Giai đoạn từ tháng 4/1964-1987

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Những giải pháp cơ bản nhằm nâng cao khả năng tiêu thụ sản phẩm ở xí nghiệp bánh mứt kẹo Hà Nội doc (Trang 28 - 92)

II. Các nhân tố môi trường kinh doanh có ảnh hưởng tới hoạt động tiêu thụ sản

1.1Giai đoạn từ tháng 4/1964-1987

Tháng 4/1964 Sở Thương nghiệp Hà Nội (nay là Sở Thương mại Hà Nội ) quyết định thành lập công ty đường bánh kẹo Hà Nội. Công ty đường bánh kẹo Hà Nội có trụ sở chính ở số 82 Hàng Gà- Hà Nội. Ngay từ đầu, nhiệm vụ và chức năng chủ yếu của công ty đã là sản xuất đường và một số loại bánh kẹo truyền thống. Mặc dù trang thiết bị còn nhỏ bé, lạc hậu, lao động thủ công là chính song đây cũng là cơ sở vật chất ban đầu tạo điều kiện cho sự đi lên sau này của xí nghiệp.

1.2 Giai đoạn từ 1988-1923:

Vào năm 1988 công ty rời khỏi Sở Thương nghiệp Hà Nội, trở thành thành viên của Liên hiệp thực phẩm vi sinh Hà Nội theo quyết định của UBND thành phố và đổi tên công ty thành xí nghiệp bánh mứt kẹo Hà Nội, có thụ sở chính tại số 79 phố Chả Cá- Hà Nội.

Đây là giai đoạn đánh dấu sự đổi mới, cải tiến trong quản lý, sản xuất và mở rộng quy mô sản xuất. Xí nghiệp chuyển từ việc thực hiện các kế hoạch từ cấp trên sang hạch toán kinh doanh độc lập, tự do cạnh tranh trên thị trường. Do mới bước đầu chuyển sang hình thức kinh doanh mới nên xí nghiệp đã gặp rất nhiều khó khăn và thách thức trong giai đoạn này.

1.3 giai đoạn từ 1994 đến nay:

Vào năm 1994 xí nghiệp đã chuyển đổi một số cơ sở sản xuất nhỏ của mình để có một trụ sở chính, đồng thời là nơi sản xuất chính của xí nghiệp tại số 15-Ngõ 91-Nguyễn Chí Thanh-Đống Đa- Hà Nội và giữ cho đến nay.

Tháng 5/1999, xí nghiệp chuyển về Sở Công nghiệp Hà Nội sau khi giải thể Liên hiệp thực phẩm vi sinh, vẫn lấy tên cũ là xí nghiệp bánh mứt kẹo Hà Nội.

Hiện nay, xí nghiệp bánh mứt kẹo Hà Nội là một doanh nghiệp tương đối có uy tín trong ngành sản xuất bánh kẹo nước ta, có sản lượng chiếm tới 2,5% lượng bánh kẹo cả nước. Sản phẩm của xí nghiệp được phân phối rộng rãi trên toàn quốc thông qua hơn 100 đại lý. Tuy nhiên, thị trường chủ yếu của xí nghiệp vẫn là miền Bắc, đặc biệt là Hà Nội, còn các khu vực khác tiêu thụ không đáng kể, thị trường đang bị bỏ ngỏ mà chưa đủ khả

năng để xâm nhập vào.

2.Chức năng nhiệm vụ của xí nghiệp.

Thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước, xí nghiệp bánh mứt kẹo Hà Nội xác định nhiệm vụ và mục tiêu chủ yếu của mình trong thời kỳ này là:

- Tăng cường chiều sâu với mục đích không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm,

tăng năng suất lao động, đa dạng hoá chủng loại sản phẩm nhằm mở rộng thị trường từ nông thôn đến thành thị, từ trong nước đến ngoài nước, đủ sức cạnh tranh với các đối thủ trong và ngoài nước. Phát huy hơn nữa lợi thế của các loại bánh, mứt truyền thống.

- Đi sâu nghiên cứu thị trường, ổn định và không nâng cao hiệu quả thị trường cũ, mở

rộng thị trường mới nhất là thị trường miền Nam và thị trường xuất khẩu.

- Ngoài việc sản xuất bánh, mứt là chính, xí nghiệp sẽ kinh doanh các mặt hàng khác

để không ngừng nâng cao đời sống và thúc đẩy sự phát triển ngày một mạnh mẽ của xí nghiệp.

- Ngoài chức năng nhiệm vụ cơ bản trên xí nghiệp bánh mứt kẹo Hà Nội còn có các

nhiệm vụ sau:

- Bảo toàn và phát triển vốn được giao

- Thực hiện các nhiệm vụ, nghĩa vụ với Nhà nước.

- Thực hiện phân phối theo lao động: chăm lo đời sống vật chất cho cán bộ công nhân

viên và nâng cao trình độ chuyên môn.

- Như vậy, mục tiêu chung của xí nghiệp là hoàn thành kế hoạch sản xuất kinh doanh

trong các thời kỳ, đảm bảo thực hiện tốt nghĩa vụ với Nhà nước đồng thời không ngừng phát triển quy mô doanh nghiệp, nâng cao đời sống cán bộ công nhân viên xí nghiệp.

Xí nghiệp bánh mứt kẹo Hà Nội là một tổ chức kinh tế có đầy đủ tư cách pháp nhân hoạt động theo cơ chế hạch toán kinh doanh độc lập và có con dấu riêng để giao dịch, có bộ máy quản lý theo mô hình quản lý chức năng tham mưu bao gồm:

3.1 Ban lãnh đạo:

Một Giám đốc

Một Phó giám đốc sản xuất, kỹ thuật Một Phó giám đốc tổ chức, dịch vụ. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

 Giám đốc: là người phụ trách cao nhất về các mặt sản xuất kinh doanh của xí nghiệp, chỉ đạo toàn bộ xí nghiệp theo chế độ thủ trưởng chịu mọi trách nhiệm và đại diện đại diện cho mọi quyền lợi của xí nghiệp trước pháp luật và cơ quan hữu quan.

 Phó giám đốc phụ trách sản xuất, kỹ thuật: có chức năng tham mưu giúp việc cho

giám đốc, chịu trách nhiệm trước giám đốc về việc lập và báo cáo tình hình sản xuất kinh doanh, về tổ chức nghiên cứu mẫu hàng, về mặt kỹ thuật cũng như máy móc kỹ thuật của xí nghiệp.

 Phó giám đốc phụ trách khâu tổ chức, dịch vụ: có chức năng tham mưu và giúp việc

cho giám đốc, chịu trách nhiệm trước giám đốc về các cửa hàng bán lẻ, kinh doanh, về việc sắp xếp các công việc của xí nghiệp, có nhiệm

vụ trực tiếp điều hành công tác tổ chức tiền lương, y tế, bảo hiểm y tế, tuyển dụng lao động, đào tạo cán bộ, chăm lo đời sống cán bộ công nhân

viên

3.2 Các phòng ban:

 Phòng kinh doanh: có nhiệm vụ cung ứng vật tư, nghiên cứu thị trường đầu ra, đề ra

biện pháp tiêu thụ sản phẩm hợp lý, tổ chức quá trình hoạt động marketing từ sản xuất đến tiêu thụ, thăm dò, mở rộng thị trường, lập ra các chiến lược tiếp thị, quảng cáo và lập kế hoạch sản xuất cho những năm tiếp theo.

 Phòng KCS: chịu trách nhiệm kiểm tra nguyên phụ liệu trước khi nhập kho; kiểm tra

chất lượng, số lượng sản phẩm trước khi giao hàng, nhằm đạt được mục đích cuối cùng là sản xuất được hàng hoá có chất lượng cao cho khách hàng, bảo đảm an toàn cho người lao động, tiết kiệm điện năng và các chi phí khác.

 Phòng kỹ thuật: chịu trách nhiệm về kỹ thuật của quy trình công nghệ, xây dựng các

định mức kỹ thuật, nghiên cứu mẫu hàng về mặt kỹ thuật cũng như tình trạng máy móc kỹ thuật của xí nghiệp.

 Phòng hành chính-tổ chức: làm nhiệm vụ tham mưu cho lãnh đạo, định ra đường lối,

sắp xếp, phân phối lại lao động một cách hợp lý, xây dựng chế độ lương thưởng, bảo hiểm xã hội,...

 Phòng kế toán tài vụ: đảm bảo vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh, tổ chức công

tác hạch toán kế toán, theo dõi mọi hoạt động của xí nghiệp dưới hình thái giá trị để phản ánh cụ thể chi phí đầu vào, kết quả đầu ra, đánh giá kết quả lao động của cán bộ công nhân viên. Phân tích kết quả kinh doanh của từng tháng, quý, năm, phân phối thu

nhập đồng thời cung cấp thông tin cho giám đốc, giúp cho việc đề ra các chiến lược phù hợp nhằm phục vụ quản lý, điều hành sản xuất kinh doanh.

 Phòng bảo vệ, nhà ăn: có chức năng kiểm tra, bảo vệ cơ sở vật chất kỹ thuật của xí nghiệp; nhà ăn có nhiệm vụ nấu ăn trưa cho toàn xí nghiệp.

Ngoài ra xí nghiệp còn có các phân xưởng sản xuất là nơi điều hành trực tiếp của máy móc đồng thời thực hiện các khâu thủ công như: đóng hộp, in hình, tạo dáng trên mẫu mã sản phẩm,...của quá trình sản xuất bánh mứt khi nhận được lệnh từ trên xuống đó là lệnh của phó giám đốc sản xuất, kỹ thuật. Hệ thống các cửa hàng có chức năng tự giới thiệu sản phẩm của xí nghiệp và nhiều mặt hàng khác. Hệ thống các nhà kho có chức năng dự trữ, bảo quản nguyên vật liệu, trang thiết bị phục vụ sản xuất đồng thời dự trữ, bảo quản thành phẩm làm ra.

Sơ đồ tổ chức xí nghiệp bánh mứt kẹo Hà Nội cho thấy bộ máy quản lý của xí nghiệp được tổ chức theo mô hình trực tuyến-chức năng có đặc trưng cơ bản là vừa duy trì hệ thống trực tuyến, vừa kết hợp với việc tổ chức các bộ phận chức năng, trong đó quyền ra mệnh lệnh quản trị thuộc cấp trưởng trực tuyến và cấp trưởng chức năng. Tổ chức kiểu này có ưu điểm lớn là gắn việc sử dụng chuyên gia ở các bộ phận chức năng với hệ thống trực tuyến mà vẫn giữ được tính thống nhất quản trị ở mức độ nhất định. Tuy nhiên, để đạt được điều đó đòi hỏi phải có sự phối hợp nhất định giữa hệ thống trực tuyến và các bộ phận hoạt động chức năng. Mặt khác, chi phí kinh doanh cho hoạt động ra quyết định quản trị là lớn.

4.Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh chủ yếu của xí nghiệp.

Xí nghiệp bánh mứt kẹo Hà Nội là một trong những doanh nghiệp chuyên sản xuất bánh kẹo lớn trong cả nước về quy mô cũng như uy tín. Các sản phẩm xí nghiệp được bình chọn là “Hàng Việt Nam chất lượng cao” năm 2000, 2001; là “sản phẩm ưa thích năm 2000” và đã được tặng thưởng 4 huy chương vàng tại Hội chợ thương mại “Hà Nội 2000”. Hiện nay với công suất đạt hơn 7350 tấn/ năm xí nghiệp được coi là một trong những doanh nghiệp Nhà nước làm ăn có hiệu quả của nền kinh tế.

Bảng1: Kết quả kinh doanh chủ yếu của xí nghiệp bánh mứt kẹo Hà Nội qua các năm Chỉ tiêu Đơn vị tính 1998 98/97 (%) 1999 99/98 (%) 2000 00/99 (%) 2001 01/00 (%) Sản lượng tiêu thụ Tấn 297,8 100,7 356,4 119,68 444,5 124,72 543,3 122,23 Doanh thu Tr.đ 11124 103 13571 121,98 17099 126 19660 114,98 Nộp ngân sách Tr.đ 1236 100,4 1248 100,97 1298 104,01 1495 115,18 Lợi nhuận Tr.đ 599 101 665 111,02 738 110,98 834 113,01 Thu nhập bình quân/thán g Ngh.đ 800 114,29 904 113 1038 114,82 1160 111,75

(Nguồn: phòng kinh doanh xí nghiệp bánh mứt kẹo Hà Nội ) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nhìn vào số liệu ở bảng trên ta có thể đưa ra một số nhận xét sau:

 Năm 1999 doanh thu tăng 2447 triệu đồng cùng với sự tăng lên của lợi nhuận(66 triệu

đồng) và thu nhập bình quân/tháng(104 nghìn đồng) chứng tỏ hoạt động sản xuất kinh doanh năm này đã có hiệu quả, việc tăng sản lượng đã đưa đến cho xí nghiệp khoản lợi nhuận khá lớn và cải thiện hơn đời sống của cán bộ công nhân viên.

 Năm 2000, 2001 do đầu tư một số dây chuyền công nghệ, thiết bị sản xuất hiện đại và

liên tục nâng cao tay nghề công nhân nên chất lượng sản phẩm không ngừng được nâng cao kéo theo sự gia tăng sản lượng tiêu thụ. Doanh thu, lợi nhuận đều tăng nên thu nhập của cán bộ công nhân viên được cải thiện rõ rệt từ 904000đ(năm1999) lên 1038000đ(2000) rồi lên 1160000đ(năm 2001)- đây chính là thành tựu to lớn của xí nghiệp trong những năm vừa qua.

II.Phân tích các yếu tố môi trường có ảnh hưởng đến hoạt động tiêu thụ sản phẩm của xí nghiệp bánh mứt kẹo Hà Nội.

1.Các đặc điểm cơ bản về kinh tế kỹ thuật của xí nghiệp bánh mứt kẹo Hà Nội có ảnh hưởng tới hoạt động tiêu thụ sản phẩm.

1.1Sản phẩm và thị trường :

1.1.1Sản phẩm:

Xí nghiệp thực hiện chính sách đa dạng hoá sản phẩm để phục vụ nhu cầu ngày càng đa dạng của khách hàng. Tuy nhiên, việc đa dạng hoá sản phẩm cũng có những nhược điểm nhất định như thiếu sự chú ý, quan tâm đến việc đầu tư theo chiều sâu vào sản phẩm nên không đáp ứng được nhu cầu khắt khe của khách hàng. Cuộc sống ngày càng nâng cao, giờ đây người dân không chỉ đơn giản là ăn no mà còn muốn thưởng thức được vị ngon của hàng hoá. Hơn nữa, bánh kẹo không phải là hàng hoá thiết yếu cho sinh hoạt hàng ngày của người dân mà họ chỉ mua sắm trong các dịp lễ, tết, cưới, hỏi,...Vì vậy, tiêu chí chất lượng và mẫu mã sản phẩm đang trở thành tiêu chí hàng đầu trong cạnh tranh. Hiện nay, các sản phẩm của xí nghiệp chủ yếu phục vụ nhu cầu bình dân với chất lượng khá, giá rẻ, mẫu mã bao bì chưa được hấp dẫn lắm. Trong thời gian tới, việc tăng tỷ trọng các sản phẩm cao cấp trong cơ cấu sản phẩm của xí nghiệp mang tính cấp thiết để tăng lượng tiêu thụ.

 Bánh kẹo chịu ảnh hưởng rất nhiều của yếu tố thời gian và thời tiết. Nếu để lâu hay

không có chế độ bảo quản thích hợp sản phẩm sẽ dễ bị ẩm mốc hay chảy nước. Đây cũng là một khó khăn cho công tác bảo quản nguyên vật liệu, ảnh hưởng không nhỏ tới việc hoạch định chiến lược sản phẩm của xí nghiệp. Chính vì điều này đòi hỏi xí nghiệp phải có kế hoạch sản xuất và tiêu thụ hợp lý, tránh tình trạng tồn hàng quá nhiều, giảm phẩm chất của hàng hoá khi tới tay người tiêu dùng. Việc lập các kế hoạch sản xuất và tiêu thụ trong xí nghiệp được áp dụng một cách linh hoạt. Do lượng tiêu thụ bánh mứt kẹo luôn thay đổi theo thời gian nên ngoài việc xây dựng các kế hoạch tháng, xí nghiệp còn lập các kế hoạch tuần, ngày để luôn đảm bảo lượng tiêu thụ hợp lý.

 Một đặc điểm lớn nữa là bánh kẹo gắn liền với yếu tố mùa vụ cho nên việc sản xuất và

tiêu thụ cũng phải gắn với yếu tố này. Thời điểm lượng hàng tiêu thụ mạnh nhất là vào mùa cưới hay lễ tết. Để đáp ứng kịp thời, đầy đủ nhu cầu trong những dịp này đòi hỏi xí nghiệp phải dự đoán lượng hàng tồn kho, lượng hàng sản xuất cho phù hợp, bố trí lượng lao động hợp lý, có thể thuê thêm lao động thời vụ, dự trữ nguyên vật liệu, mở rộng kênh phân phối. Để hiểu rõ hơn về đặc điểm sản phẩm của xí nghiệp ta hãy tham khảo bảng sau:

Bảng 2: Đặc điểm một số sản phẩm chủ yếu của xí nghiệp

Sản phẩm Chất lượng

Chủng loại Mẫu mã kiểu dáng Bao gói 1.Mứt tết Khá Nhiều nhưng không đặc trưng Truyền thống Hộp giấy,túi PE mỏng, đơn giản

2.Bánh trung thu Cao Tương đối nhiều

Hấp dẫn Hộp giấy,

hộp nhựa

3.Bánh xốp các loại

Khá Chưa đa dạng Chưa độcđáo

ấn tượng

Hộp giấy, túi PE mỏng

(nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2001 và phương hướng nhiệm vụ năm 2002).

Từ bảng trên ta thấy mặc dù đã có nhiều chủng loại hàng hoá của xí nghiệp có mặt trên thị trường nhưng số lượng chủng loại còn hạn chế và cơ cấu chủng loại không cân bằng ở các mặt kinh doanh. Xí nghiệp có ưu thế về sản phẩm mứt tết, bánh trung thu nhưng lại bị hạn chế về sản phẩm bánh xốp.

Được đánh giá có chất lượng tương đối cao nhưng sản phẩm của xí nghiệp bánh mứt kẹo Hà Nội vẫn còn có yếu điểm. Điều mà các đại lý phản ánh nhất vẫn là độ xốp của bánh

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

xốp. Bánh của xí nghiệp do quá xốp nên rỗng lại không có mùi vị đặc trưng nên không tạo được cảm giác ngon miệng cho người tiêu dùng.

So với các đối thủ cạnh tranh thì quy cách mẫu mã và bao gói sản phẩm của xí nghiệp bánh mứt kẹo Hà Nội cũng có rất nhiều hạn chế, đặc biệt là sản phẩm mứt tết. Có thể nói đây là tồn tại lớn nhất mà xí nghiệp đang gặp phải trên thị trường tiêu thụ. Bao gói của các loại mứt tết là hộp giấy với hình dáng đã có từ lâu không thay đổi. Điều này sẽ tạo cho người tiêu dùng cảm giác nhàm chán, không kích thích tính tò mò tìm hiểu của họ khi quyết định mua hàng. Bao gói của sản phẩm bánh tuy có in hình màu sắc và tên sản phẩm nhưng chưa có sự hấp dẫn đối với khách mua, màu sắc và dáng vẻ không mang dáng vẻ

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Những giải pháp cơ bản nhằm nâng cao khả năng tiêu thụ sản phẩm ở xí nghiệp bánh mứt kẹo Hà Nội doc (Trang 28 - 92)