Phân tích các yếu tố tác động đến chính sách cổ tức tại Việt Nam trong thời gian qua

Một phần của tài liệu Luận văn: CHÍNH SÁCH CỔ TỨC CỦA CÁC CÔNG TY NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM DƯỚI TÁC ĐỘNG CỦA THUẾ THU NHẬP pot (Trang 27 - 31)

THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM THỜI GIAN QUA TRƯỚC THUẾ THU NHẬP

2.1.1 Phân tích các yếu tố tác độngđếnchínhsách cổtứctại Việt Nam trongthời gian qua thời gian qua

2.1.1.1 Yếu tố bên trong doanh nghiệp

a) Đặc điểm giai đoạn phát triển và các cơ hội đầu tư, tăng trưởng vốn

Nền kinh tế Việt Nam là nền kinh tế đang phát triển nhiều tiềm năng chưa được khai thác hết và các doanh nghiệp niêm yết chủ yếu là các doanh nghiệp nhà nước chuyển đổi còn nhiều cơ hội tăng trưởng. Khi niêm yết trên thị trường chứng khoán đã nhận được sự quan tâm của các nhà đầu tư trong và ngoài nước, trong xu thế chung của các công ty trong nước thì các doanh nghiệp này phát triển theo hướng tập đoàn, công ty đa ngành đa nghề, đặc biệt là đầu tư vào lĩnh vực bất động sản và tài chính …. Nhu cầu cho các lĩnh vực này là rất lớn và cổ tức phải được giữ lại nhiều hơn, tuy nhiên do khả năng tiếp cận thị trường vốn bằng cách phát hành cổ phiếu đặc biệt là trong thị trường chứng khoán mơi nổi như Việt Nam. Vì vậy, để tài trợ cho các cơ hội, dự án đầu tư mới của mình thì các công ty luôn biết tận dụng lợi thế và khả năng tiếp cận thị trường vốn. Do đó, lợi nhuận giữ lại của các công ty dường như làm công tác hướng ngoại với nhiệm vụ thu hút nhà đầu tư và công tác duy trì hoạt động sản xuất của công ty là chính hơn là nhiệm vụ tài trợ cho các dự án mới nhằm mở rộng sản xuất so với một số công ty Mỹ khi các công ty có tỷ lệ tăng trưởng EPS cao thì lợi nhuận giữ lại nhiều hơn, trong khi đó các công ty Việt Nam thì luôn duy trì một chính sách cổ tức cao. Thêm vào đó trong quá trình chuyển đổi, các công ty trên thị trườngcó qui mô rất nhỏ, điều kiện vốn điều lệtối thiếu đểniêm yết của sàn (cũng mới

được nâng lên từ mức 10 tỷtừ đầu năm 2007) và sàn HASTC là 10 tỷ (mới nâng từ mức 5 tỷ từ đầu năm 2007) (các công ty có giá trị vốn hóa thị trường trên một tỷ USD như: ACB, DPM, STB, SSI, FPT, PVD, PPC và VNM ) cho nên nguồn lợi nhuận thu được dùng để đầu tư cho các dự án là rất nhỏ so với đòi hỏi về vốn của các dự án. Mặc dù đã chuyển đổi, hiệu quả làm việc có thay đổi tích cực nhưng còn mang nặng tính nhà nước khi tỷ suất sinh lợi từ các dự án đầu tư rất thấp so với vốn bỏ ra nên các cổ đông thích chi trả cổ tức cao hơn là để lại đầu tư.Việc các công ty niêm yết luôn cố gắng tận dụng lợi thế của thị trường vốn để tài trợ cho các dự án của mình hơn là việc sử dụng nguồn lực nội tại diễn ra khá phổ biến trong thời gian qua và điều này được gắn với tình hình thị trường chứng khoán phát triển mạnh, đang đàđi lên, số lượng công ty cũng chưa phải nhiều, quy mô của nhiều công ty còn nhỏ, nguồn lực tài chính của các nhà đầu tư còn đáp ứng được, kiến thức của các nhà đầu tư là hạn hẹp. Nhưng khi các công ty niêm yết nhiều và qui mô các công ty được mở rộng cùng với xu thế quốc tế hóa thì nhiều khả năng các công ty nước ngoài có thể niêm yết trên sàn lúc đó lợi thế của các công ty từ việc phát hành cổ phần không còn nữa cho nên ban lãnhđạo công ty ngay từ bây giờ nên chú trọng hơn vào việc giữ lại lợi nhuận thay vì trả cổ tức cao như hiện nay

Bảng 2.3. Cổ tức và tăng trưởng EPS của một số công ty trên thế giới giai đoạn 1993- 2003

Mã CK Tên công ty Nhóm ngành Tăng trưởng

EPS (10 năm)

Tỷ lệ chi trả cổ tức trung bình

MHP McGraw-Hill Co. Hàng tiêu dùng 23.80% 34.51%

MMM 3M Co. Công nghiệp 17.90% 37.81%

WMT Wal-Mart Stores Bán lẻ 16% 27.46%

KO Coca-Cola Co. Hàng tiêu dùng 11.25% 59.14%

CB Chubb Corp. Tài chính 14.35% 24.09%

APD Air Products & Chem Nguyên vật liệu 8.40% 42.41%

Bảng 2.4. Tỷ lệ chi trả cổ tức và tăng trưởng EPS của các công ty niêm yết trên HOSE trong 5 năm 2002-2007 Mã CK Tên công ty Nhóm ngành Tăng trưởng EPS Tỷ lệ chi trả cổ tức trung bình Cổ tức / Giá trị sổ sách KDC Kinh Đô Thực phẩm 103.20% 13,45% 9%

SAM Cáp viễn thông Viễn thông 2.94% 74% 25%

PNC Phương Nam Corp Bán lẻ -15.38% 57.29% 11%

ACB Ngân hàng Á

Châu Tài chính 11.63% 67.94% 55%

BMC Khoáng sản Bình

Định Khai khoáng -72.60% 33.46% 25%

REE Cơ điện lạnh Công nghiệp 248.75% 28.77% 16%

Nguồn:Số liệu thu thập từ www.cophieu68.com.vn

b) Nhu cầu thanh khoản

Một doanh nghiệp có khả năng thanh khoản càng lớn thì doanh nghiệp có khả năng chi trả cổ tức càng cao. Hiện nay để giảm bớt sức nặng từ tính thanh khoản các công ty Việt Nam chi trả cổ tức 2 lần/ năm trong khi ở Mỹ thì 4 lần/ năm. Khả năng thanh khoản của công ty hiện nay trên thị trường phụ thuộc rất nhiều vào tình hình kinh tế và hệ thống ngân hàng. Chẳng hạn trong giai đoạn đầu năm 2008 khi Chính phủ thực hiện việc thắt chặt tiền tệ, làm cho tính thanh khoản của các công ty rất kém, hầu hết lượng tiền mặt của công ty giảm so với các năm trước. Trong khi lãi suất cho vay trong 6 tháng đầu năm 2008 đã tăng từ 11% lên 21%. Chi phí vốn vay tăng nhanh đã khiến doanh nghiệp không kịp điều chỉnh kế hoạch sản xuất kinh doanh. Và khi cần vốn cấp bách, họ phải chấp nhận vay với lãi suất quá cao. Trong tình hình đó nhiều doanh nghiệp buộc phải đóng cửa vì không chịu nổi áp lực từ lãi suất. Cùng với lãi suất, chính sách tiền tệ thắt chặt và tỷ giá lại biến đổi thất thường khiến cho các doanh nghiệp điêu đứng đặc biệt là các doanh nghiệp xuất nhập khẩu.

Nhìn vào hệ số thanh khoản của một vài công ty ta thấy hệ số này rất thấp hầu như toàn thị trường không có công ty nào có hệ số thanh khoản lớn hơn 1, đây là một trong những khó khăn hiện nay của hầu hết các công ty mặc dù lãi suất đã giảm xuống.

Bảng 2.5. Hệ số thanh khoản của các công ty niêm yết trên HOSE trong 5 năm 2002-2007

Mã CK Tên công ty Hệ số thanh khoản

KDC Kinh Đô 0.10% (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

SAM Cáp viễn thông 0.16%

PNC Phương Nam Corp 0.24%

BMC Khoáng sản BìnhĐịnh 0.35%

REE Cơ điện lạnh 0.16%

ACB Ngân hàng Á Châu 0.09%

Nguồn:Số liệu thu thập từ www.cophieu68.com.vn

c) Khả năng vay nợ và tiếp cận thị trường vốn

Hầu hết các doanh nghiệp trên thị trường Việt Nam là các doanh nghiệp cổ phần hóa và nhà nước vẫn nắm quyền kiểm soát đa số cho nên khả năng đi vay từ các ngân hàng là rất tốt (khi mà các ngân hàng sẵn sàng bất cứ lúc nào đối với những đứa con của nhà nước). Theo điều tra mới đây của Phòng Công nghiệp và Thương mại Việt Nam (VCCI), có đến 74,47% DN được điều tra cho hay, ngân hàng vẫn là kênh huy động vốn chủ yếu của họ. Trong khi thị trường chứng khoán mới nổi, và trở thành cơn sốt trong dân cư cho nên khả năng tiếp cận thị trường vốn của các doanh nghiệp rất tốt, các doanh nghiệp phát hành tăng vốn điều lệ thu lời từ lãi vốn cổ phiếu rất lớn và điều kiện để thu hút được giới đầu tư chính là các doanh nghiệp có một chính sách cổ tức hấp dẫn, cổ tức tiền mặt cao. Thị trườngchứng khoán cũng như thị trường tín dụng Việt Nam trong giaiđoạn hiện nay gặp nhiều khó khăn. Chính trong những giai đoạn này, công ty mới thấy được tầm quan trọng việc chi trảcổ tức sao chođảm bảo việc tích lũyvốndùng cho tái đầu tư. Chính sách cổtức phải hướng về thích ứng hoàn cảnh mới và theo đuổi một mục tiêu, chiến lược dài hạn thì công ty mới có thể đứng vững được trên thị trường. Việc thị trường cổ phiếu phát triển cho nên thị trường trái phiếu ít dành sự quan tâm của các doanh nghiệp nhưng trong giai đoạn vừa qua khi mà vay ngân hàng gặp khó khăn cùng với đó thì thị trường cổ phiếu sụt giảm trầm trọng thì các

doanh nghiệp cần chú ý tới thị trường trái phiếu rất tiềm năng.

d) Vấn đề phát tín hiệu

Thực tế tại Việt Nam thời gian qua cho thấy đây là yếu tố quan trọng và được các công ty niêm yếtưu tiên hàng đầu. Các công ty niêm yết thường chi trảcổtức dựa trên mức chi trả cổ tức phổ biến của các công ty niêm yết khác trên thị trường, đặc biệt là các công ty cùng ngành, các công ty có cùng quy mô. Trong tình trạng bất cân xứng thông tin của thị trường Việt Nam thì chính sách cổ tức được sử dụng như một công cụ phát tín hiệu vô cùng hiệu quả. Chính sách cổ tức dường như được các công ty niêm yết xem xét như là một công cụ phục vụ cho công tác hướng ngoại nhằm quảng bá hình ảnh của công ty, thu hút sựquan tâm củacác nhàđầutư hơnlà việc tích lũynguồnvốnnội tại để tài trợ cho các dự án mới. Đây là giai đoạn đầu hình thành thị trường nên công tác quảng bá, phát tín hiệu là cần thiết; vì vậy, chi phí chi trảcổtức có thể đượcxem như một loại chi phí dành cho quảng cáo. Vàđó là những chi phí hợp lý vì những kết quảmà nó mang lại là rất lớn: giá cổphiếu tăng tạo thuận lợi cho việc phát hành cổ phiếu với lượng thặngdưvốn lớn, ngày càng nhiềuđối tác làm ăn hợp tác kinh doanh, nhiều khách hànghơn,… Đóchính là cách mà hầu hết các công ty niêm yết lựa chọn trong thời gian qua. Tuy nhiên, sau một thời gian cố gắng phát tín hiệu thông qua cổ tức cao cùng với tình hình thị trường có nhiều biến động thì liệu cách thức phát tín hiệu qua cổtức vẫn được duy trì hay các công ty sẽ cố gắng siết chặt chi tiêu, ngay cả đối với dòng chi cổ tức, nhằm hướng tới sự tăng trưởng bền vững, ổn định trong dài hạn? Không có câu trả lời chung cho tất cả các công ty mà nó còn tùy thuộc đặc điểm, vị thế, mục tiêu của từng công ty. Nhưng có thể khẳng địnhđược rằng dù là nhà đầutưvới mục tiêu là cổ tức hay lãi vốn thì họ luôn đánh giá cao các công ty có mức chi trảcổ tức ổn định đi kèm với mức tăng trưởng lợi nhuận ổn định. Vì vậy, yếu tố phát tín hiệu luôn là một yếu tố quan trọng trong quyết định chi trả cổ tức của mỗi công ty.

Một phần của tài liệu Luận văn: CHÍNH SÁCH CỔ TỨC CỦA CÁC CÔNG TY NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM DƯỚI TÁC ĐỘNG CỦA THUẾ THU NHẬP pot (Trang 27 - 31)