CHƯƠNG II LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
2. Cơ sở lý luận và cơ sở thực tế của việc ứng dụng Sơ đồ tư duy vào dạy học Sinh
2.2. Đặc điểm của quá trình hình thành và ghi nhớ kiến thức Sinh học ở bậc
Trung học Phổ thông
Theo Phan Thị Mai Khuê và ctv. (2000) kiến thức môn Sinh học bậc THPT gồm 3 loại:
- Kiến thức Khái niệm. - Kiến thức Q trình. - Kiến thức Quy luật.
Trong đó kiến thức Khái niệm là thường gặp và quan trọng nhất. Kiến thức
Q trình có thể được xem như là một mối liên hệ giữa nhiều Khái niệm. Kiến thức Quy luật về bản chất cũng là kiến thức Quá trình.
Nhận thức đi từ cái cụ thể đến cái trừu tượng rồi từ cái trừu tượng đến cái cụ thể sâu sắc hơn. Theo quy luật trên thì quá trình hình thành kiến thức mới có thể
được hiểu là việc HS nhận biết một khái niệm mới rồi gắn nó vào hệ thống các khái
niệm đã biết. Sau đó HS phải vận dụng mối liên hệ giữa các khái niệm đã biết để nắm bắt và hiểu rõ hơn bản chất khái niệm mới.
2.2.1. Quá trình hình thành kiến thức Khái niệm
Khái niệm là những biểu tượng được khái quát hóa (Phan Thị Mai Khuê và ctv., 2000). Có thể hiểu kiến thức Khái niệm là kiến thức mô tả các sự vật, hiện
tượng Sinh học riêng lẻ về mặt cấu trúc, chức năng… Khái niệm thường được viết bằng một danh từ ngắn gọn mơ tả tính chất căn bản nhất của khái niệm đó.
Q trình hình thành kiến thức khái niệm được mơ tả tóm tắt trong Bảng 1.
Bảng 1: Tóm tắt các bước cơ bản để hình thành kiến thức Khái niệm. (nguồn: theo
Phan Thị Mai Khuê và ctv., 2000)
Kiến thức Khái niệm cụ thể Kiến thức Khái niệm trừu tượng Bước 1: Xác định nhiệm vụ nhận thức. Xác định nhiệm vụ nhận thức.
Bước 2: Quan sát (thí nghiệm, vật thật, vật mô phỏng…), nghe GV mô tả.
Liên hệ với các khái niệm đã biết.
Bước 3: Tìm dấu hiệu bản chất. (Dấu hiệu phân biệt khái niệm này với khái niệm khác)
Tìm dấu hiệu bản chất. (Dấu hiệu phân biệt khái niệm này với khái niệm khác.)
Bước 4: Gắn khái niệm mới vào hệ thống khái niệm đã biết.
Gắn khái niệm mới vào hệ thống khái niệm đã biết.
Bước 5: Ghi nhớ khái niệm. Ghi nhớ khái niệm.
2.2.2. Quá trình hình thành kiến thức Quá trình
Quá trình là một chuỗi những sự kiện hiện tượng diễn ra ở một không gian thời gian nhất định và có sự tham gia của các cấu trúc vật chất nhất định. (Phan Thị Mai Kh và ctv., 2000). Có thể hiểu q trình chính là mối liên hệ giữa các khái niệm hay một xâu chuỗi các khái niệm.
Như vậy, hiểu rộng có thể thấy một q trình cũng có thể được xem như một khái niệm nếu ta chỉ xét quá trình đó ở mức độ thành phần cấu trúc và tạm thời bỏ qua các diễn biến của quá trình đó.
Q trình hình thành kiến thức q trình được mơ tả tóm tắt trong Bảng 2.
2.2.3. Q trình hình thành kiến thức Quy luật
Quy luật có thể xem là một q trình nhưng mang tính bao quát cao, lặp đi lặp lại nhiều lần và thường được diễn đạt ngắn gọn bằng 1 câu.
Trong giới hạn đề tài này tôi không đề cập đến kiến thức Quy luật vì nhóm kiến thức này khơng có tính phổ biến như hai loại kiến thức trên.
Bảng 2: Tóm tắt các bước cơ bản để hình thành kiến thức Quá trình. (nguồn: theo
Phan Thị Mai Khuê và ctv., 2000)
Kiến thức Quá trình
Bước 1: Mô tả các cấu trúc vật chất (các khái niệm) tham gia vào q trình và vai trị của chúng.
Bước 2: Mơ tả diễn biến q trình.
Bước 3: Phân tích cơ chế của q trình.
Bước 4: Nêu ý nghĩa.
2.2.2.4. Đặc điểm của q trình ghi nhớ kiến thức
Có 2 hình thức ghi nhớ là: ghi nhớ sơ bộ khi tiếp thu tài liệu mới và ghi nhớ củng cố tri thức (sự học thuộc). Trong sự học thuộc thì việc vừa ghi nhớ vừa tái hiện nhiều lần có hiệu quả hơn so với ghi nhớ máy móc, thuộc lịng. (Tổ tâm lý học
Đại học Cần Thơ, 2007)
Buzan (1974) đã làm thí nghiệm và kết luận não ghi nhớ tốt: - Nếu đối tượng ghi nhớ được lặp lại, có vần điệu…
- Nếu đối tượng đặc biệt, khác thường (hiệu ứng von Restorff) - Nếu các sự vật, hiện tượng đã được “hiểu” bản chất.
Cũng theo Buzan (1974), sự ghi nhớ kiến thức sau khi học được biểu hiện
bằng biểu đồ 1.
Theo đó ta nhận thấy trí nhớ của con người sau khi học có tăng lên nhưng
giảm rất nhanh sau 2 ngày. Nếu tiếp tục biểu đồ này có thể thấy sau khi học khoảng 1 tuần thì gần như khơng cịn nhớ gì cả.
Chính vì vậy, Buzan đã đề nghị các “đợt ôn tập” sau khi học gồm các mốc: 3 giờ, 1 ngày, 1 tuần, 1 tháng, 6 tháng.
Hình 1: Lượng kiến thức mà một người cịn nhớ được qua thời gian (nguồn: theo
Buzan, 1974).
2.3. Đặc điểm về nội dung kiến thức của chương Sinh trưởng và Phát triển (SH11-NC)
Chương “Sinh trưởng và Phát triển” là chương thứ 3 trong số 4 chương của chương trình SH11-NC. Nội dung chương tiếp nối chương I, chương II nghiên cứu
đặc điểm của cơ thể sống ở góc độ lớn lên và biến đổi cấu trúc chức năng. Nội
dung chương có quan hệ đặc biệt gần với chương IV (Sinh sản) vì đây là hai quá trình liên tục. Nội dung chương đồng thời cũng kế thừa nhiều kiến thức Sinh học lớp 10 (Sinh học tế bào), lớp 8, lớp 7 và lớp 6 (Giải phẫu thực vật, động vật và
Người)
Nội dung chương gồm:
- Bài 34: Khái niệm Sinh trưởng, Phát triển ở thực vật ; Sinh trưởng sơ cấp –
Sinh trưởng thứ cấp ở thực vật ; Các nhân tố ảnh hưởng đến Sinh trưởng ở thực vật
- Bài 35: Hoocmôn thực vật (Phitohoocmôn) ; Ứng dụng.
- Bài 36: Các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình ra hoa ở thực vật ; Ứng dụng.
- Bài 37: Khái niệm Sinh trưởng, Phát triển ở động vật. ; Quá trình Sinh
trưởng và Phát triển ở động vật.
- Bài 39: Các nhân tố ngoài ảnh hưởng đến Sinh trưởng ở động vật ; Điều
khiển Sinh trưởng và Phát triển ở động vật. và người.
Từ nội dung trên tôi nhận thấy nội dung kiến thức của chương chủ yếu xoay quanh các vấn đề:
- Khái niệm Sinh trưởng, khái niệm Phát triển và đặc điểm của Sinh trưởng và Phát triển
- Quá trình Sinh trưởng và Phát triển ở thực vật, các nhân tố (trong/ngoài) ảnh hưởng đến Sinh trưởng và Phát triển ở thực vật, ứng dụng hiểu biết về
Sinh trưởng và Phát triển
- Quá trình Sinh trưởng và Phát triển ở động vật, các nhân tố (trong/ngoài)
ảnh hưởng đến Sinh trưởng và Phát triển ở động vật, ứng dụng hiểu biết về
Sinh trưởng và Phát triển
Chính vì nhận thức này nên trong quá trình soạn giáo án, thiết lập SĐTD và thực nghiệm tôi đã thay đổi cấu trúc, tên bài của hai bài 35, 36 cho phù hợp với quá trình tư duy của HS.
Cụ thể tôi đã đổi tên bài 35 thành “Các nhân tố ảnh hưởng đến Sinh trưởng và Phát triển ở thực vật” và chuyển mục III của bài 34 sang thành I của bài này. Tôi cũng đổi tên bài 36 thành “Các nhân tố ảnh hưởng đến Sinh trưởng và Phát triển ở thực vật (tiếp theo)”
2.4. Cơ sở khoa học của việc sử dung Sơ đồ tư duy
2.4.1. Cơ sở của việc tư duy bằng hai bán cầu não
Đại não của người gồm hai nửa: não trái và não phải. Hai nửa đó được kết nối
bằng một mạng lưới cực kỳ phức tạp gồm những dây thần kinh (thể chai) có chức năng chính là xử lý các loại hoạt động tư duy khác nhau.
Theo Sperry (1982) não trái (còn gọi là não bản thân) chi phối ngơn ngữ, khả năng tính tốn, suy luận... Não phải (cịn gọi là não thiên tính) thiên về trực giác, tưởng tượng, màu sắc, mơ mộng...
Thông thường nửa não phải ở trạng thái nghỉ và chỉ được kích thích bằng màu sắc hoặc khi ta đang tư duy tổng quát. SĐTD vẽ ra một bức tranh tổng thể của vấn
đề với mối liên hệ và sự phân biệt rõ ranh giới bằng màu sắc nên kích thích tư duy
bằng cả hai bán cầu não.
2.4.2. Cơ sở của việc kích thích tư duy và ghi nhớ
Vỏ não chứa khoảng 1011 (một trăm tỷ) tế bào và đóng vai trị chính trong việc ghi nhớ và điều khiển các giác quan, cảm xúc, ngôn ngữ, tư duy…
Cơ chế tiếp nhận và xử lý thơng tin của vỏ não, ví dụ khi xử lý thông tin do mắt đưa lên là: đầu tiên vùng vỏ não phụ trách cơ quan thị giác truyền cảm giác sang một vùng khác để phân loại, gắn kết và đánh dấu địa chỉ thông tin. Tiếp theo thơng tin được chuyển sang một vùng thứ ba có trách nhiệm xác định hình dạng, chuyển động… vùng thứ tư phụ trách cả màu sắc, hình dạng… trong khi vùng thứ năm theo dõi và vẽ ra hình ảnh tổng quát về cac thuộc tính của sự vật.
Việc vận chuyện này có được do các “đường mịn” hình thành tức thì trên vỏ não do các liên kết của mạng lưới nơ-ron.
Buzan (2000) cho rằng việc viết ra các khái niệm, vẽ các đường liên kết trong SĐTD chính là diễn dịch lại cách thức hoạt động của não bộ là: liên kết và sáng tạo.
2.5. Cơ sở thực tế của việc sử dụng Sơ đồ tư duy
Ngày này, SĐTD đã được ứng dụng rộng rãi và thành công trên nhiều lĩnh
vực đời sống. Đây chính là cơ sở thực tế của việc ứng dụng thành công SĐTD vào dạy học. Theo Buzan (2009), SĐTD có thể được ứng dụng cho các mục đích sau:
2.5.1. Dùng ghi nhớ tóm tắt
Vì SĐTD có thể ghi lại một lượng lớn thơng tin trong một diện tích nhỏ và bằng những hình thức đơn giản nhất, gây chú ý nhất nên có thể ứng dụng cho:
- Tóm tắt một bài học, một chương, một phần học, thậm chí một cuốn sách.
- Tóm tắt một bài giảng ngay trên lớp.
- Tóm tắt các vấn đề trọng tâm để ôn tập hoặc giảng dạy.
2.5.2. Dùng sắp xếp – lên kế hoạch
Vì SĐTD là một hệ thống ngắn gọn các khái niệm liên kết theo một thứ tự logic nhất định nên có thể ứng dụng cho:
- Biễu diễn các ý tưởng để trình bày cho một nhóm hợp tác. - Sắp xếp ý tưởng để viết một bài báo cáo, một luận văn…
2.5.3. Dùng phân tích - tổng hợp nội dung kiến thức
Vì SĐTD cho thấy một cách tổng quát vị trí của khái niệm, mối liên hệ của nó với các khái niệm khác và trên tổng thể là mối liên hệ giữa các khái niệm với nhau. Nếu sắp xếp ý một cách hợp lý SĐTD cịn có thể cho thấy một “mơ hình” đơn giản của khái niệm, q trình đang được mơ tả nên có thể ứng dụng cho:
- Phân tích, làm rõ một khái niệm cũ.
- Tìm hiểu đánh giá một khái niệm mới: mối liên hệ của nó với các khái
niệm khác, các ý chính (trọng tâm) của kiến thức…
2.5.4. Dùng so sánh các nội dung kiến thức và tìm ra bản chất
Vì thơng qua SĐTD có thể phân tích cấu trúc được của một khái niệm, diễn biến của một q trình nên có thể ứng dụng cho so sánh hai khái niệm tương tự, hai khái niệm đối lập hoặc bản chất hai quá trình.
Thực tế trên thế giới nói chung và ở nước ta nói riêng, việc ứng dụng SĐTD vào dạy học đã đạt được nhiều hiệu quả tích cực. Nhiều thầy cơ đã ứng dụng
SĐTD vào giảng dạy các bộ môn rất thành công như thầy Hồng Đức Huy (GV Văn, thành phố Hồ Chí Minh), thầy Dương Văn Thuận (GV Địa, thành phố Hồ Chí Minh), cơ Nguyễn Thị Hiền (GV Sử, Đắc Lắc), thầy Nguyễn Đình Phú (GV Tốn, Vĩnh Phúc), thầy Trần Đình Châu (GV Tốn, bộ Giáo dục và Đào tạo)…
CHƯƠNG III
PHƯƠNG PHÁP VÀ PHƯƠNG TIỆN NGHIÊN CỨU
1. Phương pháp nghiên cứu
1.1. Mục đích nghiên cứu
- Đánh giá khả năng tiếp thu và ghi nhớ kiến thức một cách có hệ thống của
HS thơng qua kết quả kiểm tra kiến thức bằng trắc nghiệm khách quan.
- Đánh giá thái độ của HS đối với dạy học sử dụng SĐTD.
1.2. Đối tượng nghiên cứu
- HS lớp 11A1 và 11A2 trường THPT Châu Văn Liêm (Cần Thơ)
1.3. Thời gian, địa điểm nghiên cứu
- Thời gian: từ ngày 14/02/2011 đến 15/04/2011.
- Địa điểm: trường THPT Châu Văn Liêm (Cần Thơ). Địa chỉ: 16 đường
Ngô Quyền phường Tân An quận Ninh Kiều thành phố Cần Thơ.
1.4. Phương pháp thực nghiệm sư phạm
1.4.1. Chuẩn bị cho thực nghiệm
- Chọn trường: tôi quyết định chọn trường THPT Châu Văn Liêm do:
+ Điều kiện của chương trình Thực tập Sư phạm do trường Đại học Cần
Thơ tổ chức.
+ HS có mặt bằng kiến thức chung khá so với các trường trong địa bàn và trong chương trình Thực tập Sư phạm.
- Chọn lớp: tôi chọn 2 lớp là 11A1 và 11A2 do:
+ GVHD chuyên môn và GVHD chủ nhiệm đều đang dạy hai lớp này. + Học lực của 2 lớp theo đánh giá của GV bộ môn tương đối đồng đều. - Chọn lớp thực nghiệm và lớp đối chứng: tôi chọn lớp 11A2 làm lớp thực
nghiệm (TN) và lớp 11A1 làm lớp đối chứng (ĐC). Lớp thực nghiệm là
lớp sẽ được dạy học có sử dụng SĐTD.
- Chuẩn bị phương án đánh giá: tôi chọn 3 phương án đánh giá:
+ Đối thoại, phỏng vấn.
1.4.2. Các bước tiến hành thực nghiệm
- Liên hệ với GVHD chuyên môn thống nhất kế hoạch làm việc. - Soạn giáo án có sử dụng SĐTD.
- Giảng dạy thực nghiệm: 2 tiết/lớp - Thu kết quả.
1.5. Phương pháp điều tra giáo dục
1.5.1. Hình thức điều tra
Tơi chọn hình thức phỏng vấn khơng chuẩn bị trước: hỏi bất chợt ngẫu nhiên trong giờ chơi hoặc trong các buổi sinh hoạt tập thể, sinh hoạt ngoại khóa, trong giờ giải lao giữa các tiết…
1.5.2. Phương án điều tra
Tôi chọn phương án lấy mẫu phi xác xuất vì thấy phương án này phù hợp với
điều kiện của đề tài ở những điểm:
+ Mang tính ngẫu nhiên.
+ Số phần tử nghiên cứu tương đối ít (<100), thích hợp cho các nghiên
cứu sơ bộ.
+ Độ tin cậy khoảng 80%
Trong phương án lấy mẫu này, đối với các bài kiểm tra kiến thức lấy mẫu theo kiểu tồn bộ cịn các bài kiểm tra thái độ lấy mẫu theo kiểu thuận tiện.
1.5. Phương án thiết kế bài kiểm tra đánh giá kiến thức
- Mục đích: khảo sát hiệu quả của dạy học có sử dụng SĐTD đối với tư duy
tổng hợp phân tích và khả năng ghi nhớ kiến thức của HS. - Nội dung: kiến thức chương III (SH-11 NC).
- Hình thức: gồm 07 câu trắc nghiệm 4 lựa chọn và 01 câu tự luận.
- Tiêu chí: câu hỏi mang tính đánh giá khả năng tư duy khái quát, tổng hợp của HS trước, trong và sau khi áp dụng phương pháp.
1.5.4. Phương án thiết kế bảng câu hỏi khảo sát thái độ
- Mục đích: khảo sát thái độ của HS đối với dạy học sử dụng SĐTD.
- Hình thức: gồm 07 câu: 05 câu trắc nghiệm 3 lựa chọn, 01 câu trắc nghiệm
2 lựa chọn, 01 câu hỏi mở. - Tiêu chí: gồm 2 tiêu chí
+ Thái độ của HS với dạy học sử dụng SĐTD: hài lịng / khơng hài lịng.
+ Hiệu quả của dạy học có sử dụng SĐTD đối với việc học và ơn tập của HS: có hiệu quả / không hiệu quả.
- Thời gian, địa điểm: phỏng vấn ngẫu nhiên, tùy ý.
1.5.5. Các bước tiến hành điều tra
- Yêu cầu HS làm bài kiểm tra kiến thức trước khi thực nghiệm.
- Phỏng vấn ngẫu nhiên thái độ của HS trong quá trình thực nghiệm. - Yêu cầu HS làm bài kiểm tra đánh giá trong khi thực nghiệm.
- Yêu cầu HS làm bài kiểm tra đánh giá sau khi thực nghiệm.
- Lấy kết quả, thống kê, kết luận.
1.6. Thống kê và xử lý số liệu
1.6.1. Bảng phân phối kết quả của bài kiểm tra kiến thức