Mơ hình nghiên cứu đề xuất

Một phần của tài liệu 1542168422_nghien_cuu_dong_luc_lam_viec_cua_nguoi_lao_dong_tai_khach_san_huong_giang_4049 (Trang 40 - 44)

CHƯƠNG I : CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.2. Cơ sở thực tiễn

1.2.2. Mơ hình nghiên cứu đề xuất

Nghiên cứu của Kenneth S. Kovach (1987) đã đưa ra mơ hình mười yếu tố động viên nhân viên. Mơ hình mười yếu tố động viên của Kenneth S. Kovach bao gồm: (1) Công việc thú vị, (2) Được công nhận đầy đủ công việc đã làm, (3) Sự tự chủ trong công việc, (4) Công việc ổn định: thể hiện công việc ổn định, nhân viên không phải lo lắng đến việc giữ việc làm, (5) Lương cao, (6) Sự thăng tiến và phát triển nghề nghiệp, (7) Điều kiện làm việc tốt, (8) Sự gắn bó của cấp trên với nhân viên, (9) Xử lý kỷ luật khéo léo, (10) Sự giúp đỡ của cấp trên để giải quyết vấn đề cá nhân.

Tuy nhiên căn cứ vào điều kiện thực tế tại Việt Nam, Th.S Nguyễn Thị Thu Trang đã đề xuất mơ hình nghiên cứu về các yếu tố động viên người lao động

cho Công ty Dịch vụ Cơng ích Quận 10 như sau: (1) Lương bổng và đãi ngộ, (2) Cơ hội đào tạo và phát triển, (3) Điều kiện làm việc, (4) Lãnh đạo, (5) Văn hóa cơng ty, (6) Sự ổn định trong cơng việc, (7) Mối quan hệ với đồng nghiệp, (8) Đặc điểm cơng việc.

Trong kinh doanh khách sạn, nguồn nhân lực đóng vai trò hết sức quan trọng quyết định trực đến chất lượng của sản phẩm. Nguồn nhân lực tạo nên lợi thế cạnh tranh của của khách sạn trên thị trường, chính vì thế các nhà lãnh đạo ln tìm mọi biện pháp để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đồng thời kích thích động viên nhân viên để họ có thể cống hiến nhiều hơn cho tổ chức. Qua nghiên cứu thực tế tại khách sạn Hương Giang cho thấy rằng, động lực làm việc của nhân viên xuất phát từ sự tự giác của nhân viên, để nhân viên tự giác hơn trong cơng việc khách sạn có những chính sách kích thích động viên như: ln tạo điều kiện thuận lợi cho nhân viên thực hiện tốt cơng việc của mình; tạo khơng khí làm việc thoải mái để nhân viên có mối quan hệ tốt với nhau; chính sách lương thưởng và phúc lợi bảo đảm sẽ giúp cho nhân viên yên tâm hơn; đặc điểm công việc phù hợp với chuyên môn cũng như sở trường sẽ giúp cho nhân viên thực hiện công việc hiệu quả hơn; nhân viên cảm thấy mình được tơn trọng và được quan tâm sẽ là động lực thúc đẩy họ thực hiện công việc ngày càng tốt hơn, để làm được điều này phong cách của người lãnh đạo hết sức quan trọng và cuối cùng cơ hội được đào tạo và thăng tiến ảnh hưởng rất lớn đến động lực làm việc của nhân viên. Ngoài những yếu tố trên kỷ luật cũng đóng vai trị hết sức quan trọng tác động đến động lực làm việc của nhân viên. Trong nhiều trường hợp nhân viên không tự giác trong công việc tuy nhiên khách sạn đã đưa ra các chính sách kỷ luật rất rõ ràng vì vậy nhân viên cần hồn thành cơng việc của mình. Từ các lý luận và nghiên cứu thực tiễn tại khách sanh Hương Giang tác giả đưa ra mơ hình đề xuất nghiên cứu như sau:

Điều kiện làm việc

Mối quan hệ với đồng nghiệp

Lương thưởng và phúc lợi

Đặc điểm công việc

Phong cách lãnh đạo

Cơ hội đào tạo và thăng tiến

Kỷ luật làm việc

Động lực làm việc

Hình 1.3: Mơ hình nghiên cứu đề xuất

Trong đó:

- Điều kiện làm việc: là tình trạng ở nơi người lao động làm việc. Điều kiện làm việc tốt thể hiện một môi trường làm việc tốt, được trang bị đầy đủ cơ sở vật chất để phục vụ công việc, điều kiện an tồn, vệ sinh lao động, thống mát, khơng bị rủi ro và có đầy đủ các trang thiết bị bảo hộ lao động cần thiết. Cơ sở vật chất càng đầy đủ và hiện đại thì năng suất lao động càng cao, giải phóng được sức lao động chân tay làm cho nhân viên thoải mái nhất trong công việc.

- Mối quan hệ với đồng nghiệp: Là mối quan hệ giữa những người làm việc trong một tổ chức với nhau, người thường xuyên trao đổi và chia sẻ kinh nghiệm về công việc với nhau. Đối với phần lướn thời gian thì mỗi nhân viên làm việc với đồng nghiệp của mình nhiều hơn làm việc với cấp trên. Do vậy, nhân viên cần có được sự hỗ trợ, giúp đỡ từ đồng nghiệp khi cần thiết, tìm thấy sự thoải mái thân thiện khi làm việc hoặc mối quan hệ giữa các thành viên ngày càng tốt đẹp thì họ sẽ phối hợp trong cơng việc với nhau thật tốt, công việc tiến hành thuận lợi, trôi chảy giúp nhân viên tự tin hồn thành cơng việc hơn.

- Lương bổng và phúc lợi: Tiền lương và phúc lợi có thể nói là nhân tố rất quan trọng để tạo động lực cho nhân viên làm việc. Tiền lương không phải là động cơ duy nhất kích thích người lao động làm việc, nhưng lại là nguồn thu nhập chính để nhân viên trang trải cuộc sống và yên tâm để thực hiện cơng việc của mình hơn. Như vậy khi các cấp quản lý có chính sách lương bổng và phúc lợi phù hợp sẽ có thể góp phần to lớn trong việc nâng cao động lực làm việc của nhân viên và qua đó nâng cao năng suất của toàn tổ chức.

- Đặc điểm của công việc: Theo Hackman và G.Oldman (1974), một công việc sẽ mang đến cho người lao động sự thỏa mãn chung và tạo được hiệu quả cơng việc tốt. Để có được sự thỏa mãn, người lao động cần được làm một công việc phù hợp với năng lực của họ. Một công việc phù hợp với năng lực thể hiện sự đa dạng, sáng tạo, thách thức của công việc và tạo cơ hội để sử dụng, phát huy các kỹ năng, năng lực cá nhân.

- Phong cách lãnh đạo: Khả năng lãnh đạo, phong cách lãnh đạo có ảnh hưởng đến động lực làm việc của người lao động. Người lao động sẽ cảm thấy thỏa mãn với một người lãnh đạo thân thiết, biết lắng nghe và quan tâm tới lợi ích của họ. Nhân viên sẽ thấy rằng mình ln được tơn trọng và tin cậy, là một thành viên quan trọng của tổ chức, đồng thời nhân viên nhận được sự hỗ trợ của cấp trên trong việc giải quyết các khó khăn, ngồi ra lãnh đạo cịn ln khôn khéo, tế nhị khi cần phê bình nhân viên.

- Cơ hội đào tạo và thăng tiến: đào tạo và phát triển là nhu cầu không thể thiếu đối với bất kỳ loại hình tổ chức nào. Một xã hội tồn tại được hay không là do đáp ứng được sự thay đổi. Đào tạo và phát triển là hai mơ hình cơ bản giúp cho tổ chức nâng cao tay nghề hay kỹ năng làm việc của nhân viên đối với công việc hiện hành hay trong tương lai.

- Kỷ luật làm việc: Kỷ luật làm việc là những quy định của công ty đối với nhân viên trong việc thực hiện các nội quy làm việc tại cơng ty. Việc đưa ra các hình thức kỷ luật một mặt là để xử phạt nhân viên vi phạm, mặt khác tạo cho nhân viên tính ý thức hơn trong cơng việc.

CHƯƠNG II:

THỰC TRẠNG ĐỘNG LỰC LÀM VIỆC VÀ CÁC YẾU TỐ

ẢNH HƯỞNG ĐẾN ĐỘNG LỰC LÀM VIỆC CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG TẠI KHÁCH SẠN HƯƠNG GIANG

Một phần của tài liệu 1542168422_nghien_cuu_dong_luc_lam_viec_cua_nguoi_lao_dong_tai_khach_san_huong_giang_4049 (Trang 40 - 44)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(149 trang)
w