- Sự thay đổi của lượng cầu:
1. Thị trường cạnh tranh hoàn hảo
1.1.Khái niệm, đặc điểm của thị trường cạnh tranh hoàn hảo:
1.1.1. Khái niệm:
Cạnh tranh hoàn hảo là thị trường trong đó có nhiều người mua và nhiều người bán và khơng ai có thể ảnh hưởng đến giá cả thị trường.
1.1.2. Đặc điểm của thị trường cạnh tranh hồn hảo:
- Có rất nhiều người mua và người bán trên thị trường: khi số lượng người tham gia trên thị trường rất lớn thì mỗi người cung ứng hoặc tiêu thụ một sản lượng rất nhỏ so với thị trường. Số lượng người mua và người bán được gọi là nhiều khi những giao dịch của mỗi người mua và người bán khơng ảnh hưởng gì đến giá cả thị trường. Giá cả thị trường chỉ phụ thuộc quan hệ cung cầu trên thị trường.
- Sản phẩm đồng nhất: Người mua ko cần quan tâm đến việc mua hàng hóa của ai, họ
cho rằng hàng hóa của những người bán giống nhau là khác nhau.
- Thông tin đầy đủ: Tất cả người mua và người bán đều có thơng tin về sản phẩm: giá
cả, lượng cung ứng, lượng cầu, hàng thay thế…đảm bảo cho mọi người mua và người bán đều mua và bán cùng 1 mức giá.
- Khơng có trở ngại đối với việc gia nhập hoặc rút lui khỏi thị trường: LN là động lực,
1.1.3. Đặc điểm của DN cạnh tranh hoàn hảo:
- DN là người chấp nhận giá trên thị trường: do có nhiều DN cùng cung ứng 1 loại sản
phẩm đồng nhất, nên mỗi DN chỉ cung ứng 1 sản lượng rất nhỏ so với tổng lượng cung trên thị trường, do đó DN khơng có khả năng chi phối thị trường và chi phối giá cả. DN cạnh tranh hoàn hảo là người chấp nhận giá, DN khơng có sức mạnh thị trường.
- Đường cầu của DN co giãn hoàn toàn: DN cạnh tranh hồn hảo có thể bán tất cả sản
lượng của mình ở mức giá hiện hành, nên đường cầu của DN là một đường nằm ngang với trục hoành. Nhưng đường cầu của thị trường vẫn là đường dốc xuống phía dưới, nếu tất cả các DN trong ngành đều thay đổi sản lượng thì giá cả sẽ thay đổi.
- Đường doanh thu cận biên của DN co giãn hồn tồn hay nó là đường nằm ngang
song song với trục hồnh.
Vì khơng người bán nào chi phối được giá cả thị trường do đó doanh nghiệp đứng trước đường cầu nằm ngang : P = AR = MR
- Doanh thu, chi phí và lợi nhuận
Đường cầu nằm ngang cho tổng doanh thu (TR) của doanh nghiệp là đường thẳng.
Để tối đa hóa lợi nhuận doanh nghiệp sản xuất tại mức sản lượng có chênh lệch giữa TR và TC là cực đại : theo điều kiện biên : MR = MC
1.2. Cung ứng sản phẩm trong ngắn hạn
+ Mức cung của doanh nghiệp
Mức cung của doanh nghiệp được xác định bởi P = MC.
Hình vẽ cho thấy tình trạng chi phí ngắn hạn của doanh nghiệp, trước 4 mức giá của thị trường. Q D P P O Q D O P P P4 P3 P2 P SAVC SAC SMC D C B
Đường cầu của thị trường Đường cầu của doanh nghiệp
- Nếu doanh nghiệp đứng trước mức giá P4 doanh nghiệp sản xuất tại mức Q4. Vì P4> SAC nên doanh nghiệp đạt lợi nhuận tối đa.
- Nếu gặp mức giá P1 (P1 = SAVC) doanh nghiệp sản xuất hay không sản xuất đều lỗ như nhau. Giá P1 được gọi : giá đóng cửa (hay ngưỡng cửa ngưng hoạt động). Bất kỳ mức giá nào thấp hơn P1 đều nằm dưới điểm cực tiểu của SAVC, doanh nghiệp buộc phải ngừng sản xuất, vì ngưng sản xuất thì lỗ ít hơn là sản xuất.
- Tại mức giá P3 (P3 = SAC) doanh nghiệp huề vốn. Như vậy tất cả các mức giá trong khoảng từ P1 đến P3, doanh nghiệp khơng ló lợi nhuận nhưng tiếp tục sản xuất thì tốt hơn là đóng cửa. Vì sản xuất lỗ ít hơn đóng cửa, hành vi này gọi là tối thiểu hóa thua lỗ trong ngắn hạn.
Kết luận
+ Doanh nghiệp tối đa hóa lợi nhuận khi thị trường có: P > AC. + Doanh nghiệp tối thiểu hóa thua lỗ khi thị trường có mức giá : AC > P > AVC.
+ Đường cung ngắn hạn của doanh nghiệp
Đường biểu thị số lượng sản phẩm mà doanh nghiệp muốn sản xuất tại từng mức giá là đường cung của doanh nghiệp.
Đường cung của doanh nghiệp trong ngắn hạn là phần phía trên của đường MC tính từ mức giá: P = SAVC.
Rút ra: hàm cung của doanh nghiệp là hàm MC +Đường cung ngắn hạn của thị trường
Cung của thị trường là tổng mức cung của cá nhân (doanh nghiệp) ở các mức giá Với QS: hàm cung của thị trường (tính bằng số lượng).
qS: hàm cung của các doanh nghiệp (tính bằng số lượng). +. Thặng dư sản xuất (Surplus Production)
Khái niệm: Thặng dư sản xuất là sự chênh lệch giữa giá bán hàng hóa so với chi
phí cận biên để sản xuất ra hàng hóa.
64 D P PS S b p E d Q d V C d Q d T C M C QS=ΣqS
Khi các yếu tố khác không đổi, trên đồ thị đường cung:
P= aQ + b: thặng dư sản xuất là phần diện tích nằm phía trên đường cung và phía dưới đường giá.
+ Cung ứng sản phẩm trong dài hạn
Khả năng điều chỉnh sản xuất
-Trong dài hạn doanh nghiệp có thể thay đổi tất cả các đầu vào sản xuất bao gồm cả quy mô, địa điểm của nhà máy, doanh nghiệp. Đường LAC cho phép nó sản xuất ở bất cứ mức sản lượng nào với chi phí thấp nhất.
- Mức cung của doanh nghiệp
Trong dài hạn:
- Nếu thị trường có mức giá P4 điều kiện biên (P = MC) cho phép doanh nghiệp quyết định mức sản lượng Q4, tại Q4: mức giá P4> LAC doanh nghiệp tối đa hóa lợi nhuận. - Nếu thị trường có mức giá P3 (P3 = LAC) doanh nghiệp huề vốn. Mức giá P3 được gọi là ngưỡng cửa sinh lời vì tại bất cứ mức giá nào thấp hơn P3 trong dài hạn doanh nghiệp phải rời ngành, tại bất cứ mức giá nào cao hơn P3 doanh nghiệp có lợi nhuận trên thị trường đơn vị sản phẩm.
Kết luận
- Doanh nghiệp tối đa hóa lợi nhuận khi thị trường có P > LAC. - Doanh nghiệp buộc phải rời ngành khi thị trường có P < LAC. - Tại mức P = LAC doanh nghiệp hòa vốn.
+ Đường cung dài hạn của doanh nghiệp
Đường cung dài hạn của doanh nghiệp là phần phía trên của đường LMC, bắt đầu từ mức giá P = LAC.
+ Cân bằng cạnh tranh dài hạn
D LAC LAC O Q2 Q4 Q P3 P2 LMC P C Q3 P4 B PS=( P−b)Q 2
Trong thị trường cạnh tranh hoàn hảo, các doanh nghiệp hoàn toàn tự do nhập, xuất ngành.Vì vậy trong dài hạn trạng thái cân bằng của doanh nghiệp và ngành là không lời, không lỗ, TR = TC, trên thị trường P = LAC doanh nghiệp chỉ thu được chi phí cơ hội.
Sở dĩ doanh nghiệp và ngành cạnh tranh đạt trạng thái P = LAC là cân bằng dài hạn bởi trong trạng thái này không doanh nghiệp nào có động cơ gia nhập hay rút khỏi ngành, cung cầu và giá cả thị trường bình ổn, khác với trạng thái đang có lợi nhuận cao hay đang thua lỗ.