TÁC ĐỘNG CỦA THUẾ ĐẾN CHÍNH SÁCH CHI TRẢ CỔ TỨC

Một phần của tài liệu Luận văn: CHÍNH SÁCH CỔ TỨC CỦA CÁC CÔNG TY NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM DƯỚI TÁC ĐỘNG CỦA THUẾ THU NHẬP pot (Trang 54 - 100)

Hệ thống thuế thu nhập của Việt Nam hiện nay bao gồm thuế thu nhập doanh nghiệp và thuế thu nhập cá nhân.

2.2.1.1 Thuế thu nhập doanh nghiệp

Doanh nghiệp là tổ chức pháp nhân. Doanh nghiệp có thể ký hợp đồng, nắm giữ tài sản, vay nợ, kiện và các trách nhiệm pháp lý khác. Luật thuế TNDN ở tất cả các quốc gia đều quy định doanh nghiệp phải thực hiện nghĩa vụ nộp thuế TNDN trên thu nhập mà doanh

nghiệp của các nước trong đó có Việt Nam, đều quy định các khoản chi cụ thể được phép trừ ra khỏi thu nhập chịu thuế của doanh nghiệp. Vấn đề là doanh nghiệp cần xem xét các khoản chi có liên quan đến chi tiêu vốn của doanh nghiệp, cụ thể là luật thuế TNDN có tác động như thế nào đối với nguồn tài trợ nợ và vốn cổ phần. Do chi phí lãi vay là một chi phí được khấu trừ thuế, nếu thuế suất thuế TNDN gia tăng sẽ làm tăng mong muốnsử dụng nợ vay so với các loại vốn khác xét từ quan điểm lợi nhuận. doanh nghiệp có thể chấp nhận một đòn bẫy tài chính lớn hơn để doanh nghiệp có thể tính toán dòng tiền hoạt động nhằm chi trả được khoản nợ vay theo kế hoạch,

Ngược lại, cổ tức là khoản chi trả cho cổ đông mà doanh nghiệp không được khấu trừ thuế, Thuế suất thuế TNDN cao hay thấp cũng sẽ ảnh hưởng đến doanh nghiệp trong việc huy động nguồn vốn cổ phần. Trong trường hợp thị trường chứng khoán của quốc gia duy trì sự phát triển gắn liền với dự báo tỷ lệ tăng trưởng ổn định của nền kinh tế trong nước và các nền kinh tế lớn trên thế giới, với thuế suất thuế TNCN ở mức độ thấp thì khả năng doanh nghiệp huy động một tỷ lệ vốn cổ phẩn cao là điều cần được nghiên cứu và sử dụng hợp lý. Đối với thuế thu nhập doanh nghiệp thì các doanh nghiệp chịu một mức thuế suất là 25%. Trước kia thì các doanh nghiệp nhà nước khi chuyển sang hình thức công ty cổ phần thìđược miễn thuế thu nhập doanh nghiệp trong hai năm đầu và giảm 50% trong hai năm tiếp theo, hoặc quy định các công ty niêm yết được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp 50% trong hai năm đầu. (Các quy định này đã bị bãi bỏ trong năm 2007). Ta có thể thấy các quy định ưu đãi thuế này góp phần không nhỏ đến việc gia tăng lợi nhuận của doanh nghiệp và do đó làm gia tăng khả năng chi trả cổ tức của các doanh nghiệp này rất nhiều.

2.2.1.2 Thuế thu nhập cá nhân

Thuế suất thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập từ kinh doanh, từ tiền lương, tiền công được áp dụng theo biểu thuế luỹ tiến từng phần theo quy định tại Điều 22 Luật Thuế thu nhập cá nhân, cụ thể như sau:

Bậc thuế Phần thu nhập tính thuế/năm (triệu đồng) Phần thu nhập tính thuế/tháng (triệu đồng) Thuế suất (%) 1 Đến 60 Đến 5 05 2 Trên 60 đến 120 Trên 5 đến 10 10 3 Trên 120 đến 216 Trên 10 đến 18 15

4 Trên 216 đến 384 Trên 18 đến 32 20

5 Trên 384 đến 624 Trên 32 đến 52 25

6 Trên 624 đến 960 Trên 52 đến 80 30

7 Trên 960 Trên 80 35

Thu nhập tính thuế áp dụng Biểu thuế này là thu nhập của cá nhân cư trú có thu nhập chịu thuế từ kinh doanh và từ tiền lương, tiền công sau khi đã trừ đi khoản giảm trừ gia cảnh, các khoản đóng bảo hiểm bắt buộc, khoản đóng góp từ thiện, nhân đạo, khuyến học.

Bên cạnh việc đánh thuế váo tiền lương, tiền công của cá nhân thì Thông tư số 84 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành một số điều của luật thuế thu nhập cá nhân và hướng dẫn thi hành nghị định dố 100/2008/NĐ-CP ngày 08/09/2008 cùa Chính phủ quy định chi tiết một số điều của luật thuế thu nhập cá nhân cũng đề cập tới thuế đối với thu nhập đầu tư vốn:

“1. Thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập từ chuyển nhượng vốn của cá nhân không cư trú được xác định bằng tổng số tiền mà cá nhân không cư trú nhận được từ việc chuyển nhượng phần vốn tại các tổ chức, cá nhân Việt Nam nhân (x) với thuế suất 0,1%, không phân biệt việc chuyển nhượng được thực hiện tại Việt Nam hay tại nước ngoài.

Tổng số tiền mà cá nhân không cư trú nhận được từ việc chuyển nhượng phần vốn tại các tổ chức, cá nhân Việt Nam là tổng giá trị chuyển nhượng vốn không trừ bất kỳ khoản chi phí nào kể cả giá vốn.

2. Tổng số tiền chuyển nhượng đối với từng trường hợp cụ thể được xác định như sau:

2.1. Trường hợp chuyển nhượng phần vốn góp thì tổng số tiền chuyển nhượng được xác định căn cứ vào giá trị chuyển nhượng ghi trên hợp đồng chuyển nhượng.

Trường hợp hợp đồng chuyển nhượng không quy định giá thanh toán hoặc giá thanh toán trên hợp đồng không phù hợp với giá thị trường thì cơ quan thuế có quyền ấn định giá trị chuyển nhượng. Căn cứ ấn định giá chuyển nhượng dựa vào tài liệu điều tra của cơ quan thuế hoặc căn cứ giá chuyển nhượng vốn của các trường hợp khác ở cùng thời gian, hoặc các hợp đồng chuyển nhượng tương tự.

2.2. Trường hợp chuyển nhượng chứng khoán thì giá trị chứng khoán được xác định như sau:

- Đối với chứng khoán niêm yết: giá bán chứng khoán là giá chuyển nhượng thực tế trên thị trường chứng khoán tại thời điểm bán. Giá thị trường tại thời điểm bán là giá khớp lệnh tại Sở giao dịch chứng khoán hoặc Trung tâm giao dịch chứng khoán.

- Đối với chứng khoán chưa niêm yết nhưng đã đăng ký giao dịch tại trung tâm giao dịch chứng khoán: giá bán chứng khoán là giá giao dịch thoả thuận theo quy định của Trung tâm giao dịch chứng khoán tại ngày chuyển nhượng chứng khoán.

- Đối với chứng khoán không thuộc các trường hợp nêu trên: Giá bán chứng khoán là giá chuyển nhượng ghi trên hợp đồng chuyển nhượng. Trường hợp trên hợp đồng không ghi giá chuyển nhượng hoặc ghi giá chuyển nhượng thấp hơn giá thị trường thì cơ quan thuế có quyền ấn định giá chuyển nhượng. Căn cứ ấn định giá chuyển nhượng là giá chứng khoán theo điều tra của cơ quan thuế hoặc giá trị chứng khoán theo sổ sách kế toán của công ty phát hành tại thời điểm gần nhất với thời điểm chuyển nhượng chứng khoán.

3. Thời điểm xác định thu nhập tính thuế đối với thu nhập từ chuyển nhượng vốn của cá nhân không cư trú là thời điểm hợp đồng chuyển nhượng vốn có hiệu lực hoặc thời điểm hoàn tất việc chuyển tên sở hữu (đối với chuyển nhượng phần vốn góp; chứng khoán chưa niêm yết và chưa đăng ký giao dịch) hoặc thời điểm Trung tâm giao dịch chứng khoán hoặc Sở giao dịch chứng khoán công bố giá thực hiện (đối với chứng khoán niêm yết và chứng khoán chưa niêm yết nhưng đãđăng ký giao dịch)”

Luật Thuế TNCN của Việt Nam có hiệu lực từ 01.01.2009 đã có nhiều sửa đổi so với Pháp lệnh Thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao. Điểm thay đổi nổi bật là thu nhập từ đầu tư vốn bao gồm lãi cho vay, cổ tức, thu nhập từ chuyển nhượng vốn sẽ chịu thuế TNCN theo biểu thuế toàn phần.

2.2.2 Tác động của thuế thu nhập đến chính sách chi trà cổ tức:

2.2.2.1 Thuế thu nhập ảnh hưởng đến công ty và nhà đầu tư:

Nghiên cứu thuế suất đối với thu nhập đầu tư vốn là 5% và đối với thu nhập từ chuyển nhượng vốn là 0,1% trên giá bán và 20% trên thu nhập chịu thuế là vấn đề mà các công ty cổ phần cần phải quan tâm trong thời gian tới đối với chính sách phân phối cổ tức của mình, nhằm tối đa hoá giá trị doanh nghiệp và gia tăng lợi ích cho cổ đông.

Cũng phải khẳng định rằng, chính sách thuế TNCN có những ảnh hưởng to lớn tới lợi ích của doanh nghiệp. Về góc độ doanh nghiệp, theo chính sách thuế TNCN có hiệu lực từ ngày 1/1/2009 thì các khoản cổ tức chi trả bằng tiền hay chi trả bằng cổ phiếu đều là đối tượng

chịu thuế TNCN. Do vậy việc xây dựng cơ chế cổ tức hợp lý là nội dung mà các Công ty cổ phần phải nghiên cứu ngay từ bây giờ. Điều quan trọng là phải kết hợp chính sách phân phối cổ tức với quyết định đầu tư và quyết định tài trợ trên cơ sở một cấu trúc vốn thích hợp. Với quy định của Luật Thuế TNCN không tính thuế thu nhập đối với khoản thu nhập giữ lại, sẽ là cơ hội cho các công ty cổ phần sử dụng khoản thu nhập sau thuế để tái đầu tư, vừa giảm chi phí sử dụng vốn trong tình hình lãi suất vay ngân hàng thương mại đang tăng cao và không ổn định, vừa gia tăng giá trị công ty và đem lại lợi ích cho cổ đông qua trì hoãn được khoản thuế TNCN phải nộp.

Mặt khác, việc quy định tính thuế TNCN đối với cổ tức nhận bằng cổ phiếu, trên cơ sở quy đổi theo giá thị trường tại thời điểm nhận cổ phiếu để xác định thu nhập tính thuế, là một vấn đề cần được xem xét. Với quy định này của Luật Thuế TNCN chưa thật sự khuyến khích các công ty cổ phần sử dụng nguồn thu nhập giữ lại để đầu tư thông qua hình thức chi trả cổ tức bằng cổ phiếu. Việc áp dụng thuế suất thấp (5%) đối với thu nhập là cổ tức bằng tiền mặt nhưng nhưng lại tính thuế trên cổ tức được chia bằng cổ phiếu theo giá thị trường tại thời điểm chi trả, khi mà khoản thu nhập này cổ đông chưa thật sự nắm giữ trên tay không thể hiện định hướng khuyến khích các công ty cổ phần sử dụng lợi nhuận sau thuế để tái đầu tư. Hướng xem xét, sửa đổi cách tính thuế đối với cổ tức nhận được bằng cổ phiếu nên qui định tương tự như tính thuế đối với thu nhập từ chuyển nhượng vốn. Cụ thể, khi cổ đông thực hiện chuyển nhượng cổ phiếu trên thị trường thì lúc này sẽ phát sinh khoản thuế TNCN phải nộp trên chênh lệch giá (giữa giá thị trường và mệnh giá) hoặc bằng một tỷ lệ (%) ấn định trên giá trị chuyển nhượng, sẽ là một nội dung phù hợp hơn với đặc điểm của nền kinh tế Việt Nam. Sẽ khuyến khích các Công ty cổ phần xây dựng một chính sách phân phối linh hoạt, sử dụng khoản lợi nhuận sau thuế để đầu tư khi mà nguồn vốn tài trợ cho hoạt động sản xuất kinh doanh còn quá thấp, chi phí sử dụng vốn quá cao.

Vì vậy, Nhà nước cần nghiên cứu xây dựng biểu thuế, phương pháp tính thuế một cách khoa học, để có thể đưa chính sách thuế TNCN trở thành một công cụ điều tiết vĩ mô trong phát triển kinh tế, định hướng cho hoạch định cấu trúc vốn nhằm gia tăng giá trị của các Cty cổ phần và phát triển thị trường chứng khoán còn non trẻ của Việt Nam.

Công ty cổ phần là một loại hình doanh nghiệp điển hình, chiếm tỷ lệ khá lớn trong tổng số các doanh nghiệp được thành lập ở tất cả các quốc gia phát triển trên thế giới. Một trong ba quyết định quan trọng của Ban điều hành công ty cổ phần là cơ chế phân chia cổ tức được

thực hiện trên nguyên tắc phải đảm bảo và gia tăng lợiích cho cổ đông.

Lợi ích của cổ đông được đo lường trên cơ sở các khoản thu nhập sau thuế. ở nhiều nước trên thế giới, ngoài thuế thu nhập doanh nghiệp, khi các cổ đông nhận được cổ tức, trái tức hoặc thu được lãi vốn do chuyển nhượng cổ phần sẽ bị điều tiết bởi thuế thu nhập cá nhân. Luật Thuế TNCN của Việt Nam có hiệu lực từ 01.01.2009 đã có nhiều sửa đổi so với Pháp lệnh Thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao. Điểm thay đổi nổi bật là thu nhập từ đầu tư vốn bao gồm lãi cho vay, cổ tức, thu nhập từchuyển nhượng vốn sẽ chịu thuế TNCN theo biểu thuế toàn phần. Nghiên cứu thuế suất đối với thu nhập đầu tư vốn là 5% và đối với thu nhập từ chuyển nhượng vốn là 0,1% trên giá bán và 20% trên thu nhập chịu thuế (tuỳ theo phương pháp tính thuế mà nhà đầu tư đăng ký nộp thuế) là vấn đề mà các công ty cổ phần cần phải quan tâm trong thời gian tới đối với chính sách phân phối cổ tức của mình, nhằm tối đa hoá giá trị doanh nghiêp và gia tăng lợi ích cho cổ đông.

Một số quan điểm vể cổ tức:

Quan điểm truyền thống về chính sách phân phối cho rằng, lơi tức cổ phiếu gia tăng hôm nay sẽ làm lợi cho các cổ đông nhiều hơn và do đó sẽ làm gia tăng giá trị doanh nghiệp. Lập luận đầu tiên đó là cổ tức nhận được bằng tiền mặt ngày hôm này sẽ có giá rị hơn phần chênh lệch do chuyển nhượng vốn mà cổ đông nhận được sau này, đồng thời cổ tức nhận được hôm nay là chắc chắn, còn phần chênh lệch do chuyển nhượng vốn trong tương lai thì hoàn toàn không chắc chắn.

Qua điểm mới thì cho rằng gia tăng cổ tức sẽ làm giảm giá giá trị doanh nghiệp. Cơ sở lý luận của trường phái này cho rằng, các doanh nghiệp đang hoạt động trong một thế giới thực và đối diện với một thị trường cạnh tranh không hoàn hảo chứa nhiều nhân tố mà cả doanh nghiệp lẫn cổ đông phải quan tâm mà điển hình nhất là thu nhập của các cổ đông phải gánh chịu ảnh hưởng của nhân tố thuế. Ở hầu hết các quốc gia trên thế giới, chính phủ đều đánh thuế nhẹ trên thu nhập đạt được bằng tiền mặt sẽ nặng hơn thuế đánh trên chênh lệch do chuyển nhượng vốn, là kết quả của sự chênh lệch do lợi nhuận giữ lại làm gia tang giá trị thật của cổ phiếu so với giá trị trước đây.

Khi công ty cổ phần chia cổ tức bằng cổ phiếu, biến động về giá cổ phiếu chịu sự tác động của nhiều nhân tố bên ngoài lẫn bên trong công ty. Những công ty cổ phần có hình tượng tốt đẹp trên thị trường cùng với sự phát triển của thị trường chứng khoán thì giá cả của cổ phiếu không tác động giảm giá đáng kể, vì thực chất số cổ phiếu phát hành đãđược thực

hiện trên cơ sở lợi nhuận của công ty cồ phần đã đạt được, tức đã được đảm bảo về giá trị bằng tiền. Trong trường hợp này, nếu cổ đông không muốn nắm giữ thì có thể bán trên thị trường để thu về tiền mặt. Đối với những công ty cổ phần áp dụng phương pháp mới thì không cần dùng đến tiền mặt nhưng vẫn đạt được mục đích là đem lợi nhuận chia cho cổ đông, đáp ứng cho nguồn vốn sử dụng để tái đầu tư, mở rộng quy mô, phục vụ cho chiến lược phát triển lâu dài của công ty. Mặt khác khi giá cổ phiếu của công ty trên thị trường quá cao, không có lợi cho việc thu hút đầu tư rộng rãi,đểhạn chế giá cổ phiếu, không vượt qua phạm vi kiểm soát của công ty, việc áp dụng phương pháp này có thể khống chế giá cả cổ phiếu của công ty trên thị trường trong một phạm vi tối ưu. Bên cạnh những tác động tích cực, việc áp dụng phương pháp chi trả cổ tức bằng cổ phiếu cũng có thể đem lại những tác động không tốt, nhà đầu tư sẽ cho rằng công ty cổ phần kinh doanh kém hiệu quả, không đảm bảo khả năng tạo ra tiền, quay vòng vốn không linh hoạt, từ đó sẽ làm dao động lòng tin của nhà đầu tư và làm giá cổ phiểu giảm mạnh, điều quan trọng hơn là việc chi trả cổ tức bằng cổ phiếu có thể làm loãng giá cổ phiếu và gây thiệt hại lớn hơn cho cổ đông và cả công ty cổ phần do tổng giá trị thị trường cổ phiếu của cổ đang đang nắm giữ sẽ giảm đi do giá cổ phiếu giảm. Mặt khác với việc trả cổ tức bằng cổ phiếu có thể làm cho công ty cổ phần không đảm bảo khả năng kiểm soát, do sự thôn tính của các doanh nghiệp khác bằng hình thức thu mua

Một phần của tài liệu Luận văn: CHÍNH SÁCH CỔ TỨC CỦA CÁC CÔNG TY NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM DƯỚI TÁC ĐỘNG CỦA THUẾ THU NHẬP pot (Trang 54 - 100)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)