- Sự thay đổi của lượng cầu:
3. Sự thay đổi trạng thái cân bằng và kiểm soát giá
Như đã biết, giá cả mà các loại hàng hóa, dịch vụ được mua bán trên thị trường chính là giá cả cân bằng. Tuy nhiên, giá cả thị trường của bất kỳ một loại hàng hóa, dịch vụ nào cũng đều thay đổi liên tục. Trong phần này, chúng ta nghiên cứu nguyên nhân của sự thay đổi của giá cả thị trường.
Trên nguyên tắc, giá cả và cả số lượng cân bằng thay đổi là do sự dịch chuyển
của ít nhất đường cung hay đường cầu. Ở hầu hết các thị trường, đường cung và cầu
thường xuyên thay đổi do các điều kiện thị trường thay đổi liên tục. Thí dụ, thu nhập của người tiêu dùng tăng khi nền kinh tế tăng trưởng, làm cho cầu thay đổi và giá thị trường thay đổi; cầu đối với một số loại hàng hóa thay đổi theo mùa, chẳng hạn như quạt máy, quần áo, nhiên liệu, v.v., làm cho giá cả của các hàng hóa này cũng thay đổi theo.
Đường cầu dịch chuyển, đường cung không đổi
Trong phần trước, chúng ta đã xem xét các nguyên nhân gây ra sự dịch chuyển của đường cung và đường cầu. Trong phần này, giả sử chúng ta nghiên cứu tác động của thu nhập của người tiêu dùng, một trong những nguyên nhân gây ra sự dịch chuyển của đường cầu, đến sự thay đổi của giá cả thị trường.
Như đã nêu ở trên, khi thu nhập của người tiêu dùng tăng lên, cầu đối với quần áo cao cấp sẽ tăng lên làm đường cầu dịch chuyển qua phải. Hình 2.7 cho thấy sự dịch chuyển của đường cầu làm cho điểm cân bằng di chuyển từ điểm E đến điểm E’ (hình 2.7). Tại điểm cân bằng mới, giá quần áo cao hơn so với ban đầu và số lượng cân bằng cũng cao hơn.
Hình 2.7. Sự thay đổi của điểm cân bằng khi cầu tăng do thu nhập của người tiêu dùng tăng lên
Khi thu nhập của người tiêu dùng tăng lên, nhu cầu đối với một loại hàng hóa nào đó cũng gia tăng. Khi đó, đường cầu có xu hướng dịch chuyển sang phải. Việc dịch chuyển sang phải của đường cầu dẫn đến giá cả của hàng hóa này tăng lên.
Như vậy, khi cầu đối với một hàng hóa, dịch vụ nào đó tăng, giá và số lượng cân bằng của hàng hóa, dịch vụ đó trên thị trường sẽ tăng, nếu như các yếu tố khác không đổi. Chúng ta cũng có thể suy ra điều ngược lại khi cầu giảm.
Đường cung dịch chuyển, đường cầu không đổi
Sự dịch chuyển của đường cung cũng sẽ làm thay đổi tình trạng cân bằng trên thị trường. Thí dụ, khi cơng nghệ dệt vải được cải tiến, các doanh nghiệp sẽ cung nhiều hơn (trong khi các yếu tố khác không đổi) làm đường cung dịch chuyển sang phải (hình 2.8). Điểm cân bằng E di chuyển đến điểm E’ (hình 2.8). Khi đó, giá cân bằng sẽ giảm và số lượng cân bằng tăng lên.
Hình 2.8. Sự thay đổi của điểm cân bằng khi cung tăng
Thông qua sự dịch chuyển của đường cung lúa, chúng ta cũng có thể giải thích tại sao khi trúng mùa giá lúa lại thường có xu hướng giảm (các yếu tố khác giữ nguyên) và, ngược lại, khi mất mùa giá lúa có xu hướng tăng.
Đường cung và đường cầu cùng dịch chuyển
Q1 (D) E (S) P P1 P2 Q E’ (D’) Q2 E E’ P1 P2 P (S) (S’) (D) Q Q1 Q2
Phân tích sự vận động của giá cả và sản lượng cân bằng trên thị trường sẽ phức tạp hơn khi cả cung lẫn cầu một hàng hố thay đổi. Khi đó, giá cả và lượng cân bằng sẽ thay đổi tuỳ thuộc cung cầu thay đổi cùng chiều hay nghịch chiều, cùng mức độ hay khác mức độ.
Ví dụ, khi cả cung lẫn cầu một hàng hóa tăng lên, thị trường sẽ cân bằng tại lượng cân bằng ở mức cao hơn, nhưng mức giá cao hơn, thấp hơn hay như cũ phụ thuộc vào mức tăng của cung, cầu
Việc hiểu rõ bản chất các nhân tố tác động đến sự dịch chuyển của đường cung và đường cầu giúp chúng ta dự đoán được sự thay đổi của giá cả của các hàng hóa, dịch vụ trên thị trường khi các các điều kiện của thị trường thay đổi. Để dự đốn chính xác xu hướng và độ lớn của những sự thay đổi, chúng ta phải định lượng được sự phụ thuộc của cung, cầu vào giá và các yếu tố khác. Tuy nhiên, trong thực tế điều này không đơn giản