TMCP AN BÌNH (ABBANK)
2.2.1 Năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thương mại Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế
Theo điều tra về việc đánh giá năng lực cạnh tranh của các khối NHTM Việt
Nam chia thành 3 khối ngân hàng chính gồm: Khối NHTMQD, NHTMCP, NHNNg
và NHLD. Việc đánh giá năng lực cạnh tranh của các khối ngân hàng thể hiện qua
các yếu tố sau: Năng lực của đội ngũ quản lý; Cơ cấu tổ chức và quản trị; Cơ sở hạ
tầng và công nghệ thông tin; Hệ thống kiểm tra và kiểm soát nội bộ; Các quy trình,
chính sách và cơ cấu quản lý rủi ro; Các quy trình, chính sách và cơ cấu hoạt động
quản lý tài sản Nợ - Có; Các quy trình, chính sách quản lý nguồn nhân lực, các tiêu
chí trên được thể hiện ở bảng sau:
Bảng 2.5: Bảng đánh giá năng lực cạnh tranh của các NHTM Việt Nam
Các yếu tố NHTMQ D NHTMC P NHNNg &NHLD
Năng lực quản lý của đội ngũ quản lý 2,1 1,9 1,7 Tổ chức quản trị và cơ cấu tổ chức 2 2,2 1,6
Cơ sở hạ tầng và công nghệ thông tin 2,4 2 1,6 Hệ thống kiểm tra, kiểm soát nội bộ 2,6 2,1 1,6 Các quy trình,chính sách và cơ cấu quản lý rủi ro 2,8 2,1 1,7 Các quy trình,chính sách và cơ cấu hoạt động tín
dụng
2,2 1,9 1,7
Các quy trình,chính sách và cơ cấu hoạt động
quản lý tài sản Nợ - Có
3 2 1,5
(Nguồn: Điều tra của chuyên gia tư vấn, Hội nhập quốc tế hệ thống ngân
hàng, 2005)
Trong đó: - 1 là năng lực cạnh tranh rất mạnh.
- 2 là năng lực cạnh tranh cao
- 3 là năng lực cạnh tranh kém
Kết quả điều tra trên cho thấy năng lực cạnh tranh của khối NHNNg và NHLD chiếm ưu thế cao hơn so với khối NHTMQD và NHTMCP. Do còn quá nhiều bất cập trong quản lý con người, quản lý hoạt động, quản trị rủi ro, cơ
cấu tổ chức, công nghệ thông tin,… còn tồn tại trong khối NHTMQD và
NHTMCP. Điều này dẫn đến năng lực cạnh tranh của khối NHTMQD và NHTMCP trong thời gian qua là chưa cao. Tuy nhiên, xu thế và mức độ cạnh
tranh của các NHTM trong thời gian tới sẽ khốc liệt hơn khi tiềm lực của các
NHTM mạnh hơn, các chi nhánh của NHNNg và liên doanh được phép hoạt động ở phạm vi rộng hơn.