Ngành ngân hàng

Một phần của tài liệu Luận văn: CHÍNH SÁCH CỔ TỨC CỦA CÁC CÔNG TY NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM DƯỚI TÁC ĐỘNG CỦA THUẾ THU NHẬP pot (Trang 49 - 50)

a) Đặc điểm của ngành

Các ngân hàng Việt Nam hiện nay, đặc biệt là các NHTMQD, có năng lực tài chính có hạn nhưng phải cũng ứng một nhu cầu vốn rất lớn cho nền kinhtế. Trong khi đó,thị trường chứng khoán chưa phát triển đầy đủ, các doanh nghiệp chưa đủ minh bạch tài chính để huy động vốn theo kênh này, do vậy ngân hàng vẫn là lựa chọn số một để tìm kiếm các khoản vốn trung và dài hạn. Hơn 80% nguồn vốn của doanh nghiệp là vay ngân hàng và hiện tại có khoảng 25% vốn ngắn hạn của ngân hàng được dành để cho vay dài hạn. Điều này đã làm tăng rủi ro mang tính hệ thống của ngành ngân hàng. Thị trường vốn cần phải được phát triển hơn nữa để cung cấp tài chính trung và dài hạn, còn các ngân hàng chỉ cung cấp vốn ngắn hạn, ví dụ như tín dụng thương mại. Điểm yếu tài chính lớn nhất của hệ thống ngân hàng Việt Nam là vấn đề nợ quá hạn.

Mặc dù năng lực tài chính có hạn, các ngân hàng trong nước, đặc biệt là ngân hàng thương mạicổ phần, đang tham gia vào cuộc chạy đua lãi suất. Các ngân hàng đang cắt giảm lãi suất cho vay thấp hơn mức quy định an toàn. Cuộc chạy đua cạnh tranh lãi suất có thể dẫn tới rủi ro làm tất cả cùng suy yếu. Nếu các ngân hàng nước ngoài có tiềm lực tài chính mạnh hơn với các chiến lược marketing mạnh mẽ tham gia vào cuộc chạy đua này, cuộc chạy đua về lãi suất của các ngân hàng trong nước sẽ không thể kéo dàiđược.

b) Chính sách cổ tức của ngành

Trong các cuộc thương lượng chuyển nhượng cổ phần, các nhà đầu tư nước ngoài thường băn khoăn các ngân hàng Việt Nam dành một tỷ lệ lợi nhuận quá lớn để chia cổ tức, trong khi lợi nhuận để tái đầu tư không đáng kể. Tuy nhiên, xu hướng làm ra bao nhiêu, chia cổ tức hết đang được các ngân hàng cổ phần điều chỉnh. Sacombank, trong vòng năm năm qua, mặc dù lợi nhuận sau thuế năm sau luôn cao hơn năm trước, nhưng cổ tức ổn định ở mức 14%/năm. Một phần lớn lợi nhuận được Sacombank chi cho đào tạo nhân viên, mở rộng mạng lưới giao dịch và áp dụng các chương trình công nghệ mới.Nguyên nhân chính sách cổ tức trong năm 2008 có thể giải thích một phần là do khókhăn trên thị trường tài chính.

Khác với Sacombank, ACB duy trì một chính sách cổ tức hấp dẫn từ năm 2002. Cổ tức của ACB luôn cao hơn 30%/năm, nhưng cổ đông chỉ được nhận khoảng 40% cổ tức bằng

tiền, phần còn lại họ nhận bằng cổ phiếu. Điều này lý giảitại sao ACB liên tục tăng vốn điều lệ qua các năm, nhưng cổ đông không phải nộp thêm tiền, mà được nhận cổ phiếu phát không. Năm 2002, ACB chia 12% cổ tức bằng tiền, 21,5% bằng cổ phiếu. Năm 2003 tỷ lệ cổ tức bằng tiền cũng là 12%, bằng cổ phiếu 13,5%. Năm 2004 mức chia là 12 - 24,7%. Ngân hàng ACB trong năm 2008 cũng đã giảm mức độ chi trả từ mức khá cao 55% năm 2007 xuống còn 25% năm 2008.

Số lợi nhuận dùng để tăng vốn điều lệ thông qua trả bằng cổ phiếu ACB cũng để tái đầu tư và không phải bây giờ ACB mới chú trọng tái đầu tư. Ngay từ khi mới thành lập, ACB thuộc loại ngân hàng "thắt lưng buộc bụng", đầu tư cho hệ thống thẻ, thanh toán tự động nội bộ, đào tạo nhân viên kinh doanh trên thị trường liên ngân hàng, mày mò cho vay tiêu dùng, khai trương các hoạt động hỗ trợ địa ốc. ACB không chủ trương mở rộng tín dụng bằng mọi giá và ngay từ thời kỳ 1997-1998 bắt đầu giảm dư nợ cho vay ở vùng nông thôn, ĐBSCL. Từ đó, chính sách tín dụng của ACB mang tính bảo thủ. Mọi khoản vay đều phải thông qua hội đồng tín dụng. Chính vì thế, tổng vốn huy động của ACB cao, nhưng dư nợ cho vay chỉ chiếm 50% vốn huy động. Phần vốn huy động còn lại ACB kinh doanh trên thị trường liên ngân hàng, tận dụng từng thời điểm lãi suất ngoại tệ cao để gửi ở ngân hàng nước ngoài. Xét về hoạt động tín dụng, ACB không mạnh bằng Sacombank và những ngân hàng khác, nhưng ACB có lợi thế về dịch vụ và kinh doanh tiền tệ.

Cổ phiếu của Nam Á Bank thời đỉnh cao được giao dịch trên thị trường OTC là 82.000 đồng/cổ phiểu (mệnh giá 10.000 đồng) giờ đây nhà đầu tư được nhận cổ tức năm 2008 bằng tiền mặt ở mức 0,47011%/năm, tức khoảng 47 đồng/cổ phiếu.

Một phần của tài liệu Luận văn: CHÍNH SÁCH CỔ TỨC CỦA CÁC CÔNG TY NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM DƯỚI TÁC ĐỘNG CỦA THUẾ THU NHẬP pot (Trang 49 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)