Xây dựng thương hiệu ngân hàng TMCP An Bình trong

Một phần của tài liệu Báo cáo tốt nghiệp: Nâng cao năng lực cạnh tranh của Ngân hàng thương mại cổ phần An Bình pot (Trang 64 - 71)

hội nhập

Mặc dù, abbank đã đạt được danh hiệu “thương hiệu mạnh năm 2008” và

đạt được những danh hiệu khác. Nhưng tên tuổi và hình ảnh abbank vẫn còn chưa được nhiều người biết đến. Chính vì vậy, mà việc xây dựng thương hiệu cho

- Học hỏi cách thức tạo thương hiệu của các NHTM trên thế giới. Điều quan

trọng trước tiên đặt ra trong bối cảnh hội nhập là phải học hỏi và đúc kết kinh

nghiệm để tìm những nét tích cực trong cái cũ để duy trì nó và phát triển những vấn đề mới.

- Lựa chọn phạm vi xây dựng thương hiệu trên chiến lược phát triển thị trường của mình, abbank nên tận dụng thế mạnh của mình để phát triển trên các

phân đoạn thị trường mình lựa chọn như: phát triển thanh toán quốc tế, phát triển

các dịch vụ bán lẻ…

- Đưa ra cho mình một triết lý kinh doanh. Mỗi ngân hàng đều có triết lý

kinh doanh của riêng mình. Đó chính là những tư tưởng triết học phản ánh thực tiễn

của ngân hàng.

- Xây dựng truyền thống, phong cách làm việc, nghi lễ tổ chức riêng biệt của

ngân hàng mình. Phong cách làm việc ở một ngân hàng thể hiện ở từng cá nhân, từ người đứng đầu đến nhân viên. Muốn đạt được hiệu quả cao đòi trong kinh doanh

ngân hàng đòi hỏi đội ngũ quản lý và nhân viên ngân hàng phải có tác phong

chuyên nghiệp, thể hiện ở nhiều khía cạnh như: phong cách quản lý, chiêu mộ nhân

tài, tạo ra môi trường làm việc thoải mái.

- Xây dựng các biểu tượng bề ngoài cho mình như: trang phục của nhân viên, cách bài trí trụ sở, slogan, logo…

- Tăng cường hợp tác với các NHNNg để cung ứng sản phẩm và quảng bá thương hiệu. Qua đó, nhân đôi thương hiệu và hình ảnh của mình trước đối thủ cạnh

tranh.

3.4 MỘT SỐ KIẾN NGHỊ

Ở nước ta hiện nay, NHNN và Chính phủ vẫn giữ vai trò quan trọng trong

việc điều tiết vĩ mô nền kinh tế, một chính sách kinh tế đúng đắn, một sự phôi hợp

hài hòa giữa CSTT và CSTK của Chính phủ và NHNN sẽ đảm bảo cho nền kinh tế

phát triển bền vững, đảm bảo cho các định hướng, chiến lược và dự báo của ngành

ngân hàng nói riêng đi đúng quỹ đạo. Điều này góp phần không nhỏ cho các TCTD

Hơn nữa, vai trò của NHNN và Chính phủ càng trở nên quan trọng khi nền kinh tế đi vào hội nhập, các cam kết của WTO được vận hành thì áp lực cạnh tranh cũng tăng cao, tính bất ổn của nền kinh tế sẽ gia tăng. Để đảm bảo cho sự phát triển bền

vững của nền kinh tế, đảm bảo cho cuộc cạnh tranh của các TCTD nói riêng được

công bằng và cũng góp phần cho sự phát triển của abbank.

3.4.1 Kiến nghị đối với Chính phủ và các bộ ngành có liên quan

Trước hết, cần phải cải cách DNNN, tạo ra sân chơi bình đẳng hơn cho các (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

doanh nghiệp. Việc bảo hộ cho khu vực DNNN là nguyên nhân chính gây ra nợ khó đòi, nợ quá hạn, nợ xấu tại các NHTM cao. Chính vì vậy, nếu không kiên quyết đẩy

mạnh tiến trình cải cách DNNN thì việc cải thiện năng lực cạnh tranh của nền kinh tế

nói chung và các NHTM nói riêng sẽ khó thực hiện.

Thứ hai, Chính phủ và các bộ ngành liên quan như bộ Tư pháp, Tòa án cần tăng cường thực thi pháp luật nhằm giải quyết hiệu quả các trường hợp gian lận ngân hàng, người vay mất khả năng trả nợ và điều kiện để phát mại các tài sản cầm

cố… Nếu lợi ích của cả người đi vay tiền và người cho vay được bảo đảm thì sẽ

kích thích họ thực hiện nhiều giao dịch và kinh doanh hơn.

Thứ ba, sửa đổi và hoàn thiện hệ thống pháp luật, hạn chế sự chồng chéo

giữa các luật, các quy định về ngân hàng với các luật và quy định khác ở cấp quốc

gia và quốc tế nhằm đảm bảo hệ thống ngân hàng hoạt động trong một môi trường

nhất quán và ổn định. Những sửa đổi đó phải tính đến sự tương tác và phù hợp với

các luật khác cũng như các thông lệ quốc tế.

Thứ tư, Chính phủ cần nhanh chóng thực hiện cổ phần hóa các NHTMNN,

xóa bỏ mọi ưu đãi không cần thiết đối với các ngân hàng này nhằm tạocơ hội cạnh

tranh bình đẳng cho các NHTMCP.

Thứ năm, xây dựng khung pháp lý cho các mô hình tổ chức tín dụng mới,

các tổ chức có hoạt động mang tính chất hỗ trợ cho hoạt động của các tổ chức tín

dụng như: công ty xếp hạng tín dụng, công ty môi giới tiền tệ nhằm phát triển hệ

Thứ sáu, Chính phủ và các bộ ngành liên quan, các phương tiện thông tin đại chúng nên tăng cường các thông tin và nhận thức về hội nhập tài chính và các cam kết quốc tế trong lĩnh vực ngân hàng của Việt Nam đến các nhà quản lý và nhân viên ngành ngân hàng.

Thứ bảy, thống nhất quan điểm, xác định rõ và cụ thể về lộ trình mở cửa tài chính. Tự do hoá tài chính phải được thực hiện sau cùng, sau khi đã thực hiện cải cách cơ cấu và tự do hoá thương mại. Nếu có được lộ trình hội nhập tài chính thích hợp sẽ đảm bảo hệ thống tài chính hội nhập hiệu quả, tăng năng lực cạnh tranh mà không bị vướng vào các dạng khủng hoảng tài chính - ngân hàng khác nhau.

Thứ tám, Chính phủ và các bộ ngành liên quan đẩy mạnh sự phát triển của

các yếu tố đầu vào và các ngành liên quan như thị trường chứng khoán, công nghệ

thông tin, kiểm toán và giáo dục đào tạo… để hỗ trợ sự phát triển của các dịch vụ ngân hàng. Hơn nữa, cần sớm hoàn thiện hoạt động của thị trường tiền tệ và thị trường chứng khoán tạo điều kiện cho ngân hàng phát triển.

3.4.2 Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước

NHNN với vai trò là ngân hàng của ngân hàng, là cơ quan thực hiện chức năng quản lý Nhà nước trên lĩnh vực tiền tệ. Để tạo điều kiện thuận lợi cho các

NHTM nói chung và NHTMCP nói riêng trong hoạt động kinh doanh trong điều kiện

hội nhập kinh tế quốc tế như hiện nay, NHNN cần phải có những biện pháp và chính

sách như sau:

Thứ nhất, xây dựng CSTT lành mạnh, ổn định, đảm bảo sự minh bạch và

đáng tin cậy. Kết hợp với việc thực thi chính sách tài khóa thận trọng như chính

sách lãi suất, tín dụng, tỷ giá, cần được xây dựng theo hướng linh hoạt để có thể sử (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

dụng các công cụ thị trường can thiệp dễ dàng khi có những biến động xảy ra trong nước và quốc tế.

Thứ hai, cần phát triển hệ thống thanh tra, giám sát hoạt động của ngân hàng, phối hợp với các tổ chức quốc tế để có thể dự báo, phát hiện, chia sẻ thông tin. Thiết

lập hệ thống cảnh báo sớm để phát hiện các TCTD đang gặp khó khăn thông qua

pháp nhằm đảm bảo kiểm soát và điều chỉnh lượng vốn phù hợp với nhu cầu thực của

nền kinh tế, hạn chế các tác động bất lợi từ việc dịch chuyển luồng vốn.

Thứ ba, hoàn thiện các quy định phù hợp với yêu cầu ứng dụng công nghệ điện tử và chữ ký điện tử trong lĩnh vực ngân hàng. Tiếp tục đổi mới cơ chế quản lý

ngoại hối theo hướng kiểm soát có chọn lọc các giao dịch vốn.

Thứ tư, đổi mới cơ chế chính sách tín dụng theo nguyên tắc thị trường và nâng cao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các tổ chức tín dụng, tách bạch

hoàn toàn tín dụng chính sách và tín dụng thương mại. NHNN và Bộ Tài chính cần

sớm xây dựng các cơ chế và chính sách về minh bạch hóa và công khai các thông tin của các tổ chức tín dụng theo hướng tạo điều kiện cho các ngân hàng tham gia vào thị trường chứng khoán, mặt khác các ngân hàng được niêm yết sẽ phải hoạt động minh bạch hơn và có hiệu quả hơn.

Thứ năm, nhanh chóng hoàn thiện hệ thống luật NHNN và luật các TCTD theo hướng chuyển NHNN thành NHTW thực sự. Nâng cao vị thế độc lập tương đối của NHNN và Chính phủ để nâng cao hiệu lực và hiệu quả của CSTT, xác lập

vai trò và quyền tự chủ của NHNN trong xây dựng, điều hành CSTT.

Thứ sáu, nâng cao công tác phân tích và dự báo kinh tế phục vụ cho công

việc điều hành CSTT nhằm đáp ứng mục tiêu đổi mới NHNN thành NHTW hiện đại theo hướng áp dụng mô hình kinh tế lượng vào dự báo lạm phát và các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô tiền tệ khác.

Thứ bảy, tiếp tục hoàn thiện thể chế trong lĩnh vực ngân hàng, trọng tâm là triển khai xây dựng 4 luật về ngân hàng, bao gồm: Luật NHNN, Luật các TCTD,

Luật bảo hiểm tiền gửi và Luật giám sát an toàn hoạt động ngân hàng. Việc xây

dựng thành công các Luật này theo hướng áp dụng các chuẩn mực và thông lệ quốc

tế, phù hợp với thực tiễn của Việt Nam và xu hướng phát triển của ngành ngân hàng trong bối cảnh hội nhập làm tiền đề quan trọng cho hệ thống ngân hàng hoạt động

an toàn, lành mạnh, có hiệu quả, có tính cạnh tranh cao.

Thứ tám, NHNN cần xem xét để sớm xóa bỏ các văn bản, thủ tục có tính

NHTMQD và NHTMCP) trước khi thực hiện các biện pháp tự do hóa hơn nữa.

Mục đích của việ làm này là nhằm tăng cường năng lực cạnh tranh của toàn ngành ngân hàng Việt Nam trước sự cạnh tranh của các NHNNg.

Thứ chín, NHNN cần thúc đẩy hơn nữa và thể chế hóa việc áp dụng các

chuẩn mực và thông lệ quốc tế trong lĩnh vực ngân hàng (CAMELs, BASEL) vào trong thực tiễn quản trị và hoạt động của tất cả các ngân hàng tại Việt Nam. NHNN

cần hoàn thiện các quy định về dịch vụ ngân hàng hiện đại như hoán đổi rủi ro tín

KẾT LUẬN

Toàn cầu hóa đã và đang trở thành một xu thế tất yếu trong tiến trình phát triển kinh tế thế giới. Đổi mới để hòa nhập và phù hợp với xu thế hội nhập quốc tế

là vấn đề của các nước đang phát triển, đặc biệt là Việt Nam, một nước đang phát

triển còn gặp nhiều khó khăn về kinh tế.

Việc chính thức là thành viên của WTO mang lại cho Việt Nam rất nhiều cơ hội để phát triển nhanh và bền vững nền kinh tế. Nhưng bên cạnh đó, thách thức đặt ra (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

cũng rất lớn.Vì vậy, nền kinh tế Việt Nam nói chung cũng như ngành ngân hàng nói

riêng cần phải nỗ lực đổi mới, hoàn thiện để đứng vững trong cạnh tranh trong xu thế

hội nhập kinh tế và toàn cầu hóa. Đối mặt với những thách thức, tận dụng các cơ hội đó

là yêu cầu đối với các ngân hàng Việt Nam. Đặc biệt là khi các Ngân hàng nước ngoài tham gia vào thị trường trong nước, khi đó các NHTM Việt Nam sẽ phải gặp những đối thủ mạnh về thương hiệu, công nghệ, vốn, nhân lực, kinh nghiêm… ngay trên “sân nhà” Việt Nam.

Một phần của tài liệu Báo cáo tốt nghiệp: Nâng cao năng lực cạnh tranh của Ngân hàng thương mại cổ phần An Bình pot (Trang 64 - 71)