Nhân tố thuộc môi trường vĩ mô

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty cổ phần MISA (Trang 32 - 34)

- Các yếu tố kinh tế:

TỐC ĐỘ TĂNG TRƯỞNG GDP GIAI ĐOẠN 2010 - 2020

Hình 2.2. Tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam giai đoạn 2010 – 2020

(Nguồn: Tổng cục Thống kê)

Theo Tổng cục Thống kê, trong những năm gần đây, nền kinh tế Việt Nam đã có bước phát triển tích cực, đạt được nhiều thành tựu đáng kể. Tổng sản phẩm trong nước (GDP) năm 2019 đạt kết quả ấn tượng, với tốc độ tăng trưởng 7,02%, vượt mục tiêu của Quốc hội đề ra từ 6,6%-6,8%. Đây là năm thứ hai liên tiếp tăng trưởng kinh tế Việt Nam đạt trên 7% kể từ năm 2011. GDP năm 2020 tăng 2,91% trong bối cảnh dịch

Covid-19 diễn biến phức tạp, ảnh hưởng tiêu cực tới mọi lĩnh vực kinh tế – xã hội là thành công lớn của Việt Nam.

Trong thời gian tới, nền kinh tế vẫn có khả năng bị tổn thương với những đợt sóng lây nhiễm Covid-19 mới, và kể cả khơng có thì vẫn có thể bị kẹt trong cái gọi là “Bẫy kinh tế COVID-19” (Theo thoibaotaichinhvietnam.vn).

Môi trường kinh tế bất ổn trong thời gian qua khiến MISA phải đối mặt với nhiều khó khăn, thử thách. Hàng loạt các doanh nghiệp phá sản, tình hình kinh tế mất ổn định. Hoạt động kinh doanh của công ty bị tắc nghẽn do nhiều doanh nghiệp khách hàng hủy bỏ hợp đồng.

Sau dịch Covid-19, công ty cố gắng thực hiện tiếp tục các mục tiêu, các hoạt động kinh doanh cịn dang dở, dần lấy lại vị trí vốn có trên thị trường kinh doanh hóa đơn điện tử. Vấn đề nâng cao năng lực cạnh tranh là một vấn đề quan trọng quyết định sự thành công hay thất bại của công ty.

- Các yếu tố chính trị - pháp luật:

Việt Nam được đánh giá là quốc gia có tình hình chính trị ổn định. Trong những năm gần đây nhiều chính sách mới đã được thông qua nhằm phát triển nền kinh tế và kích thích sự phát triển của doanh nghiệp, ngành cơng nghệ thông tin cũng được Nhà nước hết sức ưu ái và quan tâm. Cụ thể nhà nước đã ban hành một số văn bản chính sách pháp luật, thuế khốn để hỗ trợ các công ty hoạt động trong lĩnh vực này. Chuyển

đổi số là một trong những nhiệm vụ được Chính phủ đưa ra để thúc đẩy nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia. Với thời đại công nghệ 4.0 và nỗ lực trở thành một chính phủ kiến tạo dựa trên nền tảng công nghệ tri thức, việc tiến đến thúc đẩy tất cả các đối tượng doanh nghiệp, cá nhân kinh doanh ứng dụng CNTT là chủ trương hoàn toàn đúng đắn. (Theo Vietnamnet).

Là một DN hoạt động trong nhiều lĩnh vực: Cung cấp dịch vụ, đầu tư, nghiên cứu phát triển, đào tạo,… Cơng ty cổ phần MISA có liên quan đến rất nhiều hệ thống văn bản chính sách, pháp luật về các lĩnh vực khác nhau của Nhà Nước như: Kinh doanh, đầu tư, CNTT, sở hữu trí tuệ,… Các văn bản này thường xuyên được xây dựng, điều chỉnh, bổ sung cho hồn thiện nên đã tạo ra mơi trường pháp lý ngày càng thơng thống, rõ ràng minh bạch, tạo điều kiện thuận lợi cho các DN nói chung và Cơng ty cổ phần MISA nói riêng, trong q trình hoạt động sản xuất kinh doanh. Đặc biệt trong lĩnh vực cung cấp phần mềm, hệ thống văn bản pháp luật đã được cải thiện đáng kể

như việc ban hành thông tư số 13/2020/TT-BTTTT ngày 04 tháng 07 năm 2020 quy định việc xác định hoạt động sản xuất phần mềm thay thế thông tư 16/2014/TT- BTTTT, có hiệu lực từ ngày 19 tháng 8 năm 2020.

- Môi trường công nghệ:

Mơi trường cơng nghệ ngày càng phát triển, nó giúp cho đời sống ngày càng tốt hơn, mọi người đều tiếp xúc với công nghệ. Một thuận lợi rất lớn cho MISA khi nó giúp MISA được biết đến nhiều hơn, mang lại nhiều khách hàng hơn và giúp sản phẩm của MISA ngày càng hoàn thiện và nâng cao chất lượng. Đồng thời khi công nghệ ngày càng phát triển MISA luôn luôn cải tiến, đổi mới công nghệ liên tục thay đổi để nắm bắt kịp thời xu hướng thị trường và thị hiếu của khách hàng cùng với đó là sự khác biệt và tránh sao chép từ các đối thủ cạnh tranh khác.

- Văn hóa – xã hội:

Tâm lý khách hàng đối với các sản phẩm công nghệ cao là họ rất coi trọng giá trị sử dụng so với chi phí mà họ bỏ ra. Các khách hàng doanh nghiệp sẽ có nhu cầu sử dụng khác với khách hàng là hộ kinh doanh cá thể, như từ chi phí có thể bỏ ra để chi trả cho sản phẩm hay mục đích sử dụng của hai đối tượng khách hàng là khác nhau. Nên các công ty hoạt động trong ngành cần nắm chắc được nhu cầu của từng loại khách hàng để có thể đưa ra những chính sách phù hợp nhất.

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty cổ phần MISA (Trang 32 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(66 trang)
w