Tổng quan về chính sách cổ tứccủa các công ty niêm yết trên thị trường

Một phần của tài liệu Luận văn: CHÍNH SÁCH CỔ TỨC CỦA CÁC CÔNG TY NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM DƯỚI TÁC ĐỘNG CỦA THUẾ THU NHẬP pot (Trang 41 - 48)

chứng khoán Việt Nam thời gian qua

Khi thị trường chứng khoán sôi động mức cổ tức dường như được ít cổ đông chú ý tới, nhưng trong thời gian qua chính sách cổ tức được các nhà quản trị cân nhắc và cổ đông quan tâm tới nhiều hơn.

- Tỷ lệ chi trả cổ tức của hầu hết các công ty trên sàn HOSE quacác năm vẫn nằm ởtỷlệhợplý

Đồthị2-6. Thốngkê tỷlệlợi nhuậntrảcổtức tạiHOSE qua các năm

35 30 25 20 15 10 5 0 0-20% 20-40% 40-60% 60-80% 80-100% >100% Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007

Sốliệu thu thập từ www.vndirect.com.vn

Nhìn vào đồ thị 2-6, ta thấy đa số các công ty trả cổ tức từ mức 20% đến 80%. Trong đó, mức trả cổ tức 40%-60% là phổ biến nhất qua các năm. Đặc biệt, trong năm 2006 và 2007 có rất nhiều công ty chọn các mức trảcổ tức từ20%-60%.

Trung bình các công ty niêm yết có tỷ lệ lợi nhuận trả cổ tức qua các năm ở mức 40%- 50%.

Trong những năm trước, số lượng công ty niêm yết quá ít. Đến cuối năm 2005 cũng chỉ có 32 công ty. Nhưng các công ty niêm yết khi công bố trả cổ tức thì ta thấy tỷ lệlợi nhuận trả cổ tức của các công ty niêm yết trung bình trên 40% lợi nhuận và có xu hướng tăng lên củatỷlệlợi nhuận trảcổtức qua các năm.

Đặc biệt, một số công ty duy trì tỷ lệ khá cao trong lợi nhuận để trả cổ tức cho cổ đông. Ví dụ, Công ty cổ phần cơ khí xăng dầu (PMS) cố gắng duy trì tỷ lệ cổ tức12%/cổ phần/năm qua các năm. Vì thế, dù hoạt động kinh doanh của công ty có nhiều biến động qua các năm nhưng tỷ lệ lợi nhuận trả cổ tức vẫn được duy trì ở tỷ lệ cao qua các năm: 75%, 63,59%, 63,56%, 8485%, 71,01% tương ứng với các năm 2003, 2004, 2005, 2006, 2007.

Hay như công ty cổ phần nước giải khát Sài gòn (TRI) cũng cố gắng duy trì một chính sách cổ tức ổn định từ 15-18%/cổ phần/năm. Ta thấy tỷ lệ lợi nhuận trả cổ tức của công ty được duy trì khá cao qua các năm: 75,91% (năm 2004), 119,52% (năm 2005),78,53% (năm 2006) và 63,29% (năm2007).

Nhìn chung, tỷ lệ chi trả cổ tức của hầu hết các công ty trên sàn HOSE hiện nay vẫn nằmở tỷlệhợplý, đảm bảo mộttỷlệlợi nhuận giữlại hợp lý cho sựphát triển ổnđịnh của doanh nghiệp. Tuy nhiên, có một sốcông tyđã lựa chọnchính sách cổtứcổn định qua các năm nhưng lại phát hành cổ phiếu với khối lượng lớn nên làm cho áp lực trả cổ tức ngày càng cao, thể hiện qua tỷlệ lợi nhuận trả cổ tức ngày càng cao (do EPS giảm).

- Cổ tức được sử dụng như một công cụ đánh bóng hìnhảnh:

Có lẽ đây là cách ứng xử thích hợp đối với tình trạng bất cân xứng của thị trường Việt Nam cộng thêm việc thị trường chứng khoán còn quá mới mẻ, non nớt. Chính vì vậy, các công ty luôn dùng mọi cáchđể có thểtruyền đạt thông tin đến các nhà đầu tư. Và việc dùng chính sách cổ tức như một công cụ phát tín hiệu hay hơn nữa là công cụ đánh bóng hình ảnh. Việc chi trả cổ tức giống như là một chi phí cho việc PR của các công ty bởi vì những lợi ích mà nó mang lại là vô cùng to lớn. Ta có thể liệt kê một số lợi ích như: công ty sẽ có nhiều khách hàng tiềm năng hơn, nhiều đối tác làm ăn lớn, nhiều tổ chức tín dụng trong và ngoài nước hợp tác làm ăn, nhiều cổ đông lớn, chuyên nghiệp sẽ đóng góp, thúc đẩy vào việc quản lý hiệu quả hoạtđộng của công ty,… Đó là chưa kể việc thu hút sựquan tâm củacác nhà đầu tư sẽ làm tăng giá cổ phiếu lên; qua đó, tạo thuận lợi cho việc phát hành cổ phần mới nhằm tận dụng nguồn vốn với giá rẻ nhằm hạ chi phí sử

dụng vốn, nâng cao lợi nhuận.

Ở Việt Nam, mức cổ tức trả bằng tiền mặt trên mệnh giá thông thường là khoảng 15%/năm. Nếu so sánh vớimức trần lãi suất gửi tiết kiệm trong 12 tháng hiện nay là khoảng 11%-12%/năm, thì mức trả cổ tức này cao hơn. Tuy nhiên, nhiều nhà đầu tư đã nhầm lẫn khi có nhận định như thếmà quên rằng họ phải trảmột sốtiền cao hơn mệnh giá để có được mức cổ tức 1200 đồng/ năm như thế. Vì vậy, ngoài việc so sánh giữa các mức cổ tức của các công ty niêm yết, các công ty hoạt động trong cùng ngành nghề, nhà đầu tư cần chú ý đến chỉ tiêu cổ tức trên giá đến biết được mức cổ tức thực tế của mình.

Tỷ suất cổ tức của các công ty giảm đều qua các năm trong 4 năm từ2002-2005 thì tỷ suất cổ tức ở mức từ 5%-8%, nhưng trong 2 năm gần đây 2006 và 2007 thì tỷ lệ này chỉ còn khoảng 2%-2,5% Điều này là do giá cổ phiếu của tất cảcác công ty trên thị trường có nhiềuđột phá mạnh mẽso với những năm đầu (nhất là sau đợt xuống dốc của thị trường năm 2003). Khoảng thời gian từ đầu năm 2006 đến đầu năm 2007 là thời gian thị trường chứng khoán bùng nổ, chỉ số VN-INDEX tăng từ khoảng 300 điểm lên đến hơn 1.000 điểm. Rõ ràng hiệu suất thu hồi vốn tương đối của nhà đầu tư đã có sự sụt giảm đáng kể. Nói cách khác, về so sánh mặt tương đối thì các nhà đầu tư mới có phần thiệt hơn các cổ đông cũ vì mức giá mà họ phải bỏ ra là cao hơn để thu được một đồng cổ tức; dẫn đến tỷ suất sinh lợi từ cổ tức giảm. Nguyên nhân là do các công ty luôn cố gắng duy trì chính sách cổtứcổnđịnh, mặc dù hoạtđộng sản xuất kinh doanh luôn đạtđược những kết quả rất tốt trong khi giá cổ phiếu tăng gấp đôi, gấp ba. Hơn nữa, các nhà đầu tư trong giai đoạn này thường bỏ qua phần lợi nhuận từcổtứcđem lại mà chỉtoàn chú trọng đến phần lãi vốn do chênh lệch giá vớikỳvọngthu đượclợi nhuận khổng lồ, siêu lợi nhuận.

- Hình thức chi trả của các công ty thay đổi so với trước:

. H ÌN H T HỨC C H I T RẢ CỔ TỨC 2006-2008 0 % 1 0 % 2 0 % 3 0 % 4 0 % 5 0 % 6 0 % 7 0 % 8 0 % 9 0 % 1 0 0 % 2 0 0 6 2 0 0 7 2 0 0 8 Cổ p h iếu TM kết hợp cổ p h iếu Tiền mặt

Nguồn: Số liệu thu thập từ www.vndirect.com.vn

Hình thức chi trả bằng tiền mặt tăng qua các năm. Cách thức chi trả bằng cổ phiếu tăng năm 2007, nhưng giảm năm 2007.

Trong năm 2006, tỷ lệ công ty chi trả cổ tức kết hợp tiền mặt và cổ phiếu chiếm đến 76.8% thì tỷ lệ này giảm qua các năm, năm 2007 còn 15.2%đến năm 2008 còn 8%. Nguyên nhân sự sụt giảm có thể một phần do bất ổn thị trường trong năm 2008 chi phối tình hình tài chính của doanh nghiệp. Với sức nóng của thị trường trong năm 2006 chính sách chi trả bằng việc phát hành cổ phiếu thưởng được doanh nghiệp sửdụng nhiều. Nó xấp xỉ bằng với tỷ lệ chi trả cổ tức bằng tiền mặt. Đi cùng với sự suy giảm của thị trường chính sách cổ tức cổ phiếu thưởng không còn sức hút và sự ủng hộ của cổ đông nữa giảm xuống 30.34% năm 2007, và 11.03% năm 2008.

Khi Việt Nam trở thành thành viên của WTO cũng là lúc thị trường chứng khoán Việt Nam phát triển mạnh mẽ nhất từ trước đến nay. Với sự tham gia mạnh mẽ của nhà đầu tư nước ngoài, giá cổ phiếu tăng lên nhanh chóng, VN Index lên điểm mạnh mẽ, từ khoảng 500 điểm lên đến đỉnh 1179.32 điểm ngày 12/03/2007. Sức hút thị trường tác động đối với nhà đầu tư làm giá chứng khoán tăng liên tục. Kỳ vọng cộng với việc khan hiếm cổ phiếu chỉ khoảng 40 mã chứng khoán vào cuối năm 2005 trong thời gian này đóng vai trò đẩy giá chứng khoán của thị trường lên cao. Trong lúc này các công ty tranh thủ phát hành thêm cổ phiếu lần hai. Việc tăng vốn, dù thực hiện để làm gì (tài trợ dự án hay tăng vốn điều lệ ), hay dưới hình thức nào đi chăng nữa đều được cổ đông ủng hộ nhiệt tình. Bởi vì sau khi chi trả

giá được điều chỉnh thì sau đó vẫn tiếp tục tăng giá. Mức cổ tức chi trả không bằng mức chênh lệch giá.

Với đòi hỏi quy mô vốn điều lệ tối thiểu trên 80 tỷ đồng của HOSE, và quy định mức vốn tối thiểu 3000 tỷ của Ngân hàng Nhà nước đối với ngân hàng thương mại. Chính vì vậy mà chính sách chi trả cổ tức phát hành bằng cổ phiếu được sử dụng khá nhiều.

Trong tình hình giá cả các mặt hàng như sắt thép, than, xăng dầu, nhân công... đang gia tăng, chi phí hoạt động sản xuất của các công ty chắc chắn cũng sẽ tăng theo. Điều này sẽ tác động đến lợi nhuận cuối cùng của công ty. Việc áp dụng nhiều biện pháp để cắt giảm chi phí đã và đang được các công ty đẩy mạnh thực hiện. Đây cũng là một yêu cầu bắt buộc để doanh nghiệp tồn tại và đứng vững trên thị trường. Từ năm 2007-2009 xu hướng chung có thể thấy là nhà đầu tư không cònưu thích chi trả do sự sụt giảm của giá cổ phần. Vào mùa đại hội cổ đông năm 2007 một số công ty đã chứng kiến phản đối quyết liệt chia cổ tức bằn cổ phiếu. Thay vào đó, họ yêu cầu được chi trả bằng tiền mặt.

Năm 2008 tuy là một năm khó khăn của thị trường tài chính nói chung và thị trường chứng khoán nói riêng nhưng tỷ lệ chi trả cổ tức bằng tiền mặt tăng lên đáng kể. Việc chi trả cổ tức cao bằng tiền mặt có thể là tín hiệu cho thấy, nhiều công ty không có các dự án đầu tư mở rộng. Một yếu tố quan trọng khác thúc đẩy doanh nghiệp trả cổ tức bằng tiền mặt cao hiện nay là chính sách thuế đánh vào hoạt động kinh doanh chứng khoán có hiệu lực từ ngày 1/1/2009.

Một số công ty niêm yết đã thay đổi kế hoạch như Công ty chứng khoán Sài Gòn (SSI) dự kiến xin ý kiến ĐHCĐ trả 50% cổ tức bằng tiền mặt trong khi trước đó, SSI dự kiến sẽ trả cổ tức bằng CP theo tỷ lệ 5:1 trong tháng 4.2008. Việc chia cổ tức bằng tiền mặt sẽ tạo nên tính hấp dẫn hơn cho CP đó đồng thời làm gia tăng niềm tin cho NĐT. Bên cạnh đó, chương trình phát hành CP ưu đãi cho cán bộ nhân viên của công ty, tiền thưởng cho nhân viên hay kế hoạch trích các quỹ lương, thưởng, phúc lợi... của doanh nghiệp cũng phải được xem xét thỏa đáng vìđiều đó ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của NĐT.

Tính đến cuối tháng 6/2008, đã có gần 50 công ty được UBCKNN cấp phép, chấp thuận về nguyên tắc cho phát hành cổ phiếu để trả cổ tức cho cổ đông. Thực tế này làm dấy lên lo ngại về việc pha loãng CP,ảnh hưởng thị trường niêm yết như “phong trào” phát hành năm 2007. Tuy nhiên, trong bối cảnh lãi suất vay ngân hàng cao như hiện nay, đây được xem là cách làm khôn ngoan trong việc kiếm tìm nguồn vốn của doanh nghiệp.

Hình 2.3. Số lượng công ty chi trả cổ tức tính theo hình thức chi trả năm 2008

56,67% 3,33% (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

10,67% 29,33%

Tiền mặt TM kết hợp cổ phiếu Cổ phiếu Không chi trả

Nguồn: Số liệu thu thập từ www.cophieu68.com.vn

Ngày 27/06/2008, Ủy ban chứng khoán Nhà nước đã ban hành các văn bản gửi cùng lúc tới 5 doanh nghiệp là các Cty CP đường Quảng Ngãi, CTCP Pin Ắc quy miền Nam; CTCP Hoàng Anh Gia Lai, CTCP Xuất nhập khẩu thủy sản Minh Hải, CTCP Kinh đô với tựu trung một nội dung: Không phản đối việc phát hành cổ phiếu để trả cổ tức của công ty. Tuy nhiên, cần lưu ý thực hiện việc phát hành theo đúng Nghị quyết Đại hội đồng cổ đông, đảm bảo quyền lợi của các nhà đầu tư; Liên hệ TT Lưu ký Chứng khoán và Sở GDCK Tp. Hồ Chí Minh xác định ngày chốt danh sách cổ đông.

Nhìn chung, trong số các hồ sơ xin phát hành cổ phiếu để đầu tư sản xuất, kinh doanh thời gian qua, về cơ bản, đều được chấp thuận về nguyên tắc. Tuy nhiên, tại một số hồ sơ xin phát hành UBCKNN cũng đãđưa ra những cảnh báo, thay vì chỉ cấp hồ sơ đơn thuần dựa trên các thủ tục như trước.

Cụ thể, đối với trường hợp phát hành cổ phiếu của CTCP May Phú Thịnh – Nhà Bè, dù đã chấp thuận về nguyên tắc nhưng UBCKNN cũng đề nghị công ty xem xét lại một số nội dung như bổ sung bản cáo bạch do những rủi ro pha loãng giá cổ phiếu; rủi ro của dự án xây dựng khu chung cư; căn cứ pháp lý, phương án xây dựng và kế hoạch triển khai dự án xây dựng khu chung cư;… và đề nghị công ty sửa đổi, hoàn chỉnh hồ sơ trước khi cấp giấy chứng nhận chào bán cổ phiếu ra công chúng chính thức.

Không có quy định nào cấm doanh nghiệp có quyền trả cổ tức bằng cổ phiếu. Nhất là trong bối cảnh doanh nghiệp đang rất khó khăn khi vay vốn ngân hàng và phải chịu lãi suất cao như hiện nay. Tuy nhiên, trước khi lựa chọn phương án này, doanh nghiệp nên cân nhắc kỹ nếu thực sự nhu cầu về vốn chỉ là ngắn hạn. Vì vay vốn có thể làm giảm lợi nhuận trước mắt nhưng về lâu dài, nó sẽ không làm pha loãng giá trị cổ phiếu của doanh nghiệp.

Những động thái can thiệp của Nhà nước đã làm cho thị trường chứng khoán có sự sụt giảm rõ rệt. Nhà đầu bắt đầu lo sợ và bán ào ạt cổ phiếu làm cho giá của tất cả các cổ phiếu đều giảm. Thể hiện rõ nhất là VN-Index và HASTC-Index đều giảm khoảng phân nửa số điểm. Vì vậy, trong thời gian đầu năm 2008 Chính phủ đã có ý kiến chỉ đạo các cơ quan chức năng như UBCKNN, SGDCK và TTLKCK hạn chế, siết chặt lại số lượng các công ty niêm yết, các công ty muốn phát hành thêm cổ phiếu và trả cổ tức bằng cổ phiếu thậm chí là trì hoãn tiến độcổ phần hóa của các tập đoàn, tổng công ty Nhà nước lớn mà thời gian trước Chính phủ đã có những cam kết vềviệc thực hiện đúng tiến trình cổ phần của những tổng công ty lớn này. Cung hàng hóa cho thị trường chứng khoán đã gia tăng một cách đáng kể qua số lượng các công ty niêm yết ngày càng nhiều, các đợt IPO của các tập đoàn, tổng công ty lớn như: Đạm Phú Mỹ, Bảo Việt, PVFC, Vietcombank, Sabeco, Habeco,… đã gây tâm lý e ngại, dè chừng của các nhà đầu tư trong tình huống có quá nhiều sựlựa chọn mà nguồn lực của nhà đầu tưlà có giới hạn. Dođó, nếu công ty phát hành trong thời điểm này thì khó đạt được kết quả như mong muốn. Thực tế là thời điểm vừa qua, khi thị trường có sự giảm sút đáng kể, các nhàđầu tư chỉmong bán cổphiếu hiện có củamình để chờ thị trường phục hồi còn các đợt phát hành, IPO thì trong tình trạng ế ẩm. Đây có lẽ là thời điểm khó khăn khi các công ty muốn phát hành cổ phiếu thêm. Vì vậy, chính sách cổ tức không thể dựa dẫm vào yếu tố thị trường để làm hậu thuẫn như trước đây được nữa. Với hoàn cảnh mới, các công ty cần phải tận dụng nội lực của mình chứ không trông chờ, ỷlại vào nguồn lực từ thị trường.để tài trợ cho hoạt động sản xuất kinh doanh cũng nhưcác dựán của mình.

Đại diện một DN khi được hỏi thừa nhận, vẫn biết hiện nay việc phát hành CP huy động vốn, trả cổ tức bằng CP sẽ làm pha loãng CP ảnh hưởng đến NĐT nhưng đứng về góc

Một phần của tài liệu Luận văn: CHÍNH SÁCH CỔ TỨC CỦA CÁC CÔNG TY NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM DƯỚI TÁC ĐỘNG CỦA THUẾ THU NHẬP pot (Trang 41 - 48)