- Sự thay đổi của lượng cầu:
5. Cân bằng ngắn hạn và cân bằng dài hạn
5.1.Cân bằng ngắn hạn của doanh nghiệp trong cạnh tranh và độc quyền
Doanh nghiệp tối đa hóa lợi nhuận theo điều kiện biên MR = MC. Tại mức sản lượng Q1 với P1> SAC, doanh nghiệp thu lợi nhuận tối đa tại Q1. Phần lợi nhuận (đóng khung) sẽ thu hút các doanh nghiệp mới nhập ngành, việc nhập ngành của các doanh nghiệp mới tạo ra trạng thái dài hạn của doanh nghiệp và ngành.
5.2.Cân bằng dài hạn của doanh nghiệp trong cạnh tranh và độc quyền
Khi có các doanh nghiệp mới nhập ngành làm cho tổng số các doanh nghiệp cung ứng sản phẩm tăng lên. Kết quả là đường cầu của mỗi doanh nghiệp đã tồn tại trước đây sẽ dịch chuyển, chúc xuống về bên trái đồ thị. Mỗi doanh nghiệp sẽ chỉ bán được một số lượng sản phẩm ít hơn trước đây. Mặt khác do nhiều doanh nghiệp cạnh tranh hơn làm chi phí tăng lên, đường LAC chuyển dần lên phía trên. Hai sự dịch chuyển của đường cầu và đường LAC của doanh nghiệp chỉ dừng lại khi LAC tiếp tuyến với đường cầu tại mức sản lượng có MR = MC, kết quả là P = AC hay AR = AC, các doanh nghiệp không lời, không lỗ tạo thế cân bằng dài hạn của doanh nghiệp và của ngành.
5.3. Cân bằng trong độc quyền nhóm
QLAC LAC O P2 D LMC Q2 MR SAC SMC Q O Q1 MR P P1
Đặc điểm của độc quyền nhóm là lệ thuộc lẫn nhau ,do đó việc quyết định sản lượng của mỗi doanh nghiệp đều phải tính tốn đến quyết định của doanh nghiệp khác. Thể hiện ở một số trường hợp sau :
+ Cân bằng không hợp tác
Cân bằng khơng hợp tác do nhà tốn học John Nash đưa ra vào năm 1951 vì vậy cịn gọi là cân bằng Nash: mỗi doanh nghiệp đưa ra quyết định nhằm thu lợi nhuận cao nhất khi biết hành động của doanh nghiệp đối thủ.
Đặc điểm cân bằng Nash: Lợi nhuận thu được cao hơn cạnh tranh hoàn hảo nhưng thấp hơn lợi nhuận khi các doanh nghiệp hợp tác với nhau.
Cơ chế: cân bằng Nash dựa trên lý thuyết trò chơi. Theo lý thuyết này việc đưa ra các quyết định mang tính phụ thuộc lẫn nhau, trong đó mỗi đấu thủ chọn lấy một chiến lược. Mỗi doanh nghiệp thực hiện chiến lược của mình gọi là chiến lược thống soái, tuy nhiên kết quả bất lợi cho cả hai, ở thế cân bằng này hai bên đều bị thiệt.
Sản lượng của doanh nghiệp B Sản lượng của doanh nghiệp A Cao Thấp Cao 1A 1B 3A 0B Thấp 0A 3B 2A 2B
Trong hình vẽ ở mỗi ơ biểu thị lợi nhuận của doanh nghiệp A hay doanh nghiệp B khi theo chiến lược sản lượng thấp hay cao. Doanh nghiệp A sẽ được 3 lợi nhuận (3A) nếu chọn cao và B cũng vậy (3B). Ở vị trí cân bằng cả hai bên đều chọn cao thu lợi nhuận 1A = 1B. Nếu cùng chọn thấp cả hai bên sẽ được 2A = 2B, tuy nhiên khơng ai chọn thấp vì khi ấy đối phương sẽ chọn cao.
+ Cân bằng hợp tác
Hợp tác là một thỏa thuận tự nguyện của các đối thủ trong độc quyền nhóm. Hợp tác tạo ra mức cân bằng, với lợi nhuận cao hơn cho các bên hợp tác .
Theo hình vẽ trên (phần a) nến hai đối thủ ký một hợp đồng để cùng sản xuất ở mức thấp lúc đó cả hai sẽ đạt lợi nhuận 2A = 2B. Hai bên cùng có lợi với mức sản lượng cân bằng thấp. Tuy nhiên sự hợp tác là khó khăn bởi mỗi doanh nghiệp trong độc quyền nhóm ln mong muốn cạnh tranh với hy vọng tăng thêm thị trường và lợi nhuận nhiều hơn trước thiệt hại của đối thủ. Nhưng nếu các doanh nghiệp đều cạnh tranh với nhau thì lợi nhuận sẽ thấp và khơng một doanh nghiệp nào làm ăn tốt cả. Tình thế lưỡng nan là ở đó.