Thưởng bằng cổ phiếu quỹ

Một phần của tài liệu Luận văn: CHÍNH SÁCH CỔ TỨC CỦA CÁC CÔNG TY NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM DƯỚI TÁC ĐỘNG CỦA THUẾ THU NHẬP pot (Trang 77 - 100)

Sau khi doanh nghiệp mua lại cổ phần như phần trên thì doanh nghiệp sẽ có được một lượng cổphiếu quỹ. Cổphiếu quỹkhông còn sở hữu các quyền của cổ phiếu lưu hành, trongđócó quyền nhận cổtức, quyền mua cổphiếu mới.

Khi doanh nghiệp dùng cổ phiếu quỹ đểthưởng hoặc bán với giá ưuđãi thì thực chất không phải là phát hành thêm, không phải là chuyển từ vốn lợi nhuận thành vốn cổ phần mà chỉ là bán hay thưởng cổ phiếu quỹ cho cổ đông cũ thay cho trả cổ tức bằng tiền mặt.

Hoạt động mua bán cổ phiếu quỹ là một trong những công cụ hiệu quả và nhanh chóng giúp các công ty niêm yết điều hòa vốn cổ phần, tạo khoản thu nhập chênh lệch giá

(thặng dư vốn) là nguồn để công ty có thể linh hoạt thay đổi tỷ lệ chi trả cổ tức mà không tácđộng lớnđến các nhà đầu tư.

3.2.5 Dùng lợi nhuận đểphát hành cổphiếu thưởng

Cổ phiếuthưởng là hình thức doanh nghiệp phát hành thêm cổphiếu cho người được hưởng tương tựnhưviệc chia phần lợi nhuận.

Về nguyên tắc, có nhiều nguồn vốn được sử dụng cho cổ phiếu thưởng như thặng dưvốn, lợinhuận tích lũy,quỹ đầutưphát triển, các quỹkhác. Nhưng trong phần này ta chỉ xem xét việc dùng lợi nhuận sau thuế để phát hành cổ phiếu thưởng như một phương thức phân chia lợi nhuận thay thếviệc chi trảcổtức.

Thông thường, công ty phát hành thêm một lượng cổ phiếu mới và phân chia cho cổ đông theo tỷ lệ cổ phiếu hiện họ đang nắm giữ. Như vậy, thay vì nhận cổ tức bằng tiền, cổ đông nhận được thêm một số cổ phiếu mới không phải trả tiền. Đây chính là quá trình vốn cổ đônghóa một phần lợi nhuận giữlại củacông ty.

Thời gian qua, có một sốcông ty sửdụnghình thức cổphiếu thưởng cho các cổ đông hiện hữu, như: FPT (30 triệu cổ phiếu), VNM (hơn 8 triệu), STB (gần 19 triệu), REE (gần 5 triệu) ..., mặc dù số cổ phiếu thưởng không được coi là cổ tức thực sự bởi vì cổ tức này không thanh toán bằng tiền mà chỉlàmtăng sốlượng cổphiếuđang lưu hành, nhưng do tâm lý không phải trảthêm tiền mà có thêm cổ phiếu nên hấp dẫn được nhiều nhà đầu tư. Vì thế, các nhà đầu tư sẽ tìm mua những cổ phiếu này trước khi chia cổ phiếu thưởng (nhất là cổ phiếu của các công ty có tính thanh khoản cao), làm cho cầu về cổ phiếu tăng cao. Hơn nữa, việc này cũng có nghĩa là doanh nghiệp giữ lại lợi nhuận để tái đầu tư, dẫn đến gia tăng kỳ vọng của nhà đầu tư về sự phát triển của doanh nghiệp trong tương lai. Các yếu tố này đã tạo tính hấp dẫn trong việc áp dụng hình thức này đối với cả nhà đầu tưlẫn nhà quản lý của công ty.

Ngoài ra, cổ phiếu thưởng còn có thể áp dụng cho người làm việc trong doanh nghiệp nhưlà phầnthưởng cho nhân viên khiđạt kết quảtốt(đây thường gọilà chương trình ESOP) nhằm gắn kết người lao động với công ty, khuyến khích họ cống hiến cho công ty, thu hút lao động trình độ cao. Cổ phiếu ESOP có 2 dạng cơ bản: thưởng liền cổ phiếu cho nhân viên (các công ty Việt Nam thời gian qua sử dụng) hoặc cho quyền mua với giá thị trường ở thời điểm tương lai (cách truyền thống được sửdụng phổ biến tại cácnước phát triển). Vừa qua, có một số công ty áp dụng phương thức này như: Vinamilk, REE,

Kinh Đô, Alphanam, Sacombank, FPT... Nhưng nếu lạm dụng cách làm này bằng việc bán khối lượng cổ phiếu lớn với giá rẻ cho cổ đông nội bộ sẽ gây ra thiệt hại cho các nhà đầu tưkhác.

Vì vậy, việc phát hành cổ phiếu thưởng nên có sự chọn lọc kỹ, không áp dụng đại trà hay áp dụng cho có phong tràođể thu hút nhà đầu tư. Cần phải cân nhắc cẩn thận trước khi phát hành cổ phiếu thưởng vì có thể làm cho giá cổ phiếu bị “pha loãng”, quyền kiểm soát công ty bị ảnh hưởng, và những năm sau công ty còn cần phải trả thêm cổtức cho những cổphiếu này.

Khi triển khai các chương trình ưu đãi cổ phần cho nhân viên, công ty nên chú trọngđến các yếu tố như: Xácđịnh mục tiêu trong từng giaiđoạn của mình đểtrêncơ sở đó xây dựng một chương trình cổ phần ưu đãi thích hợp. Do người lao động chưa hiểu nhiều vềích lợicủa các chương trình này, doanh nghiệp cần phải tuyên truyềnđểmọi người cóđược sự nhận thức đúngđắn. Nếu không, chương trình sẽkhông được hưởngứng mạnh mẽ. Công ty không nên chỉ áp dụng chương trình này cho một nhóm ít người, nhưvậy sẽ không công bằng và tác dụng không cao. Khi thực hiện các chương trình cổ phần ưu đãi củacông ty nên chú ýđến khía cạnh chi phí- hiệu quả . Ban đầu có thể nâng cao tiêu chuẩn để giới hạn số người tham gia nhưng dần dần mở rộng cho mọi nhân viên.

3.2.6 Chia nhỏcổphiếu và trảcổtứcbằng cổphiếu

Việc chia nhỏ cổ phiếu (hay tách cổ phiếu) và việc trả cổ tức bằng cổ phiếu là hai hình thức phát hành cổphiếu mớimà không thu tiền nêntương tựgiống nhau:

- Không làm thayđổigiá trịtài sản và vốn chủsởhữu củacông ty.

- Không ảnh hưởng gìđến tỷlệquyền sởhữu công ty của từng cổ đônghiện hành. Nó chỉ làm tăng thêm số lượng cổ phiếu đang lưu hành và vì thế, giá trị sổ sách của một cổphiếu cũng giảm xuống.

Những điều này xảy ra tương tự như khi công ty thực hiện trả cổ tức bằng cổ phiếu, cũnggiống nhưchia chiếc bánh hiện có thành nhiều phần nhỏ hơn.

Thông thường, công ty thực hiện việc chia nhỏ cổ phiếu khi cổphiếu của công ty đượcbánởmức cao. Công ty có thểthực hiện thu vềsốcổ phiếu cũvà phát hành, phân phối cho cổ đông số cổ phiếu mới với tỷ lệ 1 thành 2 hay nhiều hơn. Đây được xem nhưviệc chia nhỏhay thay thếsốcổphiếu cũbằng cổphiếu mới vớisốlượng nhiều hơn.

làm cho việc mua bán cổ phiếu của công ty trên thị trường được thực hiện dễ dàng, thuận lợihơn.

Tuy nhiên, việc trả cổ tức bằng cổ phiếu và chia nhỏ cổ phiếu cũng có những điểm khác nhau:

- Khi thực hiện trả cổ tức bằng cổ phiếu sẽ làm tăng thêm một lượng cổ phiếu mới, nhưng số cổ phiếu tăng thêm này thường nhỏ hơn rất nhiều so với số cổ phiếuđang lưu hành trước đó. Còn việc chia nhỏ cổ phiếu sẽ làm tăng rất lớn số lượng cổ phiếu đanh lưu hành trước đó. Điều này sẽ làm giá cổ phiếu giảm mạnh hơn rất nhiều so với trường hợp chia cổtức bằng cổphiếu.

- Công ty thực hiện chia nhỏ cổ phiếu nhưng không kèm theo sự chuyển dịch một bộ phận giá trịnào từphần lợi nhuận giữlại vào phần vốn góp củacông ty.

3.3 LỰA CHỌN CHÍNH SÁCH CỔ TỨC TRONG MỐI QUAN HỆ VỚI THUẾ THU NHẬP

3.3.1 Phân tích chính sách cổ tức trong mối quan hệ với thuế thu nhập

Ba quyết định tài chính của Ban quản trị công ty đều nhắm đến mục tiêu tối đa hóa giá trị công ty và lợi ích của cổ đông. Quyết định cổ tức tuy không được đánh giá quan trọng bằng Quyết định đầu tư và Quyết định tài trợ nhưng vì sự tồn tại của các bất hoàn hảo thị trường nên Quyết định cổ tức cũng có tác động đến giá trị của công ty và lợi ích cổ đông. Chính sách thuế đối với thu nhập từ chứng khoán có những sự khác biệt về thuế suất giữa các hình thức thu nhập. Với những sự khác biệt này, những quyết định cổ tức khác nhau của công ty có tác động đến dòng tiền của công ty cũng như thu nhập thực nhận của cổ đông. Vấn đề của các giám đốc tài chính trong việc ra quyết định cổ tức trước tác động của các loại thuế thu nhập xoay quanh hai câu hỏi lớn: một là, chi trả hay giữ lại lợi nhuận bổ sung vào vốn hoạt động của công ty; hai là, nếu chi trả thì chi trả với tỷ lệ bao nhiêu và với hình thức nào. Giải quyết được hai câu hỏi này một cách hợp lý nhất nhằm mục tiêu tối đa hóa giá trị công ty, tối đa lợi ích của cổ đông mà vẫn đápứng dòng tiền của công ty không phải là một vấn đề đơn giản.

Nên chi trả hay giữ lại lợi nhuận?

Câu trả lời cho câu hỏi này trước hết phải xem xét đến nhu cầu vốn của công ty trong kỳ kế hoạch. Như đã nói ở phần trên, theo lý thuyết trật tự phân hạng thì lợi nhuẫn giữ lại luôn được ưu tiên hàng đầu do tính sẵn có và chi phí rẻ nhất, mức độ rủi ro thấp. Nếu như

công ty có dự án mới hoặc trong kế hoạch kỳ tới có những khoản chi vượt trội thì việc nhắm đến khoản lợi nhuận này phải được các giám đốc tài chính đặt biệt quan tâm. Tuy nhiên, chính sách cổ tức của công ty không đơn giản như thế, nó còn có hàm ý thông tin. Một công ty nếu không chi trả, hoặc không có mức chi trả cố định hay không theo đuổi một chính sách cổ tức nhất quán có thể gây tác động đến các nhà đầu tư về triển vọng và khả năng sinh lời của công ty. Ngoài ra, việc chi trả cổ tức cònđáp ứng nhu cầu tiêu dùng của nhà đầu tư.

Dưới tác động của thuế thu nhập đối với thu nhập từ chứng khoán, như đã phân tíchở chương 2, ta thấy nếu công ty không chi trả cổ tức, nhưng nhà đầu tư thực sự cần tiền mặt, họ sẽ bán cổ phần để nhận được lượng tiền mà mình mong muốn. Trong trường hợp này, nhà đầu tư phải chịu thiệt thòi vì lượng thuế phải nộp cho khoản lãi vốn sẽ cao hơn so với khi nộp thuế cho cùng mức cổ tức tiền mặt. Trong trường hợp công ty không chi trả cổ tức mà giữ lại để bổ sung vào nguồn vốn hoạt động thì trên góc độ thuế, quyết định này có hợp lý hay không còn tùy thuộc vào khả năng sinh lợi của công ty và phương pháp tính thuế đối với lãi vốn mà nhà đầu tư chọn lựa.

Như đã phân tích tác động của thuế đến thu nhập thực sự của nhà đầu tư ở chương 2, có những trường hợp xảy ra khi so sánh giữa việc chi trả bằng tiền mặt hay là không chi trả:

- Nếu không chi trả mà nhà đầu tư cần tiền, bán ngay chứng khoán để thu tiền mặt thì rõ rang nhàđầu tư phải nộp mức thuế cao hơn cho cùng một khoản thu nhập.

- Nếu không chi trả, nhà đầu tư vẫn giữ chứng khoán trong tài khoản thì khi bán chứng khoán ở tương lai, nhà đầu tư phải chịu thuế lãi vốn:

Nếu nhà đầu tưchọn phương pháp tính thuế lãi vốn là 20% trên khoản chênh lệch mua

bán: Trong trường hợp này, để tính số thuế thực nộp thì ta phải quy về hiện giá số thuế (hoặc thu nhâp) này để so sánh. Ta cũng phải tính đến mức sinh lợi của chứng khoán trong thời gian nắm giữ và lãi suất thị trường trong thời gian này. Rõ ràng trong trường hợp này, để đạt được thu nhập ngang với mức cổ tức (được nhận nếu công ty chia cổ tức và cổ tức này đã được đánh thuế), chứng khoán phải có khả năn sinh lời cao, khoảng trên 30%/ năm. Do đó, nhà đầu tư không nên chọn phương pháp này để tính thuế lãi vốn.

Nếu nhà đầu tư chọn phương pháp tính thuế lãi vốn là 0,1% trên giá lúc chuyển

nhượng: Trong trường hợp này, con số khả năng sinh lợi cần đạt được của chứng khoán (như phân tíchở trường hợp trên) chỉ khoảng 10%.

Qua phân tích này, ta thấy việc ưu tiên chọn chi trả cổ tức hay giữ lại lợi nhuận tùy thuộc vào nhiều yếu tố như nhu cầu vốn của công ty trong năm tới, đòi hỏi tiền mặt của cổ đông, chính sách cổ tức mà công ty đang theo đuổi. Tuy nhiên, nếu đứng dưới góc độ tìm phương cách nào để được lợi nhất về thuế, thiết nghĩ công ty nên chi trả cổ tức nếu công ty có mức sinh lời cao hơn 10%. Còn nhàđầu tư thì nên chọn phương pháp tính lãi vốn là 0,1% trên giá lúc chuyển nhượng.

Nếu chi trả thì nên chọn chi trả theo phương thức nào?

Hiện tại có hai phương thức chi trả cổ tức phổ biến là chi trả bằng tiền mặt và chi trả bằng cổ phiếu (thường gọi là cổ phiếu thưởng). Việc chi trả bằng cổ phiếu có đặc điểm là tiền mặt không đi khỏi công ty mà về bản chất vẫn được bổ sung vào nguồn vốn hoạt động. Số tiền này được chuyển thành cổ phiếu nắm giữ cho công ty. Một cách hoàn hảo, nghĩa là tất cả các nhà đầu tư đều nhận số cổ phiếu này và không chuyển nhượng cho ai, thì sau khi chi trả cổ tức bằng cổ phiếu, tỷ lệ nắm giữ công ty của các cổ đông không thay đổi. Sự khác biệt của phương thức chi trả này so với giữ lại lợi nhuận không chi trả là số cổ phiếu được tăng lên và gía cổ phiếu được tính khi chi trả bằng mệnh giá, do đó sẽ gây ra loãng giá nếu cổ phiếu công ty đang có giá cao hơn mệnh giá.

Xem lại bảng so sánh phương thức chi trả bằng tiền mặt và bằng cổ phiếu, ta thấy dù nhà đầu tư có chọn phương pháp tính lãi vốn nào thì chi trả bằng cổ phiếu vẫn đạt được lợi thuế cao hơn. Đặt biệt , nếu nhà đầu tư chọn phương pháp tính thuế 0,1% trên giá chuyển nhượng thì lợi thuế này đạt cực đại.

Qua phân tích trên, phương pháp chi trả cổ tức bằng cổ phiếu kết hợp với việc lựa chọn phương pháp tính thuế 0,1% trên giá chuyển nhượng có thể tối thiểu hóa mức thuế phải nộp, tạo lợi ích cao nhất cho nhà đầu tư. Phương pháp này còn có một lợi điểm rất thiết thực là góp phần gia tăng nguồn vốn hoạt động cho công ty và tính thanh khoản cho cổ phiếu. Tuy nhiên, khi áp dụng phương pháp chi trả bằng cổ phiếu cần lưu ý đến tác động làm loãng giá của cổ phiếu, có thể kéo theo sự sụt giảm ngoài dự tính của giá cổ phần, gây thiệt hại cho nhà đầu tư và doanh nghiệp.

3.3.2 Đề xuất hoàn thiện chính sách thuế thu nhập

Việc xây dựng hệ thống thuế của Nhà nước phải nhằm đến mục tiêu hiệu quả và công bằng, tạo điều kiện tăng tích luỹ vốn cho DN. Một hệ thống thuế hiệu quả hơn hệ thống thuế khác nếu số thu như nhau nhưng chi phí của người nộp thuế thấp hơn, cụ thể nhất là giảm thiểu

những tổn thất tải trọng phát sinh từ việc thuế làm biến dạngcác quyết định của mọi người và những chi phí hành chính mà người nộp thuế phải chịu khi họ tuân thủ luật thuế. Một hệ thống thuế như thế nào là công bằng là một vấn đề cònđược tranh cãi khá nhiều, tuy nhiên có thể xem xét trên hai nguyên tắc sau để đánhgiá hệ thống thuế có công bằng hay không, đó là nguyên tắc lợi ích được hưởng và nguyên tắc khả năng nộp thuế. Mà biểu hiện cụ thể nhất là hệ thống thuế phải khuyến khích được sản xuất kinh doanh phát triển và người lao động nỗ lực làm việc, nhà đầu tư hứng thú với kết quả đồng vốn mình bỏ ra.

3.3.2.1 Về chính sách thuế TNDN

Tại thời điểm năm 2003, việc giảm mức thuế suất là 32% xuống còn 28% của Việt Nam so với các nước trong khu vực như: Malaysia (32%), Thái Lan (30%), Philippin (35%), Trung Quốc (33%) đã đáp ứng sự khuyến khích thu hút đầu tư, tạo điều kiện cho các DN có thêm tiềm lực, tích luỹ vốn, nâng cao năng lực cạnh tranh và đóng góp nhiều hơn vào ngân sách nhà nước. Nếu chỉ tính riêng 45 tập đoàn kinh tế và tổng công ty nhà nước, số vốn kinh

Một phần của tài liệu Luận văn: CHÍNH SÁCH CỔ TỨC CỦA CÁC CÔNG TY NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM DƯỚI TÁC ĐỘNG CỦA THUẾ THU NHẬP pot (Trang 77 - 100)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)