Ngành may mặc

Một phần của tài liệu Luận văn: CHÍNH SÁCH CỔ TỨC CỦA CÁC CÔNG TY NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM DƯỚI TÁC ĐỘNG CỦA THUẾ THU NHẬP pot (Trang 50 - 51)

a) Đặc điểm của ngành

Doanh nghiệp dệt may Việt Nam hiện nay chủ yếu là thực hiện các đơn hàng gia công xuất khẩu cho phía nước ngoài. Số doanh nghiệp có khả năng thiết kế và sản xuất các sản phẩm thời trang hiện nay vẫn chưa nhiều. Do đó giá trị gia tăng trong các sản phẩm may mặc của Việt Nam còn thấp, dẫn đến lợi nhuận thu về chưa tương ứng với khả năng cũng như giá trị xuất khẩu. Trong bối cảnh xuất khẩu gặp nhiều khó khăn như hiện nay lợi nhuận doanh nghiệp trong ngành chịu áp lực không nh.

Các doanh nghiệp dệt may trong định hướng phát triển chiến lược của mình vẫn chú trọng đầu tư phát triển ngành may, vốn là ngành nghề kinh doanh chính. TCM thực hiện đầu

tư nhà máy sợi OE và nhà máy may thứ 8 nhằm chủ động nguyên liệu sản xuất cũng như nâng cao năng lực sản xuất. GMC có chiến lược đầu tư vào hai thị trường, thị trường cao cấp với quy mô khoảng 10 -15 dây chuyền và thị trường cạnh tranh về giá với quy mô khoảng 40 dây chuyền . TNG có dự án đầu tư nhà máy TNG Sông Công, đưa thêm dây chuyền mới và tuyển thêm công nhân nhằm nâng cao năng suất. Gilimex có dự án xí nghiệp đầu tư may Gilimex Phú Mỹ để nâng cao năng lực sản xuất của ngành may.

b) Chính sách cổ tức của ngành

Mặc dù đang ở giai đoạn đầu tư nhưng nhìn chung tỷ lệ chi trả cổ tức tiền mặt của công ty trong ngành khá cao tăng dần qua các năm. Cụ thể, GIL có mức cổ tức năm 2006 là 8% đến năm 2008 tỷ lệ chi trả lên đến 41%. NPS có tỷ lệ trả tăng lên khá lớn 15% năm 2006 lên đến 80% năm 2008. Bài toán hiệu quả của chính sách của các công ty trong ngành may mặc cần xem xét lại. Thật sự doanh nghiệp đang thừa tiền chi trả cổ tức này là từ lợi nhuận hay cẳt giảm đầu tư trong khi doanh nghịêp đang có nhiều dự án triển khai khi thị trường tài chính trong giai đoạn 2008 khó khăn cho huy động vốn.

Một phần của tài liệu Luận văn: CHÍNH SÁCH CỔ TỨC CỦA CÁC CÔNG TY NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM DƯỚI TÁC ĐỘNG CỦA THUẾ THU NHẬP pot (Trang 50 - 51)