Ngành thực phẩ m đồ uống

Một phần của tài liệu Luận văn: CHÍNH SÁCH CỔ TỨC CỦA CÁC CÔNG TY NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM DƯỚI TÁC ĐỘNG CỦA THUẾ THU NHẬP pot (Trang 51 - 53)

2.1.2.2.1. Đặc điểm ngành

Những công ty trong ngành thực phẩm thường tạo ra lợi nhuận thông qua hệ thống bán hàng trong các siêu thị, các cửa hàng bán lẻ. Hoạt động trong ngành nhanh chóng đạt đến trạng thái bão hoà, đòi hỏi sản phẩm phải luôn thay đổi để theo kịp với nhu cầu cũng như sở thích của người tiêu dùng.

Các công ty hoạt động trong lĩnh vực này thường chi phí khá nhiều cho việc quảng bá sản phẩm, chi phí cho các sản phẩm mới. Do đó, tốc độ tăng doanh thu của công ty thường khôngổn định mà tăng trưởng theo thời vụ, luôn bị cạnh tranh khốc liệt từ các đối thủ khác trên thị trường.

Việc cạnh tranh trong ngành thực phẩm ngày càng khốc liệt, kể cả những công ty có tên tuổi đến những công ty mới. Trong khi đó, sự gia tăng của các hãng bán lẻ dẫn đến tình trạng các công ty không thể kiểm soát được tình hình giá cả trên thị trường dẫn đến tình trạng bán giá cao hơn nhiều so với thực tế, điều này làm giảm thương hiệu của công ty trên thị trường.

Mặt khác việc nhà sản xuất đều muốn hàng của mình có mặt trong các cửa hàng cho nên họ bị chèn ép giá cả. Điều này tạo ra sức ép các công ty phải cải thiện cơ cấu chi phí sản xuất để có thể cạnh tranh với các nhà bán lẻ.

Một điều quan trọng không thể không nhắc đến là doanh thu của ngành phụ thuộc rất nhiều vào thời vụ. Dịp lễ, tết doanh thu của các công ty thường tăng mạnh, sau đó doanh thu lại giảm xuống. Do vậy tính trung bình ra thì sự phát triển trong thời gian dài của ngành là không cao.

Ngoài những vấn đề trên ngành thực phẩm còn chịu ảnh hưởng từ sự biến động về tỷ giá, giá nguyên liệu đầu vào ngày càng đắt đỏ phần nào đó cũng ảnh hưởng đến giá cả của sản phẩm. Khi giá nguyên liệu đầu vào tăng thì công ty cũng không thể tăng giá sản phẩm của mình ngayđược mà dẫn đến lợi nhuận trong ngắn hạn sẽ bị ảnh hưởng.

2.1.2.2.2. Chính sách chi trả cổ tức

Những công ty với thương hiệu mạnh hiện đang thống trị thị trường thì thường sẽ thống trị thị trường trong những thời gian tiếp theo, việc tạo doanh thu của các công ty này cũng dễ dàng hơn các công ty khác.

Theo thống kê trên thị trường hiện nay HAIHACO chiếm khoảng 6,5% thị phần bánh kẹo cả nước tính theo doanh thu. Thị phần của Kinh Đô chiếm khoảng 20%, Bibica chiếm khoảng 7%, Hải Châu chiếm khoảng 3%. Số lượng các cơ sở sản xuất bánh kẹo nhỏ hơn không có con số chính xác. Các cơ sở này ước tính chiếm khoảng 30-40% thị phần. Những công ty phát triển đều có tham vọng chiếm lĩnh thị trường. Họ sẽ không ngừng mở rộng thị phần để tăng doanh thu.

Trong lĩnh vực thực phẩm việc giảm chi phí tạo ra lợi nhuận đối với những công ty lớn thường rất đơn giản, không như những công ty nhỏ. Phần lợi nhuận thu được của các công ty lớn sẽ dành để trả cổ tức, do vậy mức chi trả cổ tức đối với những công ty này là khá cao.

Tuy vậy các doanh nghiệp trong ngành đều có chi trả cổ tức bằng tiền mặt. Đặc biệt cổ tức chi trả trong năm 2008 khá cao so với năm trước, chỉ có BHS là không chi trả cổ tức. Đặc biệt là LSS có mức chi trả cổ tức lên đến 55%. Đáng chú ý là cổ phiếu VNM mức chi trả cổ tức tăng lên liên tục từ 17% năm 2005, 19% năm 2006, 29% năm 2007, 39% năm 2008. Mức độ tăng lên trong cổ tức là một trong những dấu hịêu tăng lên trong lợi nhuận của doanh

nghiệp. Nhưng cũng cần xét đến tính cân đối nhu cầu tiền mặt của doanh nghiệp và tỷ lệ cổ tức chi trả tiền mặt với một ngành nhu cầu vốn luôn được sử dụng một cách liên tục.

Nhằm tránh sự loãng giá trong năm 2008 một số công ty trong ngành cũng đã tiến hành mua lại cổ phiếu ví dụ như công ty KDC mua lại tổng cộng là 1.033.188 cổ phiếu SSC là 100.980 cổ phiếu.

Một phần của tài liệu Luận văn: CHÍNH SÁCH CỔ TỨC CỦA CÁC CÔNG TY NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM DƯỚI TÁC ĐỘNG CỦA THUẾ THU NHẬP pot (Trang 51 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)