- Sự thay đổi của lượng cầu:
1.2. Hàm cung và đường cung
Rõ ràng, số lượng cung của một hàng hóa, dịch vụ nào đó phụ thuộc vào giá của hàng hóa dịch vụ đó. Lượng cung của một hàng hóa, dịch vụ nào đó cũng phụ thuộc vào một số các nhân tố khác. Giả sử ta xem các nhân tố này là khơng đổi thì lượng cung cũng là một hàm số của giá, nhưng khác với cầu, lượng cung đồng biến với giá. Ta có
thể thiết lập được hàm cung như sau: QS=f(P)
(2.3)
QS được gọi là hàm cung. Giống như đối với trường hợp cầu, các nhà kinh tế học thường dùng hàm số tuyến tính để biểu diễn hàm cung nên hàm cung thường có dạng:
QS=c.P+d (2.4)
Trong đó: QS là lượng cung; P là giá; c, d, là các hằng số dương.
Đường cung cũng có thể được vẽ là một đường thẳng nhưng có độ dốc đi lên. Như vậy, độ dốc của đường biểu diễn cung và cầu ngược chiều nhau.
Các điểm nằm trên đường cung biểu diễn lượng cung của người bán ở các mức giá nhất định. Thí dụ, điểm A nằm trên đường cung (S) cho biết lượng cung của quần áo ở mức giá 120.000 đồng/bộ là 80.000 bộ/tuần. Khi giá tăng từ 120.000 đồng/bộ lên 160.000 đồng/bộ, lượng cung tăng lên thành 120.000 bộ/tuần. Điều này được biểu diễn bởi điểm B trên đường cung. Đó là sự di chuyển dọc theo đường cung. Sự di chuyển này xảy ra khi giá của quần áo thay đổi.
Khi xem xét hình dạng của đường cung, ta cần lưu ý các điểm sau: - Đường cung thường có hướng dốc lên từ trái sang phải; và
- Đường cung không nhất thiết là một đường thẳng.
29 P
(1000đ/ bộ) Đường cung (S)
B 160
Hình 2.3. Đường cung