thanh toán ở tất cả các điểm bán hàng trở nên cấp thiết và điều này thúc đẩy các tổ chức tín dụng vào cuộc, trong đó phải kể đến ngân hàng. Từ đó Thẻ ngân hàng ra đời.

Năm 1946, dạng đầu tiên của thẻ ngân hàng là Charge.it của ngân hàng John Biggins xuất hiện tại Mỹ, cho phép khách hàng thực hiện các giao dịch nội địa bằng các phiếu có giá trị do ngân hàng phát hành. Các đại lý nộp phiếu cho

Ngân hàng Biggins, ngân hàng này sẽ thanh tốn các giao dịch đó cho các đại lý và thu tiền về từ khách hàng. Hệ thống này là tiền đề cho phát triển loại thẻ tín dụng ngân hàng đầu tiên của Ngân hàng Franhklin National vào năm 1951.

Vào năm 1949, Frank, một thương nhân người Mỹ trong một lần đi ăn tối qn mang theo tiền mặt và tình trạng khó xử này đã khiến ơng tìm tịi nghiên cứu ra một phương tiện thanh tốn khơng dùng tiền mặt. Frank lần đầu tiên cho ra đời loại thẻ Diners Club. Đến năm 1951 đã có một triệu USD được thanh tốn qua thẻ này.

Năm 1955, hàng loạt thẻ mới ra đời như Trip Charge, Golden Key, Gourmet Club, Esquire Club và đến năm 1958 thẻ Carde Blanche, American Express ra đời và thống trị thị trường.

Năm 1966, các ngân hàng lớn của Hoa Kỳ thành lập hiệp hội thẻ liên ngân hàng quốc tế và phát hành thẻ Master card và thẻ này được sử dụng trên phạm vi toàn thế giới vào năm 1979 đến nay.

Năm 1977 Thẻ Visa credit cards do Bank of American phát hành được đổi tên thành Visa, Visa phát triển nhanh chóng trên thị trường. Cho đến nay, thẻ Visa có số lượng 22.000 tổ chức thanh tốn ở hơn 200 quốc gia với số lượng hơn 700 triệu, số đại lý chấp nhận thẻ 30 triệu đơn, 351.000 điểm rút tiền tiền mặt và doanh số giao dịch hàng năm 800 tỷ USD.

Cùng với các loại thẻ trên, cịn có các loại thẻ JCB của ngân hàng Sanwa của Nhật bản phát triển thành cơ sở quốc tế năm 1981 và đang phát triển ở 109 quốc gia. Thẻ Master Card trở thành tổ chức thanh toán thẻ lớn thứ hai trên thế giới vào năm 1979 sau Visa.

4.2. Khái niệm và đặc điểm của thẻ ngân hàng

4.2.1 Khái niệm

Vào cuối thế kỷ XX, nhờ có sự phát triển của cơng nghệ khoa học và áp dụng thành tựu của nó vào ngành ngân hàng, thẻ ngân hàng đã sử dụng phổ biến và rộng rãi trên khắp thế giới.

Như vậy, Thẻ ngân hàng là một cơng cụ tín dụng do tổ chức tài chính phát hành và cấp cho khách hàng, trong đó dành quyền cho khách hàng có thể dùng nó nhiều lần để rút tiền mặt cho mình hoặc ra lệnh rút một số hoặc tất cả số tiền thực hiện có trên tài khoản mở tổ chức phát hành thẻ để thanh toán tiền hàng hóa, dịch vụ cho các đơn vị chấp nhận thẻ.

- Tính tiện ích:

Là một cơng cụ tín dụng thay cho tiền mặt chấp nhận chức năng làm phương tiện lưu thông, thẻ ngân hàng tạo cho khách hàng sự tiện lợi mà khơng có phải cơng cụ tín dụng nào cũng có được. Đặc biệt, trong lĩnh vực thanh toán quốc tế, thẻ ngân hàng có thể dùng để thanh tốn ở bất cứ nơi nào mà khơng cần đem theo tiền mặt, không phụ thuộc vào quy mơ số tiền họ cần thanh tốn. Thẻ ngân hàng được coi là công cụ thanh tốn ưu việt nhất trong số các cơng cụ thanh toán phi thương mại.

- Tính an tồn và nhanh chóng

Chủ thẻ có thể tiếp cận trực tiếp với tài khoản của mình ở Ngân hàng từ hệ thống chuyển tiền điện tử mà điển hình là máy ATM. Qua máy ATM, chủ thẻ có thể rút tiền mặt, chuyển khoản, xem số dư tài khoản và có thể nạp tiền vào tài khoản qua may ATM. Nhờ vào Hệ thống thanh toán bù trừ liên ngân hàng mà người ta đã kết nối máy ATM của nhiều ngân hàng với nhau trong và ngoài nước khiến việc thanh tốn trở nên hết sức nhanh chóng và an tồn.

- Tính linh hoạt

Nhờ vào hai tính ưu việt trên, Thẻ ngân hàng phát triển rất đa dạng với nhiều chủng loại khác nhau thích hợp với mọi đối tượng trong xã hội. Đối với khách hàng có thu nhập thấp có thể dùng loại thẻ thường, đối với khách hàng có thu nhập cao có thể dùng thẻ vàng, đối với khách hàng có nhu cầu vay mượn tại ngân hàng có thể dùng thẻ tín dụng

4.3. Cấu tạo của thẻ ngân hàng

4.3.1 Mặt trước của thẻ

- Thương hiệu của tổ chức thẻ quốc tế, đồng thời thể hiện loại thẻ: VISA, MASTER CARD, AMERICAN EXPRESS, JCB…

- Tên tổ chức, ngân hàng phát hành thẻ nằm trên bên trái thẻ - Biểu tượng của thẻ

- Số thẻ

- Ngày hiệu lực của thẻ

- Họ và tên chủ thẻ: in bằng chữ nổi

- Ký tự an ninh trên thẻ, số mật mã của đợt phát hành, mỗi loại thẻ ln có ký tự an ninh kèm theo, in phía sau ngày hiệu lực của thẻ. Ví dụ Thẻ VISA có chữ V, Thẻ MASTER CARD có chữ M và chữ C lồng vào nhau.

- Giải từ tính: Là băng màu đen chạy dọc theo cạnh dài ở phía trên mặt sau của thẻ, chứa các thông tin của thẻ: số thẻ, ngày hiệu lực của thẻ, tên chủ thẻ, tên ngân hàng phát hành, mã bí mật cá nhân. Riêng thẻ thơng minh có một con chíp vi mạch lưu trữ thơng tin về người cầm thẻ. Chúng có thể lưu giữ 200 giao dịch thực hiện gần nhất.

- Băng chữ ký: Khi lập hóa đơn, đơn vị chấp nhận thẻ sẽ đối chiếu chữ ký trên hóa đơn với chữ ký mẫu để so sánh. Băng chữ ký này được làm từ một nguyên liệu đặc biệt có khả năng ngăn chặn mọi sự cố gắng tẩy xóa, sửa đổi trên bề mặt thẻ và được ép chặt trên nền thẻ, không thể dùng tay cậy lên được.

4.4. Các chủ thể tham gia trên thị trường thẻ

4.4.1 Chủ thẻ

Chủ thẻ có thể là cá nhân hoặc là người được công ty ủy quyền được ngân hàng phát hành cấp thẻ để sử dụng. Chỉ có chủ thẻ mới có quyền sử dụng thẻ đứng tên mình để thanh tốn tiền hàng hóa, dịch vụ hay rút tiền mặt trong giới hạn ngân hàng quy định. Chủ thẻ gồm có:

- Chủ thẻ chính: Là người đứng tên xin cấp thẻ và được ngân hàng phát hành thẻ cấp thẻ để sử dụng.

- Chủ thẻ phụ: Là người được cấp thẻ theo đề nghị của chủ thẻ chính

Quyền hạn:

- Sử dụng thẻ để thanh toán tiền hàng hay dịch vụ hay rút tiền mặt tại ATM tại ngân hàng thanh toán hay tại các đơn vị chấp nhận thanh tốn thẻ.

- Có quyền khiếu nại ngân hàng nếu ngân hàng sai sót hay nghi ngờ có sai sót trong các bảng kê giao dịch

- Khiếu nại nếu đơn vị chấp nhận thẻ từ chối thanh toán hay yêu cầu chủ thẻ thanh toán bằng tiền mặt, tự ý nâng giá hàng hóa dịch vụ hoặc phải trả thêm các khoản phụ phí khi thanh tốn bằng thẻ.

- Khiếu nại nếu ngân hàng phát hành thẻ vi phạm hợp đồng sử dụng thẻ.

Nghĩa vụ:

- Cung cấp đầy đủ, chính xác các thơng tin cần thiết theo u cầu của ngân hàng phát hành thẻ khi làm đơn xin cấp thẻ.

- Thanh toán đầy đủ và đúng hạn cho ngân hàng phát hành các khoản vay, lãi và phí phát sinh do việc sử dụng thẻ theo quy định của ngân hàng.

- Chủ thẻ chính và chủ thẻ phụ cùng chịu trách nhiệm cung và trách nhiệm cá nhận trong việc thực hiện các điều khoản hợp đồng sử dụng thẻ.

4.4.2 Ngân hàng phát hành thẻ

NHPHT là ngân hàng mà được ngân hàng Nhà nước cho phép thực hiện nghiệp vụ phát hành thẻ. Đối với thẻ nội địa, NHPHT phải có năng lực tài chính, khơng vi phạm pháp luật, đảm bảo hệ thống trang thiết bị phù hợp tiêu chuẩn an tồn cho hoạt động phát hành và thanh tốn thẻ, có đội ngũ cán bộ đủ năng lực chun mơn để vận hành và quản lý. Đối với Thẻ quốc tế, NHPHT phải được ngân hàng Nhà nước cấp giấy phép hoạt động ngoại hối và cho phép thực hiện dịch vụ thanh toán quốc tế, phải là thành viên của tổ chức thẻ quốc tế.

Quyền hạn:

- Xem xét việc phát hành thẻ cho chủ thẻ và hướng dẫn chủ thẻ cách sử dụng cũng như các quy định cần thiết khi sử dụng thẻ.

- Thu các khoản lãi và phí trong các hoạt động phát hành thẻ và thanh toán thẻ.

- Yêu cầu ngân hàng thanh toán thẻ và đơn vị chấp nhận thanh tốn thẻ cung cấp thơng tin và thực hiện các biện pháp cần thiết nhằm đảm bảo an toàn trong các hoạt động thanh tốn thẻ và khơng phải chịu trách nhiệm về các thiệt hại do việc không tuân thủ các yêu cầu gây ra

Trách nhiệm:

- Tuân thủ các quy định về phát hành thẻ của các tổ chức thẻ quốc tế và ngân hàng Nhà nước.

- Đăng ký mẫu thẻ và nhãn hiệu thương mại in trên thẻ tại Ngân hàng Nhà nước

- Thanh toán đầy đủ kịp thời cho ngân hàng thanh toán thẻ và đơn vị chấp nhận thanh toán thẻ.

4.4.3 Ngân hàng thanh toán thẻ

NHTTT là những ngân hàng chỉ làm chức năng trung gian thanh toán giữa chủ thẻ và NHPHT. NHTTT nhận thanh toán thẻ qua mạng lưới các đơn vị chấp nhận thẻ mà nó ký hợp đồng thanh toán thẻ. Khi tham gia thanh toán thẻ, NHTTT thu được các khoản phí chiết khấu đại lý, đồng thời cung cấp các dịch vụ khác như: dịch vụ thấu chi, xử lý tổng kết, giải quyết khiếu nại, thắc mắc cho các đơn vị chấp nhân thanh toán thẻ.

Quyền hạn:

- yêu cầu NHPHT thanh toán đầy đủ và kịp thời đối với các giao dịch thẻ được thực hiện theo đúng hợp đồng sử dụng thẻ

- Yêu cầu ĐVCNT hoàn trả tiền đối với các giao dịch thực hiện không đúng hợp đồng thanh tốn thẻ, thu giữ thẻ khơng hợp lệ.

- u cầu ĐVCNT cung cấp các thông tin cần thiết liên quan đến các giao dịch thẻ của chủ thẻ tại ĐVCNT.

Nghĩa vụ:

- Hướng dẫn các biện pháp, quy trình kỹ thuật nghiệp vụ và bảo mật trong thanh toán thẻ đối với ĐVCNT theo quy định của NHPHT và phải chịu trách nhiệm về các thiệt hại gây ra do khơng thực hiện các quy định đó

- Cung cấp đầy đủ và kịp thời bảng tin cảnh giác do tổ chức thẻ quốc tế cung cấp

- Trách nhiệm khác theo hợp đồng thanh toán thẻ

4.4.4 Đơn vị chấp nhận thẻ

ĐVCNT là đơn vị bán hàng hóa, dịch vụ có ký kết hợp đồng chấp nhận thanh tốn thẻ với NHTTT hoặc với NHPHT. ĐVCNT có thể là siêu thị, sân bay, cửa hàng, ngân hàng đại lý…

Quyên hạn:

- Yêu cầu NHPHT, NHTTT thanh toán một cách đầy đủ và kịp thời các giao dịch thẻ được thực hiện theo đúng hợp đồng.

- Kiểm tra tính hiệu lực của thẻ hoặc tiêu chuẩn của thẻ theo quy định của NHPHT, NHTT và từ chối thanh tốn thẻ nếu thẻ khơng theo mẫu quy định, thẻ khơng cịn hiệu lực, thẻ giả…

Nghĩa vụ:

- Giữ bí mật các thơng tin liên quan đến thẻ và chủ thẻ trừ trường hợp chủ thẻ đồng ý hay NHPHT, NHTTT yêu cầu.

- Thực hiện đầy đủ các quy trình kỹ thuật nghiệp vụ liên quan đến các giao dịch của chủ thẻ mà NHTTT hoặc NHPHT yêu cầu và hướng dẫn.

4.4.5 Tổ chức quốc tế

Là tổ chức quốc tế cấp phép thành viên cho các NHPHT và NHTTT, các tổ chức này có nhiệm vụ chính là:

- Cung cấp một mạng lưới viễn thơng tồn cầu phục vụ cho quy trình thanh tốn, cấp phép của các ngân hàng thành viên.

- Đưa ra các luật lệ quy định về thanh toán thẻ

- Là trung gian giải quyết các tranh chấp khiếu nại giữa các thành viên - Xây dựng trương trình mở rộng thương hiệu của mình

- Phát triển các sản phẩm mới về thẻ

4.4.6 Các chủ thẻ khác

- Ngân hàng Nhà nước: Là cơ quan quản lý nhà nước về lĩnh vực tài chính ngân hàng nói chung. Nhiệm vụ chủ yếu là đưa ra các văn bản pháp quy có liên quan, tiếp nhận hồ sơ, xem xét và cho phép các ngân hàng thương mại phát hành thẻ, kiểm tra và giám sát hoạt động của các ngân hàng đảm bảo các ngân hàng không trái quy định, tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh trên thị trường thanh toán thẻ.

- Hiệp hội ngân hàng thanh toán thẻ: Là một tổ chức do các NHPHT và NHTTT thành lập để có thể trao đổi những vướng mắc trong hoạt động phát hành và thanh tốn thẻ, cùng nhau phối hợp tìm giải pháp để việc thanh toán thẻ ngày càng tốt hơn.

4.5. Nghiệp vụ thanh toán bằng thẻ

4.5.1 Phát hành thẻ - Yêu cầu phát hành

Khi khách hàng có nhu cầu sử dụng thẻ, NHPHT yêu cầu khavjs hàng cung cấp một số thơng tin để hồn thành thủ tục cần thiết. Hồ sơ chứng từ này có thể khác nhau tùy thuộc vào từng ngân hàng, từng quốc gia trên thế giới nhưng về cơ bản là để chứng minh nhận thân, khả năng thanh toán của khách hàng.

- Phát hành thẻ

Sau khi thẩm định, nếu thấy đủ điều kiện ngân hàng sẽ phát hành thẻ cho khách hàng, đồng thời hướng dẫn khách hàng cách sử dụng và bảo quản thẻ.

4.5.2 Sử dụng thẻ trong thanh toan - Chấp nhận thẻ

ĐVCNT kiểm tra khả năng thanh toán của thẻ. Nếu số tiền thanh toán nhỏ hơn số tiền hạn mức cho phép của NHTTT thì ĐVCNT chỉ cần kiểm tra bảng tin cảnh giác để đảm bảo tính hiệu lực của thẻ. Nếu số tiền thanh toán lớn hơn hạn mức cho phép thì ĐVCNT cũng phải xin chuẩn chi của NHTTT bằng điện thoại hoặc bằng Fax. Các thông tin này sẽ lần lượt truyền qua hệ thống mạng của tổ chức quốc tế về NHPHT và phản hồi cho ĐVCNT.

Nếu nhận được mã chuẩn chi, ĐVCNT yêu cầu chủ thẻ ký tên lên hóa đơn va so sánh chữ ký đó và chữ ký mẫu in trên thẻ. Sau đó ĐVCNT cung cấp hàng hóa, dịch vụ cho chủ thẻ cùng với một liên hóa đơn.

- Nộp hóa đơn

Với máy cà tay, ĐVCNT lập hóa đơn và bảng sao kê nộp cho NHTTT không quá 5 ngày sau khi thương vụ xảy ra.

Với thiết bị đọc thẻ điện tử, dữ liệu thanh toán được truyền về NHTTT và hóa đơn nộp định kỳ.

- Thanh tốn cho ĐVCNT

NHTTT sau khi kiểm tra tính hợp lệ của các thơng tin trên hóa đơn, sẽ ghi Nợ tạm ứng thanh tốn thẻ, Ghi Có cho ĐVCNT.

Một phần của tài liệu Giáo trình Thanh toán tín dụng quốc tế (Nghề Kế toán doanh nghiệp) (Trang 48 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)