- Sự thay đổi của lượng cầu:
5. Co giãn cung
Về nguyên tắc, hệ số co giãn của cung giống như hệ số co giãn của cầu. Nghĩa là nó cũng nó cũng đo lường phần trăm thay đổi của lượng cung khi giá thay đổi một phần
trăm (các yếu tố khác khơng thay đổi).
Vì vậy, cơng thức tính hệ số co giãn của cung cũng có dạng: ESP=ΔQ/Q ΔP/P= ΔQ ΔP P Q
Điểm khác biệt là hệ số co giãn của cung theo giá có giá trị khơng âm (ESP≥0) .
Do vậy, để xem xét độ co giãn của cung, chúng ta so sánh hệ số này với giá trị 1. Nếu
ESP>1 , ta nói cung co giãn nhiều và, ngược lại, nếu ES
P<1 , cung co giãn ít.
Do ý nghĩa của độ co giãn của cung tương tự như của cầu, nên từ những đặc điểm của độ co giãn của cầu chúng ta có thể suy ra những đặc điểm của sự co giãn của cung.
5.2. Sự can thiệp của chính phủ vào thị trường
Trong thực tế,hầu hết các thị trường khơng hoạt động hồn tồn tự do.Hệ thống kinh tế ở hầu hết các nước khơng hồn tồn là hệ thống kinh tế thị trường tự do thuần tuý mà là hệ thống kinh tế hỗn hợp.Chính Phủ thường can thiệp trực tiếp hay gián tiếp vào thị trường bằng một số biện pháp.Sự can thiệp này nhằm mục đích làm thay đổi giá cả và số lượng hàng hóa và dịch vụ.
+ Can thiệp trực tiếp của Chính Phủ: giá trần và giá sàn
Đôi khi sự thay đổi trong cầu hay cung hàng hóa và dịch vụ đem đến giá cao hay thấp bất thường có thể làm cho các thành phần nào đó trong xã hội được và mất một cách khơng cơng bằng,chính phủ có thể can thiệp trực tiếp hay gián tiếp vào thị trường để điều chỉnh.
Để tránh tình trạng giá cao bất thường,chính phủ có thể ấn định giá trần,theo luật giá cả không thể tăng trên mức giá đó. Để tránh tình trạng giá thấp bất thường,chính phủ có thể ấn định giá sàn,theo luật giá cả khơng thể giảm dưới mức giá đó. Cả hai trường hợp,chính phủ cố gắng đạt đến mục tiêu công bằng trong phân phối hàng hóa và dịch vụ. Sự bất lợi của giá trần và giá sàn là nó khơng thể ngăn ngừa các thị trường di chuyển đến điểm cân bằng. Nó có thể gây ra sự thặng dư hay khan hiếm trầm trọng và kéo dài hơn so với tình trạng thị trường tự do.
Chính phủ chỉ nên can thiệp vào thị trường bằng cách quy định mức giá, khung giá và giới hạn giá trong từng trường hợp hạn hữu bắtbuộc và trong mộtthời gian ngắn.Ngoài ra bấtkỳ sựcan thiệp nào cũng dẫn tới mất cân đối cung cầu, hình thành chênh lệch giá là cơ sở cho một tình trạng rối loạn thị trường do tác dụng của thị trường
Muốn bảo hộ bất kỳ một đối tượng nào của thị trường (người sản xuất hoặc người tiêu dùng) chính phủ cần có một phần nguồn lực kinh tế.Ví dụ để nâng giá nơng sản, bảo hộ người sản xuất,chính phủ phải có đủ tiền để mua hết lượng nơng sản thừa tại mức giá ấn định.Hoặc muốn giảm giá thuê nhà để bảo vệ người tiêu dùng chính phủ cần có đủ vốn để xây dựng một lượng nhà còn thiếu để cho thuê tại mức giá quy định.
Câu hỏi và bài tập Câu 4.1.Trắc nghiệm
Câu 1: hàm số cung và cầu của sản phẩm X có dạng: hàm cung: P = Q + 5, hàm cầu P = -1/2Q + 20.
Sản lượng cân bằng là:
A. 44 B. 12,5
C.12 D. 10
Câu 2: Với dữ liệu câu trên giá cân bằng là bao nhiêu?
A.20 B. 18,5
C. 15 D. 18
Câu 3: Với dữ liệu câu trên muốn giá cân bằng P = 18 thì hàm cung mới có dạng:
A. P = Q + 14 B. P = Q + 13
C. P = Q – 14 D. Tất cả đều sai
Câu 4: Nếu giá cả của hàng hóa giảm và cầu về một hàng hóa khác tăng thì các hàng hóa đó là:
A. Thứ cấp B. Bổ sung
C. Thay thế D. Bình thường
Câu 5:Khái niệm nào sau đây là đúng cho cầu cá nhân: A. Là tổng cầu của các cá nhân về một loại hàng hóa dịch vụ
B. Cầu của một nhóm người tiêu dùng về một loại hàng hóa dịch vụ C. Cầu của một người tiêu dùng về hàng hóa dịch vụ
D. Tất cả đều sai
Câu 6: Thị trường sản phẩm X có hàm số cung và cầu có dạng: P = 60 -1/3Qd và P = 1/2Qs -15
Giá cả cân bằng và sản lượng cân bằng sản phẩm X là:
A.P = 30, Q = 90 B.P = 20, Q = 70
Câu 7: với dữ liệu trên giả sử chính phủ đánh thuế làm giảm sản lượng cân bằng xuống và bằng 84. Xác định mức thuế chính phủ đánh vào mỗi sản phẩm
A. t = 3/sp B. t =5/sp
C. t = 10/sp D. Các câu trên đều sai
Câu 4.2. Hàm số cầu và hàm số cung của sản phẩm x trên thị trường như sau:
(D): Q = 35 – 2P , (S) : P = Q – 8
Yêu cầu 1: Xác định giá cả và sản lượng cân bằng
Yêu cầu 2: Giả sử chính phủ đánh thuế 4 đvt/đvsp. Hãy xác định giá cả và sản lượng cân bằng mới
Câu 4.3. Sữa bột nguyên kem bán trên thị trường thế giới cạnh tranh gay gắt, và giá thế
giới năm 2011 là 4 USD/kg. Sản lượng khơng giới hạn sẵn có để nhập khẩu vào Vi Na ở mức giá này. Cung và cầu sữa bột nguyên kem của Vi Na được cho dưới đây.
Giá USD /kg Cung ( ngàn tấn) Cầu ( ngàn tấn)
4 10 70 5 20 65 6 30 60 7 40 55 8 50 50 9 60 45 10 70 40
Hãy trả lời câu hỏi sau về thị trường Vi Na:Xác định hàm số cầu và hàm số cung
Câu 4.4. Giả sử có các số liệu sau về lượng cung và cầu của đậu phộng rang trên thị
trường
Giá (đơn vị tiền) QD (triệu hộp/năm) QS (triệu hộp/năm)
8 70 10
16 60 30
24 50 50
32 40 70
40 30 90
a. Hãy vẽ đường cầu và cung của đậu phộng rang?
b. Nếu giá được định ở mức 8 đơn vị tiền (đvt) thì thừa hay thiếu là bao nhiêu? c. Nếu giá được định ở mức 32 đvt thì thừa hay thiếu là bao nhiêu?
e. Giả sử, sau khi thu nhập của người tiêu dùng tăng, thì cầu tăng lên 15 triệu hộp/năm. Tìm giá và sản lượng cân bằng mới. Vẽ hình.
Câu 4.5. Hàm cầu và cung của lương thực trên thị trường có dạng:
QD = 120 -20P QS = -30 +40P