II. Các nhân tố môi trường kinh doanh có ảnh hưởng tới hoạt động tiêu thụ sản
1.4 Năng lực về thiết bị công nghệ
Nhận thức được vai trò của khoa học kỹ thuật và công nghệ hiện đại đối với phát triển sản xuất, xí nghiệp bánh mứt kẹo Hà Nội đã và đang cố gắng đầu tư vào máy móc thiết bị, dây chuyền công nghệ hiện đại để đáp ứng phần nào nhu cầu ngày càng đa dạng của người tiêu dùng, đồng thời tiết kiệm được chi phí và khấu hao máy móc. Trong năm qua, xí nghiệp đã đầu tư 846 triều đồng trang bị thêm nhiều máy móc, thiết bị quan trọng, thay thế
cho lao động thủ công nặng nhọc như máy định hình bánh nướng, máy xào nhân đậu xanh, lò nướng bánh bằng gas, máy đánh trứng, máy trộn bột làm
bánh trứng,...Sự đầu tư đó đối với xí nghiệp là cả một sự cố gắng, nỗ lực vượt bậc nhưng so với các đối thủ trong ngành thì xí nghiệp vẫn có phần kém hơn.
Bảng 6: Dây chuyền công nghệ của một số doanh nghiệp sản xuất bánh kẹo
Công ty Dây chuyền thiết bị Công suất Năm nhập
Nguyên giá (tỷ đồng) Hải Hà -Dây chuyền sản xuất kẹo mềm
-Dây chuyền sản xuất bánh Cookies Italia
-Dây chuyền sản xuất bánh kem xốp
-Dây chuyền sản xuất kẹo mềm khác và kẹo gôm 1200tấn/nă m 2300tấn/nă m 150tấn/năm 6700tấn/nă m 1995 1995 1996 1996 3,5 8 2,5 7 Hải Hà- kotobu ki
-Dây chuyền sản xuất bánh Cookies của Nhật
-Dây chuyền sản xuất bánh Snack của Nhật
-Dây chuyền kẹo cao su toàn bộ của Đức
-Dây chuyền sản xuất kẹo Sao la của Hà Lan
-Dây chuyền sản xuất kẹo que của Hà Lan
-Thiết bị bánh tươi của Đức
1200tấn/nă m 12tấn/ngày 1tấn/ngày 1tấn/ngày 1tấn/ngày 1,5tấn/ngày 1994 1994 1994 1995 1996 1998 9 12,4 5 6,2 2,7 0,7 Hải Châu
-Dây chuyền sản xuất bánh kẹo kem xốp CHLB Đức
-Dây chuyền sản xuất thiết bị phủ Socola CHLB Đức -Máy gói Hàn Quốc -Hai dây chuyền kẹo cứng CHLB Đức 1tấn/ca 3400tấn/nă m 1998 1997 1998 3,5 0,5 20 Bánh mứt kẹo Hà Nội
-Dây chuyền sản xuất bánh trung thu Đài Loan
-Thiết bị bánh trứng -Máy rang lạc 15tấn/ngày 0,5tấn/ca 2001 2001 2001 O,540 0,206 0,100 (Nguồn: phòng kinh doanh xí nghiệp bánh mứt kẹo Hà Nội )
Qua bảng 28 ta thấy về năng lực kỹ thuật, công nghệ của xí nghiệp là rất hạn chế. Trong khi các đối thủ cạnh tranh như Hải Hà, Hải Hà-Kotobuki, Hải Châu có nhiều công nghệ hiện đại nhập từ nước ngoài về với giá trị xấp xỉ 10 tỷ đồng thì xí nghiệp chỉ có duy nhất là dây chuyền sản xuất bánh trung thu nhập về từ Đài Loan với trị giá chỉ 0,54 tỷ đồng, còn lại tất cả đều là máy móc mua trong nước sản xuất. Máy móc nội địa mặc dù gía rẻ hơn nhưng lại thô sơ, lạc hậu, công suất thấp và rất hay bị trục trặc, hư hỏng. Điều này không những làm hạn chế năng suất lao động, năng lực sản xuất mà còn cho ra đời các sản phẩm có chất lượng không cao. Vì vậy, trong thời gian tới xí nghiệp cần tập trung đầu tư đổi mới, mua sắm và trang bị lại dây chuyền sản xuất-đó chính là vấn đề mang tính chiến lược lâu dài của xí nghiệp.
2. Các đặc điểm về môi trường chung và môi trường ngành có ảnh hưởng đến công tác tiêu thụ sản phẩm của xí nghiệp bánh mứt kẹo Hà Nội.
2.1Môi trường chung
2.1.1Môi trường kinh tế
Kể từ khi Việt Nam thực hiện công cuộc đổi mới, phát triển kinh tế theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước thì nền kinh tế nước ta đã có chiều hướng đi lên rõ rệt, thu nhập của người dân ngày càng được nâng cao dẫn toí nhu cầu có khả năng thanh toán
được của người dân cũng tăng lên. Đây chính là cơ hội tốt cho các doanh nghiệp trong đó có xí nghiệp bánh mứt kẹo Hà Nội tập trung đẩy mạnh sản xuất, nghiên cứu thị trường để tăng doanh số bán, tăng lợi nhuận.
Hiện nay, nền kinh tế nước ta đang ở trạng thái tăng trưởng khá ổn định, tỷ lệ lạm phát được khống chế ở mức hợp lý không làm cho nền kinh tế có những biến động mạnh, tỷ giá hối đoái được Nhà nước điều tiết cho phù hợp với tình trạng của nền kinh tế, đã làm cho các doanh nghiệp yên tâm mở rộng sản xuất kinh doanh, đầu tư mua sắm và đổi mới máy móc thiết bị, cải tạo cơ sở vật chất cho sản xuất kinh doanh. Cơ chế kinh tế mới đã tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tham gia tự do trên thị trường, tự chủ trong hoạt động sản xuất kinh doanh, hoạt động liên doanh liên kết được tăng cường. Qúa trình hội nhập AFTA cũng đang mở ra cho các doanh nghiệp nướoc ta những thị trường mới-thị trường xuất khẩu, nâng cao sức cạnh tranh sản phẩm của mình. Đây là điều kiện thử sức cho các doanh nghiệp trong nước trên thị trường nước ngoài.
2.1.2Môi trường chính trị , pháp luật:
Nền kinh tế Việt Nam hoạt động theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước đã hạn chế các rủi ro tài chính, việc kiểm soát và điều tiết tỷ giá của nhà nước trong thời gian qua đã tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho sản xuất, kinh doanh. Bên cạnh đó, tình hình an ninh, xã hội ổn định tương đối đã giảm nhiều khó khăn cho các doanh nghiệp. Tuy nhiên, cơ sở hạ tầng nước ta còn thấp kém, hệ thống pháp luật lỏng lẻo, không hiệu quả dẫn tới tình trạng nhập lậu bánh kẹo, sản xuất hàng rởm, hàng kém chất lượng,...gây lũng đoạn cho môi trường cạnh tranh(cạnh tranh không lành mạnh). Mặc dù những chính sách về hạn chế bánh kẹo nhập khẩu nhằm khuyến khích bánh kẹo trong nước đã được ban hành và thực hiện nhưng sản phẩm bánh kẹo nhập ngoại vẫn ngang nhiên được trưng bày trên các cửa hàng.
Sắp tới, Việt Nam sẽ gia nhập vào tổ chức thường mại thế giới WTO và các điều kiện trong hiệp ước AFTA có hiệu lực thì Việt Nam nhất thiết sẽ phải gỡ bỏ hàng rào thuế quan. Lúc đó hàng hoá của các nước tràn vào với lợi thế về công nghệ, chất lượng sản phẩm, mẫu mã, giá thành, nó sẽ làm cho sản phẩm bánh kẹo của Việt Nam khó cạnh tranh nổi nếu không nhìn nhận được vấn đề một cách thấu đáo ngay từ bây giờ. Vì lúc đó bánh
kẹo xuất đi các nước không còn được hưởng các chính sách ưu đãi và ngay cả thị trường trong nước cũng bị cạnh tranh khốc liệt của hàng hoá nhập ngoại.
2.1.3Môi trường kỹ thuật công nghệ:
Do sự tiến bộ vượt bậc, khoa học công nghệ đã cho ra nhiều thành tựu mới áp dụng trong đời sống xã hội đem lại hiệu quả kinh tế cao. Chính nhờ việc áp dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật đầu tư máy móc trang thiết bị trên cơ sở cải tiến những thiết bị cũ, áp dụng phương thức sản xuất mới nên đã làm cho chất lượng sản phẩm ngày càng được nâng cao trong khi giá thành sản phẩm lại giảm xuống.
Xí nghiệp bánh mứt kẹo Hà Nội dù đã có một số dây chuyền công nghệ nhưng còn khá cũ kỹ, thô sơ và lạc hậu. Hơn nữa, Việt Nam là một nước đi sau nên việc nghiên cứu triển khai coàn gặp nhiều khó khăn do trình độ của đội ngũ cán bộ còn hạn chế, trình độ tay nghề của người thợ còn chưa cao làm cho hiệu quả sản xuất kinh doanh giảm, không đạt định mức,...Đây là vấn đề cần được khắc phục nếu các doanh nghiệp trong ngành nói chung và xí nghiệp bánh mứt kẹo Hà Nội nói riêng muốn sản phẩm của mình đủ sức cạnh tranh trên thị trường.
2.1.4Môi trường văn hoá xã hội:
Phong tục tập quán, lối sống, thị hiếu, thói quen tiêu dùng của ngưòi dân là các nhóm yếu tố về văn hóa xã hội có ảnh hưởng tới công tác tiêu thụ của xí nghiệp bánh mứt kẹo Hà Nội. Thị hiếu tiêu dùng của người dân ba miền Bắc, Trung, Nam là khác nhau nên khả năng đáp ứng cũng khác nhau. Có đoạn thị trường xí nghiệp đáp ứng tốt nhưng có đoạn thị trường lại bị lấn át bởi đối thủ cạnh tranh nên xí nghiệp cần xem xét khả năng đáp ứng của mình để có hướng phát triển thích hợp cho từng đoạn thị trường.
Bảng 7: Tóm tắt thị hiếu tiêu dùng bánh kẹo
Khu vực
Đặc điểm
Miền Bắc Miền Trung Miền Nam
Sở thích về sản phẩm
-Ngọt vừa phải, thích vị mặn -Mua theo gói -Quan tâm nhiều đến hình thức, bao bì
-Thích vị cay ngọt
-Mua lẻ theo cân, chiếc hoặc gói nhỏ
-ít quan tâm bao bì, hình thức -Độ ngọt cao, cay -Thích hương vị trái cây -Thích mua cân, gói
-Không quan tâm nhiều đến hình thức, bao bì Nhãn hiệu thường dùng(theo thứ tự ưu tiên)
Hải Hà, Hải Châu, Hải Hà-Kotobuki, xí nghiệp bánh mứt kẹo Hà Nội,...
Quảng Ngãi, Biên Hoà, Hải Hà, xí nghiệp bánh mứt kẹo Hà Nội,... Biên Hoà, Vinabico, hàng ngoại nhập, Hải Hà, xí nghiệp bánh mứt kẹo Hà Nội,...
(Nguồn: phòng kinh doanh xí nghiệp bánh mứt kẹo Hà Nội)
Nhìn vào bảng trên ta thấy sản phẩm của xí nghiệp chưa chiếm được nhiều cảm tình của người tiêu dùng. Đối với người dân cả ba miền: Bắc, Trung, Nam thì xí nghiệp bánh mứt kẹo Hà Nội vẫn ít giành được sự ưu ái hơn( thường là đứng ở vị trí thứ tư sau một số công ty lớn như Hải Hà, Hải Châu, Biên Hoà, Quảng Ngãi,...) vì thế muốn đứng vững hơn trên thị trường chính là thị trường miền Bắc và xâm nhập thành công hai thị trường còn lại thì buộc xí nghiệp phải tính đến một trong các yếu tố có ảnh hưởng lớn đến lượng tiêu thụ sản phẩm là thị hiếu người tiêu dùng. Đối với người dân miền Bắc thì xí nghiệp nên tung ra thị trường những loại bánh có vị mặn và đặc biệt quan tâm đến mẫu mã, bao gói. Đối với người dân miền Trung vì đời sống còn thấp nên điều họ quan tâm nhất khi mua sản phẩm lại là số lượng. Họ thích vị cay ngọt và chỉ mua cân hoặc những gói nhỏ-điều này sẽ gây khó khăn cho xí nghiệp vì nếu bán sản phẩm theo cân, không đóng gói thì khi vận
chuyển xa sản phẩm dễ bị vỡ vụn, hư hỏng và thời hạn sử dụng là bị hạn chế. Ngoài ra đối với các sản phẩm đóng gói thì xí nghiệp nên giảm nhỏ kích cỡ của sản phẩm để đánh lừa cảm giác vì như thế thì với một khối lượng như nhau nhưng nhìn thì có vẻ là nhiều hơn. Đối với người tiêu dùng miền Nam thì đặc biệt chú ý đến vị cay và có nhiều hương vị của trái cây. Người miền Nam thích mua theo cân gói nên xí nghiệp ít phải lưu tâm khi vận chuyển và trong công tác bảo quản. ở miền Bắc chủng loại hoa quả chưa đa dạng nên có rất nhiều loại phải chuyên chở trong Nam ra hoặc nhập khẩu về nên chịu chi phí cao tức là làm tăng chi phí sản xuất-đây chính là một bất lợi so với các công ty bánh kẹo miền Nam làm xí nghiệp khó xâm nhập vào thị trường này.
2.1.5Môi trườngtự nhiên:
Điều kiện thời tiết, khí hậu ảnh hưởng rất lớn đến xí nghiệp bánh mứt kẹo Hà Nội nói riêng và ngành sản xuất bánh mứt kẹo nói chung. Vào mùa hè trời nóng bánh mứt kẹo dễ bị chảy nước ảnh hưởng xấu đến chất lượng và năng suất lao động, mùa đông sẽ thuận lợi hơn.
Xí nghiệp bánh mứt kẹo Hà Nội có địa điểm sản xuất thuận lợi, nằm gần trung tâm thành phố Hà Nội-khu vực kinh tế lớn của cả nước, dân cư đông đúc, thuận tiện về đường vận chuyển hàng hoá gần cũng như ở các tỉnh xa. Điều này đã giúp xí nghiệp trong việc giao dịch, mua bán hàng hoá cũng như giới thiệu sản phẩm. Đây là một yếu tố tác động không nhỏ đến khả năng tiêu thụ sản phẩm của xí nghiệp.
2.2Môi trường ngành:
2.2.1Các đối thủ cạnh tranh:
Cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong cùng một ngành hay khác ngành kinh doanh là một tất yếu khách quan của cơ chế thị trường. Sự cạnh tranh đó khá quyết liệt và ngày càng phát triển lên theo cấp độ tăng dần, gay gắt hơn, mạnh mẽ hơn. Xí nghiệp bánh mứt kẹo Hà Nội không những phải cạnh tranh với nhiều công ty bánh kẹo trong nước mà còn phải cạnh tranh với một lượng lớn bánh mứt kẹo ngoại nhập đang tràn lan trên thị trường.
Để thành công trong kinh doanh không có cách nào tốt hơn là xí nghiệp phải tiến hành nghiên cứu kỹ lưỡng các đối thủ cạnh tranh của mình.
Bảng 8: Tóm tắt các đối thủ cạnh tranh của xí nghiệp bánh mứt kẹo Hà Nội
Trong những năm gần đây do nhà nước có chính sách quản lý nghiêm ngặt hàng nhập khẩu bánh kẹo nên mặt hàng bánh kẹo có xu hướng giảm song vẫn chiếm khoảng 30% tổng lượng bánh kẹo. Ngoài ra còn một số lượng lớn hàng nhập khẩu trốn lậu thuế, tìm mọi cách lọt vào nước ta. Mặt hàng nhập khẩu đa số có chất lượng cao, mẫu mã đẹp đặc biệt mặt hàng bánh kẹo nhập khẩu từ Thái Lan, Trung Quốc với khối lượng lớn, giá lại rất rẻ. Vì vậy mà bánh kẹo trong nước khó cạnh tranh với mặt hàng ngoại nhập này.
Hơn nữa xưa nay Việt Nam vẫn có xu hướng “sính đồ ngoại”, cụ thể thị trường Hà Nội hàng ngoại chiếm 35%. Do đó cũng như các công ty sản xuất bánh kẹo trong nước khác, xí nghiệp bánh mứt kẹo Hà Nội gặp phải nhiều khó khăn trong củng cố và duy trì thị trường.
2.2.2Khách hàng:
Sản phẩm của xí nghiệp bánh mứt kẹo Hà Nội được sản xuất ra nhằm phục vụ mọi tầng lớp nhân dân. Các sản phẩm này được vận chuyển đến tay người tiêu dùng cuối cùng thông qua các đại lý và các nhà buôn bán có quan hệ mật thiết với xí nghiệp trên cơ sở hoa hồng các đại lý và được xí nghiệp thực hiện giá ưu đãi, hỗ trợ vận chuyển hàng hoá. Cho nên lợi ích của các trung gian này gắn liền với lợi ích của xí nghiệp. Đây là một thuận lợi cho xí nghiệp trong việc phát triển và mở rộng thị trường, đẩy nhanh tốc độ tiêu thụ hàng hoá. Các đại lý góp phần không nhỏ vào việc tạo lập uy tín và nâng cao khả năng cạnh tranh cho xí nghiệp.
Tuy nhiên ở các vùng địa lý khác nhau khách hàng cũng như nhu cầu của họ lại khác nhau. Về mặt tâm lý, dân miền Bắc khi mua bánh kẹo sẽ quan tâm nhiều đến trọng lượng vì 80% thu nhập của người dân Bắc còn thấp. Còn ở miền Trung, thu nhập của người dân thấp hơn hẳn miền Bắc và miền Nam. Hơn nữa nhu cầu tiêu dùng của họ rất ít, chủ yếu chỉ dùng những loại giá rẻ, chất lượng vừa phải và rất ít quan tâm đến mẫu mã. Đói với miền
Nam mức sống là cao nhất nên bánh kẹo là một trong những nhu cầu thường xuyên đặc biệt là đối với trẻ em. ở đây, khách hàng đặc biệt quan tâm đến chất lượng và mẫu mã bao bì của sản phẩm.
Như vậy, điều cần thiết đối với xí nghiệp bây giờ là cần phải dựa vào đặc điểm tâm lý của người dân vừa phân tích để đưa vào thị trường những sản phẩm phù hợp nhằm đem lại hiệu quả cao nhất có thể cho công tác tiêu thụ sản phẩm của xí nghiệp.
2.2.3Người cung ứng:
Hiện nay nguồn cung cấp các yếu tố đầu vào cho xí nghiệp chủ yếu là nguyên vật liệu và từ hai nguồn: trong nước và nhập khẩu. Các nguyên vật liệu được mua trong nước như đường, sữa, hoa quả,...Các nguyên vật liệu được nhập từ nước ngoài như bột mì, bơ, hương liệu, phẩm màu,...
Các cơ sở trong nước cung cấp nguyên vật liệu cho xí nghiệp gồm: nhà máy đường Lam Sơn, Quảng Ngãi, công ty sữa Việt Nam. Đây là các nhà cung cấp nguyên vật liệu thường xuyên cho xí nghiệp. Hàng năm họ cung cấp một lượng lớn đường, sữa...với giá cả