Sơ đồ 1.1 : Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Sacombank chi nhánh Vĩnh Long
5. KẾT CẤU ĐỀ TÀI
2.2 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG DOANH NGHIỆP VỪA
2.2.2 Tình hình cho vay đối với DNVVN của ngân hàng
2.2.2.1 Doanh số cho vay
Trong những năm qua nền kinh tế Vĩnh Long gặp nhiều khó khăn do biến động của nền kinh tế thế giới đã ảnh hưởng mạnh đến nền kinh tế Việt Nam, nền kinh tế của tỉnh chủ yếu dựa vào nông nghiệp đặc biệt là làm lúa và trồng vườn trong khi giá cả các mặt hàng lương thực, nông thủy hải sản không ổn định ảnh hưởng trực tiếp đến thu nhập và đời sống của người dân, giá cả của một số mặt hàng thiết yếu như xăng, dầu, thép, phân bón,….tiếp tục biến động mạnh và tăng cao. Tuy nhiên, với sự phấn đấu của tồn thể cán bộ cơng nhân viên trong chi nhánh đã thực hiện cơng tác tín dụng ngày càng phát triển góp phần vào sự nghiệp phát triển kinh tế địa phương.
Bảng 2.3: Doanh số cho vay DNVVN tại Sacombank chi nhánh Vĩnh Long
ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm Chênh lệch 2017 2018 2019 2018/2017 2019/2018 Số tiền ±% Số tiền ±% Ngắn hạn 2.468.281 1.556.314 1.599.953 -911.967 -36,95 43.639 2,80 Trung-dài hạn 18.942 55.797 212.638 36.855 194,57 156.841 281,09 Tổng 2.487.223 1.612.111 1.812.591 -875.112 -35,18 200.480 12,44
Hình 2.2: Cho vay DNVVN của ngân hàng Sacombank (2017-2019)
Từ bảng số liệu ta thấy tổng doanh số cho vay qua 3 năm tăng giảm không ổn định. Năm 2017 tổng doanh số cho vay là 2.487.223 triệu đồng, đến năm 2018 tổng doanh số cho vay là 1.612.111 triệu đồng giảm 875.112 triệu đồng tương đương 35,18% so với năm 2017. Sang năm 2019 tổng doanh số cho vay là 1.812.591 triệu đồng tăng 200.480 triệu đồng tương đương 12,44% so với năm 2012.
Doanh số cho vay ngắn hạn
Doanh số cho vay ngắn hạn tại Sacombank chi nhánh Vĩnh Long trong những năm qua có những biến động đáng kể. Năm 2017 doanh số cho vay đạt 2.468.281 triệu đồng, sang năm 2013 doanh số cho vay giảm xuống còn 1.556.314 triệu đồng, giảm 911.967 triệu đồng, tương đương giảm 36,95%. Đến năm 2019 doanh số cho vay tăng lên 1.599.953 triệu đồng, tăng 43.639 triệu đồng, tương đương tăng 2.8% so với năm 2018.
Năm 2019 doanh số cho vay tăng lên là do ngân hàng đã từng bước mở rơng phạm vi hoạt động của mình thơng qua việc đáp ứng nhu cầu vốn cho các doanh nghiệp, hộ cá thể thông qua việc hỗ trợ lãi suất cho vay nên nhu cầu vốn của nền kinh tế tăng lên. Ngân hàng có thể cho khách hàng vay ngắn hạn nhằm bổ sung vốn lưu động tạm thời thiếu hụt của khách hàng hoặc cho vay tiêu dùng. Trong hoạt động tín dụng của ngân hàng thì tín dụng ngắn hạn ln được các ngân hàng quan
tâm hàng đầu, trong đó khơng thể thiếu Sacombank chi nhánh Vĩnh Long, bên cạnh việc hỗ trợ vốn cho các thành phần, ngành kinh tế phát triển, đây còn là yếu tố quan trọng trong việc tạo ra lợi nhuận cho Ngân hàng. Ngân hàng Sacombank chi nhánh Vĩnh Long chủ yếu cho vay sửa chữa, xây dựng, đầu tư và phát triển vào các cơng trình, dự án nhỏ nên nhu cầu vay ngắn hạn rất lớn.
Doanh số cho vay trung và dài hạn
Mục đích của khách hàng vay trung – dài hạn tại chi nhánh nhằm mở rông sản xuất kinh doanh, phát triển cơ sở hạ tầng, mua sắm trang thiết bị hay phục vụ đời sống cán bộ cơng nhân viên…Các khoản vay trung – dài hạn có thời gian thu hồi vốn lâu và có độ rủi ro lớn nên Ngân hàng rất thận trọng trong công tác thẩm định và xét duyệt cho vay. Cho vay trung – dài hạn dễ bị tác động bởi nhưng thay đổi của nền kinh tế nên chiếm tỷ trọng khá nhỏ trong cơ cấu. Tuy nhiên doanh số cho vay trung – dài hạn cũng góp phần làm tăng doanh số cho vay qua các năm tại Sacombank chi nhánh Vĩnh Long. Tình hình cho vay trung – dài hạn của chi nhánh tăng nhanh và liên tục qua các năm. Cụ thể năm 2017 doanh số cho vay là 18.942 triệu đồng, đến năm 2018 doanh số cho vay tăng lên 55.797 triệu đồng, tăng 36.855 triệu đồng tương ứng tăng 197,57%. Sang năm 2019 doanh số cho vay này tiếp tục tăng lên đáng kể, đạt 212.638 triệu đồng, so với năm 2018 chỉ tiêu này tăng lên 156.841 triệu đồng, tương ứng tăng 281.09 %. Tuy doanh số cho vay trung – dài hạn tăng lên qua các năm, nhưng cho vay trung – dài hạn tiềm ẩn nhiều rủi ro, thời gian thu hồi nợ lâu trong khi nguồn vốn của chi nhánh có hạn nên doanh số cho vay trung – dài hạn vẫn còn chiếm tỷ trọng thấp trong tổng cơ cấu cho vay DNVVN tại ngân hàng Sacombank chi nhánh Vĩnh Long trong những năm qua.
2.2.2.2 Doanh số thu nợ
Bảng 2.4. Doanh số thu nợ DNVVN tại Sacombank chi nhánh Vĩnh Long
ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm Chênh lệch 2017 2018 2019 2018/2017 2019/2018 Số tiền ±% Số tiền ±% Ngắn hạn 1.240.574 1.994.500 1.308.232 753.926 60,77 -686.268 -34,41 Trung-dài hạn 288.099 101.420 211.673 -186.679 -64,80 110.253 108,71 Tổng 1.528.673 2.095.920 1.519.905 567.247 37,11 -576.015 -27,48
(Nguồn: Phịng kế tốn – ngân quỹ Sacombank chi nhánh Vĩnh Long)
Hình 2.3: Tình hình thu nợ DNVVN của ngân hàng Sacombank (2017-2019)
Qua bảng kết quả trên, ta thấy tổng doanh số thu nợ qua các năm có sự tăng giảm rõ rệt. Năm 2017 tổng doanh số nợ là 1.528.673 triệu đồng, sang năm 2018 tổng doanh số thu nợ là 2.095.920 triệu đồng tăng 567.247 triệu đồng tương đương tăng 37,11% so với năm 2017. Đến năm 2019 tổng doanh số thu nợ giảm rõ rêt là 1.519.905 triệu đồng giảm 576.015 triệu đồng tương đương giảm 27,48% so với năm 2018. Cụ thể:
Doanh số thu nợ ngắn hạn
Giai đoạn năm 2017-2019 doanh số thu nợ ngắn hạn tại Sacombank chi nhánh Vĩnh Long tăng giảm không đồng điều, Thu nợ tăng sẽ hạn chế rủi ro tại ngân hàng. Do ý thức được tầm quan trọng của công tác thu nợ đối với hoạt động của mình, ngân hàng đã theo dõi các khoản nợ vay và có nhiều biện pháp tích cực trong cơng tác thu nợ để hạn chế nợ quá hạn như phát mãi tài sản, trích lập quỹ dự phòng,….
Đặc biệt đối với khoản vay ngắn hạn thì có nhiều thuận lợi hơn các khoản vay khác do thời gian ngắn nên việc thu hồi nợ dễ dàng, ít rủi ro hơn. Cụ thể, năm 2017 doanh số thu nợ là 1.240.574 triệu đồng , sang năm 2018 doanh số thu nợ tăng lên thêm 753.926 triệu đồng, đạt 1.994.500 triệu đồng, tương đương với mức tăng là 60,77%. Nhưng bước sang năm 2019 doanh số thu nợ đã có chiều hướng giảm xuống chỉ còn 1.308.232 triệu đồng, giảm 686.268 triệu đồng, tương đương giảm 34.41%. Nguyên nhân là khách hàng gặp khó khăn trong sản xuất kinh doanh, lợi nhuận thu được giảm nên cịn chậm chạm trong cơng tác trả nợ cho ngân hàng. Doanh số thu nợ trung – dài hạn
Năm 2017 doanh số thu nợ đối với các khoản vay trung – dài hạn đạt được là 288.099 triệu đồng, bước sang năm 2018 doanh số này giảm xuống chỉ còn 101.420 triệu đồng, giảm 186.679 triệu đồng, tương đương giảm 64,80%. Năm 2019 công tác thu hồi nợ đã đạt được những chuyển biến đáng khích lệ, doanh số thu nợ tăng lên 211.673 triệu đồng, so với năm 2018 thì doanh số này đã tăng lên 110.253 triệu đồng, tương đương tăng 108,71%.
Nhìn chung, sự gia tăng của doanh số thu nợ trung – dài hạn đó là nhờ vào một phần cơng tác tín dụng tại chi nhánh thực hiện chặt chẽ và hợp lý. Có được kết quả như vậy cho thấy ngân hàng có đội ngũ nhân viên có kinh nghiệm trong việc lựa chọn khách hàng có uy tín cao trong kinh doanh, cơng tác thẩm định, theo dõi quá trình sử dụng vốn, nhắc nhở khách hàng trả nợ được thực hiện tốt, chính nhờ vậy đã góp phần giúp cho chi nhánh hạn chế được những rủi ro mà như chúng ta đã biết đối tượng này thì rủi ro tín dụng rất cao.
2.2.2.3 Tình hình dư nợ
Bảng 2.5: Doanh số dư nợ DNVVN tại Sacombank chi nhánh Vĩnh Long
ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm Chênh lệch 2017 2018 2019 2018/2017 2019/2018 Số tiền ±% Số tiền ±% Ngắn hạn 2.238.574 1.800.388 2.092.109 -438.186 -19,57 291.721 16,20 Trung-dài hạn 489.683 444.060 445.025 -45.623 -9,32 965 0,22 Tổng 2.728.257 2.244.448 2.537.134 -483.809 -17,73 292.686 13,04
(Nguồn: Phịng kế tốn – ngân quỹ Sacombank chi nhánh Vĩnh Long)
Hình 2.4: Tình hình dư nợ DNVVN của ngân hàng Sacombank (2017-2019)
Nhìn chung, tổng doanh số dư nợ có sự tăng giảm khơng ổn định qua các năm. Năm 2017 tổng doanh số dư nợ là 2.728.257 triệu đồng, năm 2018 tổng dư nợ là 2.244.448 triệu đồng, giảm 483.809 triệu đồng, tương đương giảm 17,73%. Sang năm 2019 doanh số dư nợ tăng lên 2.537.134 triệu đồng, tăng 13,04% tương ứng với số tiền tăng là 292.686 triệu đồng so với năm 2018. Cụ thể:
Doanh số dư nợ ngắn hạn
Doanh số dư nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng cao trong tổng doanh số dư nợ nhưng nhìn chung doanh số này tăng giảm khơng ổn định qua các năm. Cụ thể, năm
2017 doanh số dư nợ là 2.238.574 triệu đồng, sang năm 2018 doanh số dư nợ là 1.800.388 triệu đồng, giảm 438.186 triệu đồng, tương đương giảm 19,57%. Dư nợ giảm là tình hình kinh tế bất ổn, lạm phát ở mức cao nên khơng khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư dẫn đến nhu cầu về vốn giảm, làm giảm doanh số cho vay ngắn hạn.
Năm 2019 doanh số dư nợ đạt được là 2.092.109 triệu đồng, tăng 291.721 triệu đồng, tương ứng tăng 16,2% so với năm 2018. Nguyên nhân là do năm 2019, chính sách kích thích tăng trưởng kinh tế của Chính phủ phát huy tác dụng, đa số các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh có nhu cầu đầu tư nhiều làm cho nhu cầu về vốn tăng mạnh, doanh số cho vay tăng dẫn đến dư nợ cũng theo đó mà tăng lên đáng kể. Doanh số dư nợ trung - dài hạn
Nhìn chung doanh số dư nợ trung – dài hạn qua các năm có sự biến động nhưng không đáng kể, không ảnh hưởng nhiều đến hiệu quả hoạt động của Ngân hàng. Năm 2017 doanh số dư nợ là 489.683 triệu đồng, năm 2018 doanh số dư nợ là 444.060 triệu đồng, giảm 45.623 triệu đồng, tương đương giảm 9,32%. Sang năm 2019 doanh số dư nợ có sự tăng nhẹ, doanh số dư nợ của năm đạt 445.025 triệu đồng, tăng 965 triệu đồng, tương đương tăng 0.22% so với năm 2012. Nguyên nhân do ảnh hưởng chung của nền kinh tế, hầu hết các doanh nghiệp đều gặp khó khăn nên việc thu nợ của chi nhánh cũng bị hạn chế.
2.2.2.4 Tình hình nợ quá hạn
Bảng 2.6: Doanh số nợ quá hạn DNVVN tại Sacombank chi nhánh Vĩnh Long
ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm Chênh lệch 2017 2018 2019 2018/2017 2019/2018 Số tiền ±% Số tiền ±% Ngắn hạn 61.158 53.219 59.834 -7.939 -12,98 6.615 12,43 Trung-dài hạn 14.324 12.445 12.968 -1.879 -13,12 523 4,20 Tổng 75.482 65.664 72.802 -9.818 -13,01 7.138 10,87
Hình 2.5: Tình hình nợ quá hạn DNVVN của ngân hàng Sacombank (2017-2019)
Như chúng ta đã biết bất kỳ một doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh nào cũng tiềm ẩn một hoặc nhiều rủi ro nhất định, rủi ro đó bắt nguồn từ nhiều ngun nhân khác nhau và gây ảnh hưởng ít, có khi nghiêm trọng đến hiệu quả hoạt đông kinh doanh của đơn vị đó thậm chí cịn phải phá sản, trong đó có ngân hàng nhưng nếu có những chính sách thích hợp trong vấn đề tín dụng thì vấn đề rủi ro là rất thấp. Là chỉ tiêu phản ánh các khoản nợ khi đến hạn trả đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng mà khách hàng khơng trả được nợ cho ngân hàng thì ngân hàng sẽ chuyển từ tài khoản dư nợ sang tài khoản quản lý khác gọi là nợ quá hạn và thông báo cho khách hàng biết. Nợ quá hạn phản ánh chất lượng của nghiệp vụ tín dụng tại ngân hàng. Nhìn chung nợ quá hạn của DNVVN tại Sacombank chi nhánh Vĩnh Long biến động không ổn định qua các năm. Năm 2017 tổng doanh số nợ quá hạn của ngân hàng là 75.482 triệu đồng, năm 2018 tổng nợ quá hạn là 65.664 triệu đồng, giảm 9.818 triệu đồng, tương đương giảm 13,01%. Nhưng bước sang năm 2019 tình hình nợ quá hạn tại ngân hàng lại tăng lên, tổng nợ quá hạn là 72.802 triệu đồng, tăng 7.0138 triệu đồng, tương đương tăng 10,87% so với tổng nợ quá hạn của năm 2018. Cụ thể:
Doanh số nợ quá hạn ngắn hạn
Doanh số nợ quá hạn ngắn hạn của ngân hàng trong giai đoạn này có nhiều biến động và tăng giảm không ổn định. Năm 2017 doanh số nợ quá hạn là 61.158 triệu đồng, bước sang năm 2018 doanh số nợ quá hạn tại ngân hàng là 53.219 triệu đồng, giảm 7.939 triệu đồng, tương đương giảm 12,98%. Nhưng đến năm 2019 doanh số này lại tăng trở lại là 59.834 triệu đồng, tăng 6.615 triệu đồng, tương
đương tăng 12,43% so với năm 2018. Giải thích cho sự gia tăng này là do tình hình kinh tế năm có nhiều biến động xấu, phần lớn doanh nghiệp sản xuất kinh doanh trên địa bàn gặp khơng ít khó khăn, sản xuất bị đình trệ dẫn đến khơng trả nợ đúng hạn cho chi nhánh.
Doanh số nợ quá hạn trung – dài hạn
Cũng giống như doanh số nợ quá hạn ngắn hạn, doanh số nợ quá hạn trung – dài hạn trong những năm gần đây cũng có nhiều biến động khá phức tạp. Năm 2017 doanh số nợ quá hạn khá cao 14.324 triệu đồng và giảm vào năm 2018 chỉ còn 12.445 triệu đồng giảm 1.879 triệu đồng, tương đương giảm 13,12%. Năm 2019 nợ quá hạn của ngân hàng là 12.968 triệu đồng, tăng 523 triệu đồng, tương đương tăng 4,2% so với năm 2018. Sự gia tăng này là do những tác động xấu của nền kinh tế làm cho một số khách hàng vay nợ trung và dài hạn để đầu tư, sản xuất kinh doanh kém hiệu quả, không thực hiện trả nợ đúng thời hạn đã thỏa thuận
2.3 CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ CỦA NGÂN HÀNG TMCP ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ CỦA NGÂN HÀNG TMCP SÀI GỊN THƯƠNG TÍN CHI NHÁNH VĨNH LONG
Bảng 2.7: Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng DNVVN tại Sacombank chi nhánh Vĩnh Long STT Khoản mục ĐVT Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019
1 Doanh số cho vay Triệu đồng 2.487.223 1.612.111 1.812.591 2 Doanh số thu nợ Triệu đồng 1.528.673 2.095.920 1.519.905 3 Doanh số dư nợ Triệu đồng 2.728.257 2.244.448 2.537.134
4 Nợ quá hạn Triệu đồng 75.482 65.664 72.802 5 Tổng vốn huy động Triệu đồng 2.156.271 2.460.799 2.858.073 6 Hệ số thu nợ (2/1) % 61,461 130,011 83,853 7 Hiệu quả sử dụng vốn (3/5) % 126,53 91,21 88,77 8 Tỷ lệ nợ quá hạn (4/3) % 2,767 2,926 2,869 9 Vịng quay vốn tín dụng Vịng 0,84 0,64
2.3.1 Hệ số thu nợ
Hệ số thu nợ DNVVN tại Sacombank chi nhánh Vĩnh Long tăng giảm không ổn định qua mấy năm gần đây. Nguyên nhân là doanh số cho vay tăng giảm không đều đặn. Do nhu cầu vốn vay của doanh nghiệp tăng cao mấy năm trở lại đây làm cho hệ số thu nợ giảm. Từ đó ta nhận thấy rằng cơng tác thu hồi nợ đã được ngân hàng chú trọng và đôn đốc ngày một tốt hơn.
Hệ số thu nợ giúp ta đánh giá được hiệu quả cho vay vốn của ngân hàng. Cụ thể, với 100 đồng vốn cho vay DNVVN trong năm 2017 thu về được 61,46 đồng. Năm 2018 là 130,01 đồng và sang năm 2019 là 83,85 đồng. Tuy nhiên, ta vẫn chưa vội kết luận ngân hàng đang thực hiện hoạt động thu nợ rất hiệu quả mà ở đây ta phải xem xét 2 thành phần tạo nên chỉ tiêu là doanh số cho vay và doanh số thu nợ. Thông thường, doanh số cho vay là doanh số cho vay của năm, còn doanh số thu nợ là doanh số thu những khoản nợ cho vay của năm nay và của năm trước nữa, do đó việc đánh giá chỉ mang tính tương đối.
2.3.2 Hiệu suất sử dụng vốn vay
Chỉ tiêu này đánh giá chất lượng đầu tư của một đồng vốn huy động. Chỉ tiêu này quá lớn hay quá nhỏ đều không tốt. Nếu chỉ tiêu này lớn, một mặt phản ánh tình