Đánh giá chung về động lực làm việc của người lao động tại khách sạn

Một phần của tài liệu 1542168422_nghien_cuu_dong_luc_lam_viec_cua_nguoi_lao_dong_tai_khach_san_huong_giang_4049 (Trang 96)

CHƯƠNG I : CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

2.3. Đánh giá chung về động lực làm việc của người lao động tại khách sạn

Hương Giang

Qua số liệu phân tích cho thấy khách sạn đã nỗ lực trong cơng tác đào tạo, bồi dưỡng trình độ cho cán bộ cơng nhân viên. Đa số nhân viên trong khách sạn đều biết ít nhất một ngoại ngữ, có hơn 80% số lao động trong khách sạn biết một ngoại ngữ và số lượng lao động có trình độ cao đẳng trở lên liên tục tăng lên qua các năm để có được thành tích này một phần do khách sạn tạo điều kiện cho nhân viên có thể tham gia các chương trình đào tạo từ các trung tâm ngoại ngữ cũng như các lớp đào tạo nâng cao chuyên môn cho nhân viên.

Lực lượng lao động của khách sạn giảm xuống qua các năm, một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng này là người lao động rời bỏ khách sạn để chuyển sang làm việc cho một số công ty, khách sạn khác. Tuy nhiên, khách sạn đã xây dựng cơ cấu tổ chức hợp lý nên vẫn đạt được các mục tiêu đề ra.

Trong các nhân tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của nhân viên thì nhân tố “kỷ luật” được nhân viên đánh giá cao nhất với điểm trung bình là 3,6. Đa số nhân viên được hỏi cho răng kỷ luật giúp họ ý thức hơn trong cơng việc và các hình thức kỷ luật mà khách sạn áp dụng khá hợp lý. Vì vậy, hầu như khơng có sự khác biệt trong đánh giá của các nhóm nhân viên đối với nhân tố kỷ luật.

Nhân tố “phong cách lãnh đạo và đào tạo” được nhân viên đánh giá với mức điểm trung bình là 3,32. Khách sạn đã cố gắng hỗ trợ nhân viên trong công tác đào tạo và phát triển nhưng chủ yếu do nhân viên tự tham gia các chương trình đào tạo bên ngồi. Để nâng cao động lực làm việc cho nhân viên khách sạn cần xây dựng các chương trình đào tạo phù hợp với yêu cầu đề ra, lựa chọn đúng nội dung đào tạo và chọn đúng các đối tượng cần được đào tạo. Qua nghiên cứu cho thấy, lực lượng lao động có trình độ phổ thơng và lực lượng lao động làm ở bộ phận kỷ thuật đánh giá nhân tố này thấp hơn các nhóm khác, vì thế khách sạn cần chú ý lựa chọn các chương trình đào tạo phù hợp với nhu cầu cũng như khả năng tiếp thu của hai nhóm này hơn nữa.

Những năm gần đây khách sạn đã chú trọng đến các chính sách lương thưởng và phúc lợi cho nhân viên nhưng vẫn chưa làm cho nhân viên cảm thấy hài lòng. Nhân viên đánh giá nhân tố này với mức điểm trung bình là 3,22. Lương trung bình của khách sạn liên tục tăng lên qua các năm nhưng nó vẫn chưa tác động tích cực đến động lực làm việc của nhân viên.

Nhân tố “cơ hội thăng tiến” được nhân viên đánh giá thấp nhất với điểm trung bình là 3,12. Các nhân viên có trình độ phổ thơng đánh giá cơ hội thăng tiến với mức điểm trung bình là 2,94. Đây cũng là điều dễ hiểu bởi vì những người có trình độ thấp khó có thể đảm nhận được những vị trí cao trong tổ chức. Tuy nhiên để nhân viên cảm thấy không nhàm chán bởi phải làm một công việc quá lâu, khách sạn cần có các chính sách ln chuyển người lao động đến làm công việc khác phù hợp với chuyên môn cũng như mong muốn của họ. Làm được như thế sẽ nâng cao động lực làm việc của lao động hơn, họ sẽ cố gắng phấn đấu thực hiện tốt công việc và gắn bó với khách sạn.

Để đạt được mục tiêu xây dựng đội ngũ lao động có trình độ chun mơn cao hơn, hạn chế tình trạng lao động bỏ tổ chức để đến làm việc tại các công ty, khách sạn khác một trong những giải pháp quan trọng mà khách sạn Hương Giang cần thực hiện đó là nâng cao động lực làm việc cho người lao động để họ cống hiến nhiều hơn cho khách sạn cũng như gắn bó lâu dài với khách sạn.

CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO ĐỘNG LỰC LÀM VIỆC CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG TẠI KHÁCH SẠN HƯƠNG GIANG 3.1. Những thuận lợi và khó khăn của khách sạn Hương Giang

3.1.1. Thuận lợi

Thừa Thiên Huế là một tỉnh có tiềm năng lớn về phát triển du lịch, đặc biệt thành phố Huế một thành phố Festival của cả nước. Thuận lợi cho việc thu hút khách du lịch trong và ngoài nước, tạo điều kiện thuận lợi cho các đơn vị kinh doanh lĩnh vực du lịch trên địa bàn tỉnh. Các thuận lợi nổi bật có thể kể đến như:

Sự đa dạng về tài nguyên nhân văn ở Thừa Thiên Huế, vùng đất của hai di sản văn hóa thế giới, của hàng trăm lễ hội dân gian và cung đình. Đó chính là những điều kiện cốt lõi để thu hút khách quốc tế đến du lịch ở đây.

Mơi trường chính trị xã hội ổn định, thanh bình cũng là thuận lợi không nhỏ trong việc thu hút khách du lịch quốc tế đến với Thừa Thiên Huế. Trong mắt du khách quốc tế, Việt Nam nói chung và Thừa Thiên Huế nói riêng là một điểm đến an tồn về yếu tố chính trị, xã hội, nên nhiều du khách đã chọn đây là nơi dừng chân nghỉ ngơi và tận hưởng cảm giác yên bình.

Người dân Huế đã ý thức được tầm quan trọng của du lịch đối với đời sống của mình, vậy nên họ đã chung tay vào việc phục dựng lại các lễ hội truyền thống, các làng nghề, quảng bá nền văn hóa Huế đặc trưng, mạnh dạn đầu tư, phát triển các cơ sở kinh doanh sản phẩm dịch vụ phục vụ du lịch.

Hoạt động hợp tác, đối ngoại trong q trình bảo tồn, trùng tu các di sản văn hóa, quảng bá, tun truyền hình ảnh du lịch Huế. Cơng cuộc bảo tồn di tích Cố đơ Huế gắn bó chặt chẽ với nhiều dự án hợp tác quốc tế. Kết quả quan trọng nhất thu từ các dự án quốc tế khơng phải ở số kinh phí di tích nhận được mà ở chính những phương pháp khoa học, quy trình cơng nghệ trong tu bổ di tích do các chuyên gia nước ngoài mang đến. Các hoạt động giới thiệu, quảng bá và hội nhập các giá trị văn hóa tiêu biểu của Huế và Việt Nam đối với cộng đồng thế giới thực sự đã và đang đóng góp tích cực cho việc nâng cao vị thế di sản văn hóa Huế ở tầm quốc gia, khu vực và trên thế giới.

Sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và sự lãnh đạo trực tiếp của chính quyền tỉnh Thừa Thiên Huế đã góp phần tạo tiền đề cho việc phát triển du lịch ở đây. Nhiều chính sách, quyết định được ban hành nhằm phát triển tối ưu các loại hình du lịch và thu hút khách đến với nơi đây.

Sân bay Phú bài được nâng cấp trở thành sân bay quốc tế rất thuận lợi cho việc đón các chuyến bay quốc tế đến Huế, hàng khơng Việt nam đã tăng thêm chuyến bay đến Huế từ Hà nội và Thành phố Hồ Chí Minh.

Khách sạn Hương Giang tọa lạc trên thành phố Huế, thành lập khá sớm nên hình ảnh khách sạn được quảng bá rộng rãi đến với du khách trong và ngoài nước.

Khách sạn Hương Giang nằm ở trung tâm thành phố, nằm trên trục đường chính Lê Lợi, gần ga, siêu thị, sân bay, tọa lạc bên bờ sơng Hương thơ mộng, khơng gian thống mát, riêng tư tạo cho du khách có cảm giác gần gũi với thiên nhiên, sân bãi rộng rất thuận lợi cho du khách. Hình thức tổ chức các dịch vụ tương đối chuyên nghiệp, có đổi mới đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của du khách.

Trong những năm qua khách sạn Hương Giang ln ln là đơn vị kinh doanh khách sạn có uy tín và chất lượng trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế. Với những thuận lợi trên, Khách sạn Hương Giang đã và đang trở thành một điểm đến hấp dẫn của du khách khi đến Huế.

3.1.2. Khó khăn

Hệ thống giao thơng trong tỉnh vẫn cịn yếu kém. Đặc biệt là hệ thống đường giao thơng nối các địa điểm di tích với nhau đa phần đã xuống cấp nghiêm trọng, gây cản trở cho hành trình của du khách. Phương tiện vận chuyển cũng khá khiêm tốn. Thừa Thiên Huế còn thiếu các hệ thống giao thông công cộng đưa du khách đến các điểm tham quan. Điều này thật sự gây ảnh hưởng lớn đến việc thu hút du khách, vì ngày càng có nhiều du khách tự mình đi khám phá, khơng dựa vào các tour du lịch sẵn có.

Hệ thống nhà hàng Huế cịn chưa thật sự chất lượng, thiếu sự đầu tư, chưa đáp ứng được nhu cầu của du khách, đặc biệt là du khách quốc tế. Hiện nay, Huế còn thiếu các khu vui chơi, giải trí về đêm, trong khi đó thói quen vui chơi, giải trí của

khách quốc tế lại là về ban đêm.

Kinh doanh Du lịch ngày càng khó khăn, trong những năm gần đây nhiều khách sạn mọc lên. Sự cạnh tranh ngày càng gay gắt giữa các khách sạn, đòi hỏi khách sạn Hương Giang phải nổ lực để khơng ngừng nâng cao năng lực cạnh tranh của mình để đứng vững trên thị trường trong nước.

Khách sạn Hương Giang khơng phải là đơn vị độc lập nên thiếu tính chủ động, làm cho hiệu quả kinh doanh bị hạn chế.

Lực lượng lao động có chun mơn và trình độ đại học chưa nhiều. Sản phẩm dịch vụ chưa đáp ứng tối đa nhu cầu của du khách.

3.2. Phương hướng và mục tiêu của khách sạn Hương Giang3.2.1. Phương hướng 3.2.1. Phương hướng

Phương hướng hoạt động của Khách sạn Hương Giang trong thời gian tới được xác định như sau:

- Tiếp tục đầu tư, nâng cấp cơ sở vật chất của khách sạn để nâng cao chất lượng tương xứng với cấp hạng đã được Tổng cục du lịch công nhận và nâng cao hiệu quả kinh doanh.

- Mở rộng thị trường hoạt động, không những phát triển trên thị trường truyền thống mà còn chú trọng thu hút nguồn khách từ các cơng ty vì thị trường này ít chịu sự tác động của những yếu tố khách quan. Thông qua các phương tiện như quảng cáo, tiếp thị, khuyến mãi … để đưa hình ảnh của khách sạn đến với khách hàng nhiều hơn.

- Tập trung chấn chỉnh lại cơng tác quản trị nhân lực, bố trí nhân sự, đào tạo và đào tạo lại đội ngũ lao động nhằm nâng cao chất lượng lao động thơng qua đó để nâng cao chất lượng dịch vụ.

- Đẩy mạnh phong trào thi đua trong đội ngũ nhân viên, thường xuyên mở các lớp học ngoại khóa để bổ sung thêm những kiến thức cơ bản về vốn sống cho nhân viên. Giáo dục trách nhiệm và trình độ nghiệp vụ cho cán bộ cơng nhân viên, có hình thức khen thưởng và kỷ luật nghiêm minh nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công nhân viên.

3.2.2. Mục tiêu

Theo phương hướng chung đã được xác định, Khách sạn đã cụ thể hóa thành các mục tiêu sau:

- Đẩy nhanh quá trình cải tạo nâng cấp khách sạn để phục vụ khách.

- Tập trung đẩy mạnh công tác tiếp thị, thực hiện các biện pháp tiếp thị thích hợp với từng thị trường: thị trường khách truyền thống và các thị trường tiềm năng, đặc biệt là khách hội nghị, hội thảo là loại hình khách sạn đã có nhiều uy tín với khách hàng và đây cũng là khách hàng đem lại hiệu quả cao nhất cho Khách sạn. Mặt khác đẩy mạnh khai thác khách ở thị trường trong nước, thị trường khách nội địa để nâng cao cơng suất sử dụng phịng đặc biệt trong mùa hè là mùa vắng khách quốc tế cũng là mục tiêu quan trọng mà Khách sạn sẽ hướng tới.

- Tập trung đầu tư thích hợp cho việc nghiên cứu đưa ra loại hình dịch vụ mới, hồn chỉnh các dịch vụ đã có nâng cao chất lượng để khẳng định thương hiệu của khách sạn, lấy lại lòng tin của các hãng lữ hành. Nâng cao hiệu quả kinh doanh.

- Đào tạo và đào tạo lại đội ngũ quản trị và nhân viên tương xứng với trình độ cơ sở vật chất kỹ thuật của khách sạn đạt chuẩn 4 sao. Tiếp tục củng cố, sắp xếp ổn định và nâng cao chất lượng đội ngũ cốt cán, nâng cao trình độ nghiệp vụ cho nhân viên để làm động lực cơ bản cho sự phát triển bền vững của Khách sạn.

Để thực hiện được các mục tiêu và định hướng phát triển đã được đặt ra đòi hỏi Khách sạn phải triển khai hàng loạt các giải pháp trên tất cả các mặt: nâng cấp cơ sở vật chất, bổ sung dịch vụ, Marketing, kế tốn tài chính, quản trị nhân lực....

3.3. Một số giải pháp nâng cao động lực làm việc cho người lao động tại khách sạn Hương Giang sạn Hương Giang

3.3.1. Giải pháp chung

- Không ngừng nâng cao hiệu quả hoạt động của khách sạn để có nhiều điều kiện thuận lợi hơn nhằm gia tăng động lực làm việc cho nhân viên.

- Giải quyết các vấn đề còn tồn đọng mà nhân viên đánh giá thấp để tránh xảy ra tình trạng nhân viên cảm thấy bất mãn dẫn đến năng suất làm việc thấp.

- Chú trọng hơn nữa đến cơng tác quản trị nhân lực vì đây là yếu tố quan trọng hàng đầu nhằm nâng cao thế mạnh của khách sạn trên thị trường. Bởi vì, nguồn

nhân lực chất lượng cao sẽ là lợi thế cạnh tranh của khách sạn trên thị trường, chính vì vậy nguồn nhân lực đủ về số lượng và đảm bảo về chất lượng là yếu tố quyết định đến hiệu quả kinh doanh của khách sạn.

- Nâng cao hơn nữa năng lực lãnh đạo của các bộ phận quản lý, đặc biệt là bộ phận chịu trách nhiêm về mặt quản trị nhân lực để việc đề ra các giải pháp và kế hoạch hợp lý hiệu quả hơn.

3.3.2. Giải pháp cụ thể

3.3.2.1. Nhóm giải pháp nâng cao phong cách lãnh đạo và đào tạo

Phong cách lãnh đạo có ảnh hưởng đến động lực làm việc của người lao động. Người lao động sẽ cảm thấy thỏa mãn với một người lãnh đạo thân thiết, biết lắng nghe và quan tâm tới lợi ích của họ. Nhân viên sẽ thấy rằng mình ln được tơn trọng và tin cậy, là một thành viên quan trọng của tổ chức, đồng thời nhân viên nhận được sự hỗ trợ của cấp trên trong việc giải quyết các khó khăn, ngồi ra lãnh đạo cịn phải ln khơn khéo, tế nhị khi cần phê bình nhân viên. Bên cạnh đó, những người quản lý cần có các biện pháp kích thích động viên nhân viên để nhân viên có động lực hơn trong thực hiện công việc. Để làm được điều này những người làm công tác quản lý cần:

- Trước hết những người quản lý đặc biệt là những người quản lý trực tiếp cần đối xử cơng bằng với nhân viên, trong q trình thực hiện công việc những người quản lý cần phải vạch ra các nhiệm vụ cụ thể cho nhân viên của mình, giao đúng người đúng việc và khi đánh giá kết quả thực hiện công việc cần đánh giá một cách công bằng giữa các nhân viên.

- Ban lãnh đạo cần lắng nghe ý kiến của nhân viên hơn nữa, khi nhân viên có những tâm tư nguyện vọng ban lãnh đạo cần lắng nghe, chia sẽ và động viên nhân viên. Đồng thời khi nhân viên gặp khó khăn trong cơng việc lãnh đạo cần hướng dẫn tận tình hơn nữa. Từ kết quả nghiên cứu trên ta thấy đội ngũ nhân viên khách sạn Hương Giang có trình độ chun mơn cịn hạn chế, bởi vậy trong q trình thực hiện cơng việc khơng thể tránh khỏi những khó khăn, vướng mắc vì thế ban lãnh đạo cần hướng dẫn tận tình để nhân viên thực hiện tốt cơng việc của mình.

Để có một nguồn nhân lực tốt ngồi việc tổ chức phân tích cơng việc khoa học, tuyển chọn đội ngũ lao động có năng lực phù hợp, công tác đào tạo và đào tạo lại lực lượng lao động hiện có cũng đóng một vai trị hết sức quan trọng. Do đó, cơng tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng nhân viên luôn là vấn đề được quan tâm hàng đầu của một đơn vị kinh doanh đặc biệt là kinh doanh khách sạn. Thực tế cho

Một phần của tài liệu 1542168422_nghien_cuu_dong_luc_lam_viec_cua_nguoi_lao_dong_tai_khach_san_huong_giang_4049 (Trang 96)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(149 trang)
w