Thuế và chi phí đại diện:

Một phần của tài liệu Luận văn: CHÍNH SÁCH CỔ TỨC CỦA CÁC CÔNG TY NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM DƯỚI TÁC ĐỘNG CỦA THUẾ THU NHẬP pot (Trang 65 - 68)

Trong các công ty , sự phân định giữa quyền sở hữu và quyền quản lý có những thuận lợi nhất định, tuy nhiên dự phân định này bản than nó cũng có bất lợi. Sự tách biệt giữa quyền quản lý và quyền sở hữu công ty cổ phần khi cổ đông là chủ sở hữu và thuê người quản lý gọi là người đại diện, sự tách biệt này làm phát sinh mâ thuẫn giữa chủ sở hữu và người đại

diện lúc này xuất hiện chi phí đại diện. Các nhà quản lý không cố gắng thực hiện nhiệm vụ tối đa hóa giá trị công ty, các cổ đông sẽ gánh chịu chi phí đr kiểm soát ban quản lý và tác động vào công việc của họ.

Đối với các công ty cổ phần cũng gặp khó khăn khi khẩu vị giữa các cổ đông là khác nhau, lúc này sẽ phát sinh chi phí gọi là chi phí đại diện.

Ví dụ: nhà quản lý có thề không nỗ lực với khản năng cao nhất của mình, do đó làm giảm hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp (giám đốc như bất kù một người bình thường nào khác, có xu hướng thích nghĩ ngơi hơn làm việc); nhà quản lý có thể quyết định không đầu tư nguồn lực vào một dự án có khả năng sinh lời cao trong tương lai vì làm như vậy sẽ ảnh hưởng tới lợi nhuận trong ngắn hạn (nếu thu nhập của nhà quản lý chưa được xác định dựa trên kết quả hoạt động của doanh nghiệp ngắn hạn); thậm chí nhà quản lý có thể báo cáo không trung thực về tình hình hoạt động của doanh nghiệp nhằm đạt mức lợi nhuận kế hoạch (kèm theo đó là tiền thưởng). Những hành vi như vậy của nhà quản lý sẽ làm tổn hại tới lợi ích dài hạn của nhà đầu tư

Chi phí đại hiện có thể nảy sinh trong lĩnh vực tài chính. Đây là vấn đề khá đau đầu không chỉ ở các công ty ở Việt Nam mà ngay cả trên thế giới khi mà chi phí đại diện có ảnh hưởng đáng kể đến chính sách cổ tức Chi phí đại diện không chỉ thể hiện qua các khoản tiền lương hay phụ cấp mà còn trong các quyền chọn mua cổ phiếu hay cổ phiếu thưởng cho các nhà quản lý khi mà các nhà quản lý sẵn sàng giữ lại lợi nhuận cao hơn để đầu tư vào các dự án có rủi ro cao nhằm mang lại lợi nhuận, đẩy giá trị cổ phiếu tăng lên để hưởng lợi từ lãi vốn của các cổ phiếu nắm giữ và quyền chọn cổ phiếu. Ngoài ra một vấn đề nữa của các nhà quản lý là các khoản thuế mà nhà quản lý phải nộp như thuế thu nhập cá nhân khi áp dụng phương pháp thuế lũy tiến từng phần thì các nhà quản lý sẵn sàng nhận mức lương thấp và thực hiện một chính sách cổ tức tiền mặt thấp hơn để đổi lại một quyền chọn cổ phiếu lớn và lãi vốn cao. Ở Việt Nam, nhiều nhà điều hành đồng thời cũng là cổ đông lớn của công ty, trực tiếp quản lý khối tài sản mà mình sở hữu. Điều này làm cho nhiều người nghĩ rằng lợi ích của nhà điều hành và cổ đông là thống nhất. Nhưng suy nghĩ như vậy là quá đơn giản khi mà giữa cổ đông lớn và cổ đông nhỏ của công ty có mâu thuẫn về quyền lợi. Những cổ đông lớn (đồng thời là người điều hành công ty) này sẽ tận dụng vị thế đặc quyền lẫn đặc lợi của mình để không phải mang lại lợi ích cho bản thân mình với tư cách là nhà điều hành mà là với tư cách một nhóm cổ đông. Một trong những chính sách dễ nhận thấy để chứng minh cho luận điểm

này là chính sách phát hành cổ phiếu mới cho nhà điều hành. Việc phát hành cổ phiếu cho nhà điều hành được đưa ra với lý do tạo cơ chế khuyến khích và động lực làm việc tốt cho nhà điều hành, hướng lợi ích của họ thống nhất với lợi ích của cổ đông. Chính sách này đúng nhưng có khả năng bị lạm dụng để làm lợi cho những cổ đông lớn trên cơ sở thiệt hại của những cổ đông nhỏ.

Giả sử một công ty hiện có 10 triệu cổ phần thường đang lưu hành, thị giá 15.000 đồng/cổ phần, gấp 1,5 lần mệnh giá. Cơ cấu vốn cổ phần giữa cổ đông lớn và cổ đông nhỏ là 50-50. Nghĩa là, một nhóm nhỏ các cổ đông lớn nắm giữ 50% vốn cổ phần của công ty và 50% còn lại được nắm giữ bởi rất nhiều nhà đầu tư nhỏ lẻ. Lấy lý do tạo cơ chế khuyến khích cho ban điều hành công ty, những cổ đông lớn đề xuất phát hành thêm 2 triệu cổ phần mới với mức giá ưu đãi 12.000đồng/cổ phần cho ban điều hành. Sau khi phát hành thêm cổ phần mới, thị giá cổ phiếu của công ty giảm xuống còn 14.500 đồng/cổ phần. Như vậy ngay lập tức giá trị tài sản của cổ đông nhỏ giảm 2,5 tỉ đồng. Đối với những nhà đầu tư ngắn hạn, trong điều kiện không xét đến những yếu tố khác trong đó có chính sách cổ tức, chỉ với chính sách phát hành thêm cổ phiếu mới cho nhà điều hành họ đã bị lỗ vốn (capital loss) mất 500 đồng/cổ phần. Những cổ đông nhỏ cũng có lý do để thông cảm điều này bởi không riêng gì họ mà những cổ đông lớn cũng bị thiệt. Những cổ đông lớn, với 50% vốn cổ phần nắm giữ, cũng phải chấp nhận mức giảm giá một cổ phần 500 đồng, tức giá trị tài sản của họ cũng sụt mất 2,5 tỉ đồng. Khoản lỗ này “bốc hơi” đi đâu? Hãy nhìn sang phía những nhà điều hành công ty. Với 2 triệu cổ phần được mua với mức giá chỉ 12.000 đồng/cổ phần, nhà đầu tưchỉ phải trả số tiền 24 tỉ đồng. Sau khi thị giá cổ phiếu được điều chỉnh xuống còn 14.500 đồng/cổ phần, giá trị của 2 triệu cổ phần mà nhà điều hành đang nắm giữ là 29 tỉ đồng. Khoản chênh lệch 5 tỉ đồng này chính là phần bị “bốc hơi” ở trên. Tuy nhiên hãy nhớ rằng nhà điều hành cũng chính là cổ đông lớn của công ty nên tính chung thì những cổ đông lớn vẫn được lợi 2,5 tỉ đồng từ chính sách “khôn ngoan” này chứ không phải bị thiệt. Thật vậy, với 7 triệu cổ phần nắm giữ, cổ đông lớn có một lượng tài sản trị giá 101,5 tỉ đồng. So với lượng giá trị tài sản mà nhóm này nắm giữ trước khi phát hành là 75 tỉ đồng thì lượng tài sản tăng thêm là 26,5 tỉ đồng tính cho cả 2 triệu cổ phần mới. Nếu trừ tiếp 24 tỉ đồng bỏ ra để mua 2 triệu cổ phần mới này thì giá trị tài sản ròng tăng thêm của nhóm cổ đông lớn là 2,5 tỉ đồng. Số tiền này chính là giá trị tài sản của các cổ đông nhỏ chuyển sang. Mức giá càng ưu đãi thì lượng tài sản mất đi của cổ đông nhỏ càng lớn và trong trường hợp phát hành cổ phiếu

thưởng cho ban điều hành thì mức thiệt hại của cổ đông nhỏ là lớn nhất. Ngược lại, khi mức giá bán tăng lên gần mức thị giá cổ phiếu thì giá trị tài sản của cổ đông nhỏ gần như bảo toàn, trong khi những cổ đông lớn hay nhà điều hành cũng không được lợi hơn.

Ở Việt Nam, do những năm trước đây chưa thực hiện đánh thuế trên cổ tức cho nên các công ty thực hiện một chính sách cổ tức tiền mặt cao nhưng đi đôi với đó thì các công ty phát hành thêm và quyền chọn mua cổ phiếu nhiều khiến cho mức độ loãng giá ngày càng tăng.

Một phần của tài liệu Luận văn: CHÍNH SÁCH CỔ TỨC CỦA CÁC CÔNG TY NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM DƯỚI TÁC ĐỘNG CỦA THUẾ THU NHẬP pot (Trang 65 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)