Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước

Một phần của tài liệu Báo cáo tốt nghiệp: Nâng cao năng lực cạnh tranh của Ngân hàng thương mại cổ phần An Bình pot (Trang 67 - 71)

NHNN với vai trò là ngân hàng của ngân hàng, là cơ quan thực hiện chức năng quản lý Nhà nước trên lĩnh vực tiền tệ. Để tạo điều kiện thuận lợi cho các

NHTM nói chung và NHTMCP nói riêng trong hoạt động kinh doanh trong điều kiện

hội nhập kinh tế quốc tế như hiện nay, NHNN cần phải có những biện pháp và chính

sách như sau:

Thứ nhất, xây dựng CSTT lành mạnh, ổn định, đảm bảo sự minh bạch và

đáng tin cậy. Kết hợp với việc thực thi chính sách tài khóa thận trọng như chính

sách lãi suất, tín dụng, tỷ giá, cần được xây dựng theo hướng linh hoạt để có thể sử

dụng các công cụ thị trường can thiệp dễ dàng khi có những biến động xảy ra trong nước và quốc tế.

Thứ hai, cần phát triển hệ thống thanh tra, giám sát hoạt động của ngân hàng, phối hợp với các tổ chức quốc tế để có thể dự báo, phát hiện, chia sẻ thông tin. Thiết

lập hệ thống cảnh báo sớm để phát hiện các TCTD đang gặp khó khăn thông qua

pháp nhằm đảm bảo kiểm soát và điều chỉnh lượng vốn phù hợp với nhu cầu thực của

nền kinh tế, hạn chế các tác động bất lợi từ việc dịch chuyển luồng vốn.

Thứ ba, hoàn thiện các quy định phù hợp với yêu cầu ứng dụng công nghệ điện tử và chữ ký điện tử trong lĩnh vực ngân hàng. Tiếp tục đổi mới cơ chế quản lý

ngoại hối theo hướng kiểm soát có chọn lọc các giao dịch vốn.

Thứ tư, đổi mới cơ chế chính sách tín dụng theo nguyên tắc thị trường và nâng cao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các tổ chức tín dụng, tách bạch

hoàn toàn tín dụng chính sách và tín dụng thương mại. NHNN và Bộ Tài chính cần

sớm xây dựng các cơ chế và chính sách về minh bạch hóa và công khai các thông tin của các tổ chức tín dụng theo hướng tạo điều kiện cho các ngân hàng tham gia vào thị trường chứng khoán, mặt khác các ngân hàng được niêm yết sẽ phải hoạt động minh bạch hơn và có hiệu quả hơn.

Thứ năm, nhanh chóng hoàn thiện hệ thống luật NHNN và luật các TCTD theo hướng chuyển NHNN thành NHTW thực sự. Nâng cao vị thế độc lập tương đối của NHNN và Chính phủ để nâng cao hiệu lực và hiệu quả của CSTT, xác lập

vai trò và quyền tự chủ của NHNN trong xây dựng, điều hành CSTT.

Thứ sáu, nâng cao công tác phân tích và dự báo kinh tế phục vụ cho công

việc điều hành CSTT nhằm đáp ứng mục tiêu đổi mới NHNN thành NHTW hiện đại theo hướng áp dụng mô hình kinh tế lượng vào dự báo lạm phát và các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô tiền tệ khác.

Thứ bảy, tiếp tục hoàn thiện thể chế trong lĩnh vực ngân hàng, trọng tâm là triển khai xây dựng 4 luật về ngân hàng, bao gồm: Luật NHNN, Luật các TCTD,

Luật bảo hiểm tiền gửi và Luật giám sát an toàn hoạt động ngân hàng. Việc xây

dựng thành công các Luật này theo hướng áp dụng các chuẩn mực và thông lệ quốc

tế, phù hợp với thực tiễn của Việt Nam và xu hướng phát triển của ngành ngân hàng trong bối cảnh hội nhập làm tiền đề quan trọng cho hệ thống ngân hàng hoạt động

an toàn, lành mạnh, có hiệu quả, có tính cạnh tranh cao.

Thứ tám, NHNN cần xem xét để sớm xóa bỏ các văn bản, thủ tục có tính

NHTMQD và NHTMCP) trước khi thực hiện các biện pháp tự do hóa hơn nữa.

Mục đích của việ làm này là nhằm tăng cường năng lực cạnh tranh của toàn ngành ngân hàng Việt Nam trước sự cạnh tranh của các NHNNg.

Thứ chín, NHNN cần thúc đẩy hơn nữa và thể chế hóa việc áp dụng các

chuẩn mực và thông lệ quốc tế trong lĩnh vực ngân hàng (CAMELs, BASEL) vào trong thực tiễn quản trị và hoạt động của tất cả các ngân hàng tại Việt Nam. NHNN

cần hoàn thiện các quy định về dịch vụ ngân hàng hiện đại như hoán đổi rủi ro tín

KẾT LUẬN

Toàn cầu hóa đã và đang trở thành một xu thế tất yếu trong tiến trình phát triển kinh tế thế giới. Đổi mới để hòa nhập và phù hợp với xu thế hội nhập quốc tế

là vấn đề của các nước đang phát triển, đặc biệt là Việt Nam, một nước đang phát

triển còn gặp nhiều khó khăn về kinh tế.

Việc chính thức là thành viên của WTO mang lại cho Việt Nam rất nhiều cơ hội để phát triển nhanh và bền vững nền kinh tế. Nhưng bên cạnh đó, thách thức đặt ra

cũng rất lớn.Vì vậy, nền kinh tế Việt Nam nói chung cũng như ngành ngân hàng nói

riêng cần phải nỗ lực đổi mới, hoàn thiện để đứng vững trong cạnh tranh trong xu thế

hội nhập kinh tế và toàn cầu hóa. Đối mặt với những thách thức, tận dụng các cơ hội đó

là yêu cầu đối với các ngân hàng Việt Nam. Đặc biệt là khi các Ngân hàng nước ngoài tham gia vào thị trường trong nước, khi đó các NHTM Việt Nam sẽ phải gặp những đối thủ mạnh về thương hiệu, công nghệ, vốn, nhân lực, kinh nghiêm… ngay trên “sân nhà” Việt Nam.

Một phần của tài liệu Báo cáo tốt nghiệp: Nâng cao năng lực cạnh tranh của Ngân hàng thương mại cổ phần An Bình pot (Trang 67 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(71 trang)