Lựa chọn sản lượng của doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Giáo trình mô đun Kinh tế vi mô (Nghề Kế toán doanh nghiệp Trình độ trung cấp) (Trang 69 - 70)

- Sự thay đổi của lượng cầu:

4. Lựa chọn sản lượng của doanh nghiệp

Lựa chọn sản lượng của doanh nghiệp khi nhằm mục tiêu tối đa hóa doanh thu: Ngồi mục tiêu lợi nhuận, doanh nghiệp vẫn có thể có những mục tiêu khác để theo đuổi. Trong số đó, mục tiêu về doanh thu cũng là một loại mục tiêu quan trọng. Trong những khoảng thời gian nhất định, chẳng hạn, khi thâm nhập vào một thị trường mới, doanh nghiệp có thể quan tâm nhiều đến việc mở rộng thị phần để khẳng định vị thế của mình trước các đối thủ. Lúc này, có thể ưu tiên của doanh nghiệp là tối đa hóa doanh thu hơn là tối đa hóa lợi nhuận.

Mức sản lượng nào cho phép doanh nghiệp tối đa hóa doanh thu? Chúng ta biết rằng, khi sản xuất thêm một đơn vị sản lượng, doanh thu biên của đơn vị này chính là khoản doanh thu gia tăng của doanh nghiệp. Chừng nào doanh thu biên cịn dương, chừng đó việc gia tăng sản lượng còn đem lại cho doanh nghiệp những khoản doanh thu bổ sung. Vì thế, điểm sản lượng tối đa hóa doanh thu của doanh nghiệp chính là điểm mà tại đó, mức doanh thu biên là bằng 0. Vượt quá mức sản lượng này, theo xu hướng doanh thu biên giảm dần, doanh thu biên sẽ nhỏ hơn 0. Nếu tiếp tục sản xuất, tổng doanh thu của doanh nghiệp sẽ giảm

Lập luận về điều kiện tối đa hóa doanh thu nói trên có thể khơng đúng nếu như đường doanh thu biên khơng phải là đường dốc xuống, phản ánh mối quan hệ nghịch giữa doanh thu biên và sản lượng. Trong trường hợp đặc biệt, khi mà doanh nghiệp không chi phối được giá cả hàng hóa, mức giá mà nó bán được hồn tồn khơng phụ thuộc vào mức sản lượng của nó, thì có thể coi doanh thu biên như một hằng số, độc lập với sản lượng (trường hợp này chúng ta sẽ xem xét ở chương sau). Với trường hợp này, càng sản xuất nhiều, tổng doanh thu của doanh nghiệp càng lớn. Tuy nhiên, như sau này

hàng hóa mà nó bán trên thị trường khi doanh nghiệp chỉ là người sản xuất với quy mô tương đối nhỏ so với quy mô chung của thị trường.

Một phần của tài liệu Giáo trình mô đun Kinh tế vi mô (Nghề Kế toán doanh nghiệp Trình độ trung cấp) (Trang 69 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)