Bảng 3 .8 Kết quả khảo sát các dự toán lập trong các DNSX cơ khí Việt Nam
Bảng 3.9 Khái quát các TTTN tại các DNSX cơ khí Việt Nam
Loại TTTN Bộ phận Người quản lý
Trung tâm lợi nhuận Trung tâm doanh thu
Trung tâm chi phí
Cấp Tổng Cơng ty/ Cơng ty Hội đồng quản trị, Ban Giám đốc
Phòng Kinh doanh/ Phòng thị GĐ phụ trách; trưởng trường/ Phòng Marketing phòng
Các Phịng ban: Phịng Kế tốn, GĐ phụ trách; Phịng quản lý nhân sự, Phòng Trưởng phòng; thiết kế, Phòng Kỹ thuật, Phòng Quản đốc PX; kế hoạch vật tư, Các nhà máy trực Độ trưởng thuộc, các phân xưởng, tổ, đội Tổ trưởng sản xuất…
Nguồn: Tác giả tổng hợp từ kết quả khảo sát
Các TTTN được phân cơng cơng việc rõ ràng và có NQT chun trách có đủ trình độ chun mơn nghiệp vụ để thực hiện công việc, được quy định cụ thể về quyền hạn và trách nhiệm. NQT cấp cao sẽ sử dụng thơng tin của KTTN để đánh giá mức độ hồn thành nhiệm vụ của từng bộ phận/TTTN, đánh giá kết quả quản lý của các nhà quản lý bộ phận và kịp thời đưa ra các quyết định khen thưởng, kỷ luật phù hợp.
Việc kiểm soát và đánh giá hoạt động quản lý thông qua các TTTN được các DN thực hiện định kỳ (hàng tháng, quý, năm) bằng cả thước đo tài chính và thước đo phi tài chính (đánh giá thái độ của nhân viên với công việc được giao, với đồng nghiệp, với các nhà quản lý, với khách hàng, điều tra sự hài lòng của khách hàng với sản phẩm, chất lượng phục vụ của nhân viên, tỷ lệ sản phẩm lỗi trong khâu sản xuất, giao hàng đúng hạn…). Tuy nhiên, trong ngắn hạn thì đánh giá hiệu quả hoạt
động quản lý bằng thước đo tài chính thơng qua việc phân tích sự chênh lệch các chỉ tiêu giữa kết quả thực hiện so với kế hoạch đã được phê duyệt được các DN áp dụng phổ biến hơn. Cụ thể, các DN quan tâm nhiều nhất đến phân tích chênh lệch các khoản chi phí sản xuất (chi phí NVLTT, chi phí NCTT, chi phí SXC) và doanh thu bán hàng. Việc phân tích chênh lệch các khoản chi phí ngồi sản xuất (chi phí bán hàng, chi phí QLDN, chi phí tài chính, chi phí khác), phân tích chênh lệch hàng tồn kho, chênh lệch giá vốn hàng bán, chênh lệch kết quả kinh doanh, chênh lệch các khoản nợ phải thu, nợ phải trả ít được thực hiện hơn. Các DN chỉ phân tích chênh lệch số thực hiện giữa kì này với kỳ trước, giữa các bộ phận trong cùng kỳ. Kết quả phỏng vấn sâu cho thấy có 2 lý do chính lý giải cho vấn đề này. Trong đó, lý do chủ quan là vì các khoản chi phí ngồi sản xuất thường là chi phí chung, liên quan đến nhiều bộ phận, phòng ban chức năng, rất khó gắn với trách nhiệm của từng bộ phận ngay cả khi việc phân quyền quản lý của các DN rất rõ ràng. Lý do khách quan là do hiện nay các NQT mới chỉ đặt trọng tâm vào việc đánh giá hiệu quả hoạt động của các Trung tâm chi phí tiêu chuẩn (các phân xưởng sản xuất, bộ phận thu mua vật liệu đầu vào) hơn là đánh giá hiệu quả của các Trung tâm chi phí tuỳ ý (các bộ phận, phịng ban chức năng). Điều này khơng tạo động lực cho kế tốn phải thực hiện phân tích chênh lệch các khoản mục chi phí ngồi sản xuất, nhất là trong điều kiện khối lượng cơng việc của Phịng Kế tốn q lớn so với số lượng nhân viên hiện có. Ngồi 2 lý do trên, theo tác giả còn một nguyên nhân khác là các DN khơng có đầy đủ dữ liệu nội bộ về các tiêu chuẩn định mức chi phí ngồi sản xuất, kết quả là DN khơng có kế hoạch/ dự tốn cho các khoản chi phí này và khơng có cơ sở để phân tích, so sánh.
Việc phân tích nguyên nhân gây ra sự biến động của các khoản mục chi phí, doanh thu, kết quả, đánh giá sự biến động tỷ lệ từng khoản mục chi phí trên tổng chi phí thực tế hoặc doanh thu, sự biến động tỷ suất lợi nhuận trên tài sản (ROA), tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE), tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu (ROS) chưa được các DN quan tâm thoả đáng. Chỉ có 11 DN (13,9%) đã thực hiện nội dung này cùng kỳ lập Báo cáo tài chính năm.
3.3.3. Thực trạng cung cấp thơng tin kế tốn quản trị cho việc ra quyết
định
ngắn hạn
3.3.3.1. Thời điểm và nội dung cung cấp thông tin
Trong các DN khảo sát, Báo cáo KTQT được xây dựng để cung cấp thơng tin cho 2 nhóm đối tượng chủ yếu là: NQT cấp cao (Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc…) và NQT cấp trung gian (Giám đốc các xí nghiệp và các đơn vị trực thuộc, Trưởng, phó các phịng chức năng). Thông tin KTQT cho NQT cấp cơ sở chưa nhiều. Điều này được các DN giải thích vì NQT cấp cơ sở trong các DN hiện nay chủ yếu là đội ngũ kĩ sư, cán bộ phụ trách kỹ thuật, quản đốc phân xưởng, đội trưởng, tổ trưởng tổ sản xuất. Họ khơng có nhiều kiến thức về kinh tế và kế toán, đặc biệt là kiến thức KTQT. Hơn nữa, do đặc điểm phân quyền của NQT cấp cơ sở
là thi hành những QĐ được đưa ra bởi các NQT cấp cao hơn. Những QĐ gắn với thẩm quyền và trách nhiệm của NQT cấp cơ sở thường liên quan đến vấn đề kỹ thuật và con người nhiều hơn là những vấn đề về kinh tế, tài chính, kế tốn. Vì vậy, NQT cấp cơ sở ra QĐ thường chủ yếu dựa vào kiến thức kỹ thuật chuyên môn và kinh nghiệm mà rất ít sử dụng hoặc khơng sử dụng thơng tin KTQT.