Philippines, Indonexia, Thái Lan

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 27 - 108)

5. Kết cấu của luận văn

1.2.4. Philippines, Indonexia, Thái Lan

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ Doanh nghiệp vừa và nhỏ có vai trò không nhỏ trong nền kinh tế quốc dân, vì thế ở mỗi nước đều có chính sách hỗ trợ phát triển loại hình doanh nghiệp này. Chính sách hỗ trợ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Philippines, Indonexia, Thái Lan đều tập trung vào một số nội dung chủ yếu sau đây:

Một là, tạo cơ sở pháp lý đối với các DNNVV.

Hai là, hỗ trợ về tài chính cho các DNNVV, mà chủ yếu thông qua hệ thống ngân hàng.

Ba là, hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm hàng hóa: Đối với DNNVV tiêu thụ sản phẩm hàng hòa là một khó khăn lớn nhất, đặc biệt trong điều kiện toàn cầu hòa nền kinh tế. Để nâng cao khả năng cạnh tranh hàng hóa của DNNVV, vấn đề cơ bản là hỗ trợ về khoa học - công nghệ, nâng cao chất lượng - sản phẩm, coi trọng các sản phẩm mang tính dân tộc độc đáo.

Bốn là, hỗ trợ về khoa học - công nghệ, đào tạo tư vấn, thông tin: Việc hỗ trợ khoa học - công nghệ cho DNNVV chủ yếu là chuyển giao công nghệ, đào tào nâng cao chất lượng tay nghề lao động và người quản lý, cung cấp thông tin cần thiết. Như vậy, vừa nâng cao năng suất và hiệu quả, vừa nâng cao khả năng cạnh tranh sản phẩm hàng hóa của DNNVV.

Năm là, tạo mối quan hệ hợp tác giữa cac DNNVV với các doanh nghiệp lớn, đẩy mạnh quan hệ hợp tác trong các DNNVV. Các nước đều coi trọng tạo mối quan hệ hợp tác DNNVV và các doanh nghiệp lớn, có quy định pháp lý bắt các doanh nghiệp lớn phải hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ cả vốn, kỹ thuật, công nghệ và hoạt động kinh doanh; còn DNNVV trở thành vệ tinh, tham gia chế tạo các phụ tùng, phụ kiện cho doanh nghiệp lớn. Ở Indonexia còn quy định mỗi doanh nghiệp lớn có trách nhiệm hỗ trợ một số doanh nghiệp vừa và một số doanh nghiệp vừa có trách nhiệm hỗ trợ một số doanh nghiệp nhỏ. Các nước rất coi các hình thức tổ chức hợp tác của các doanh

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ nghiệp nhỏ và vừa do yêu cầu của sản xuất kinh doanh, giúp nhau giải quyết đầu vào và đầu ra cho các DNNVV, đặc biệt tạo điều kiện thuận lợi cho vay vốn ngân hàng. Do tính cấp thiết của DNNVV về mặt hợp tác, ở Indonexia đã thành lập Bộ hợp tác xã và doanh nghiệp nhỏ.

Sáu là, thành lập các cơ quan quản lý, đại diện hỗ trợ DNNVV. Các nước đều có cơ quan chuyên quản và hỗ trợ DNNVV.

1.3. Một số bài học kinh nghiệm của nƣớc ngoài về phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa đối với Việt Nam nói chung và tỉnh Vĩnh Phúc nói riêng

Từ việc phát triển DNNVV ở các nước ta có thể thấy chính sách hỗ trợ phát triển DNNVV là khác nhau ở mỗi nền kinh tế. Tùy theo tình hình kinh tế - xã hội mà các nền kinh tế sử dụng linh hoạt chính sách hỗ trợ để phát triển DNNVV một cách hiệu quả. Tuy vậy, có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm thiết thực cho phát triển DNNVV Việt Nam nói chung và tỉnh Vĩnh Phúc nói riêng như sau:

Nhìn chung, mục tiêu hỗ trợ các DNNVV đều nhằm vào việc trợ giúp những bất lợi của khu vực này cùng với việc tạo điều kiện phát triển cho các DNNVV, giúp họ khai thác tốt hơn các tiềm năng kinh tế, đặc biệt là các tiềm năng trong nước.

Trước hết, hỗ trợ doanh nghiệp phải có hiệu quả, nghĩa là phải để tự doanh nghiệp nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường, nhà nước chỉ giỡ vai trò hỗ trợ, giúp đỡ chứ không bao cấp. Đa số các quốc gia đều hỗ trợ thuế, vốn, tín dụng, công nghệ thông tin cho DNNVV với các hình thức chính là cấp tín dụng trực tiếp, cho vay với lãi xuất thấp, bảo lãnh tín dụng, trợ cấp nghiên cứu và phát triển… Ngoài ra, trợ giúp Marketing, phát triển thị trường cũng được nhiều nước áp dụng, đặc biệt là hỗ trợ về công nghệ và đào tạo bằng các hình thức như chuyển giao công nghệ với giá ưu đãi, hỗ trợ kỹ thuật của các viện nghiên cứu, trực tiếp tổ chức các trung tâm đào tạo…

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ Để phát triển khu vực DNNVV không chỉ cần có chương trình, chính sách hỗ trợ, có quan điểm chiến lược đúng đắn mà còn cần đến sự hợp tác chặt chẽ giữa Chính Phủ và cộng đồng doanh nghiệp, giữa các doanh nghiệp với nhau. Chính Phủ phải tạo nên môi trường hợp tác kinh doanh thuận lợi. Điều này cho phép DNNVV hành động vừa độc lập, vừa kết hợp với nhau để nâng cao sức cạnh tranh trong khu vực cũng như trên thị trường quốc tế. Chính Phủ phải có định hướng phát triển DNNVV rõ ràng, phù hợp với từng giai đoạn và phải khuyến khích, điều tiết hợp lý bằng hệ thống chính sách linh hoạt và phù hợp với yêu cầu của từng giai đoạn đó.

Việc phát triển DNNVV ở các nước không phải là mục đích tự thân vận động, mà là một chiến lược tăng trưởng hiệu quả trên cơ sở kết hợp hài hòa chiến lược tạo việc làm với chiến lược công nghiệp hóa hướng về xuất khẩu, để giải quyết đồng thời hai vấn đề kinh tế là:

Sử dụng hiệu quả nguồn lực trong nước, trong đó nguồn nhân lực là quan trọng nhất.

Công nghiệp hóa hướng về xuất khẩu để tạo nguồn ngoại tệ cho đổi mới thiết bị và công nghệ, tức là để hiện đại hóa nền kinh tế.

Kinh nghiệm của các nước cho thấy chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa chủ yếu giải quyết các vấn đề sau:

Tình trạng thiết yếu vốn của doanh nghiệp nhỏ và vừa. Sự yếu kém về trình độ quản lý, công nghệ.

Máy móc thiết bị kém hiệu quả. Năng suất lao động thấp.

Mức độ giá trị gia tăng thấp.

Mức vốn trung bình cho mỗi lao động thấp.

Sau đây là một số nội dung cơ bản về chính sách hỗ trợ đối với các DNNVV đã được áp dụng với các nước trên trong thời gian qua:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Khung khổ pháp lý về doanh nghiệp nhỏ và vừa:

Một số nước đã ban hành đạo luật riêng về DNNVV. Luật về doanh nghiệp nhỏ và vừa quy định khung khổ chung nhưng không mâu thuẫn với các luật khác về kinh doanh và thương mại. Sở dĩ khung khổ pháp luật về DNNVV không mâu thuẫn với đạo luật kinh doanh khác là vì luật DNNVV chỉ quy định những vấn đề riêng có liên quan trực tiếp đến DNNVV, như xác định mô hình nào là DNNVV, đường lối chính sách chủ yếu đối với DNNVV. Luật của các nước không quy định quy trình thành lập và đăng ký DNNVV, cũng không quy định cơ quan Nhà nước có nhiệm vụ nghiên cứu, xây dựng chính sách, thực thi chính sách, phối hợp các hoạt động về DNNVV giữa các tổ chức và cơ quan vì mục đích chung là phát triển DNNVV.

Chính sách khuyến khích việc thành lập với doanh nghiệp nhỏ và vừa:

Đơn giản tối đa các thủ tục đăng ký kinh doanh

Chính phủ thành lập quỹ “khởi kiện” để các doanh nghiệp mới thành lập vay vốn kinh doanh.

Xây dựng khu công nghiệp tập trung dành cho DNNVV để khuyến khích các DNNVV phát triển sản xuất, tránh sự tập trung quá mức ở các đô thị và tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động hỗ trợ tập trung khác, cũng như để kiểm soát môi trường.

Chính sách thị trường và cạnh tranh:

Ngăn chặn tình trạng canh tranh quá mức giữa các DNNVV với nhau cũng như các DNNVV với các doanh nghiệp lớn.

Xác định loại sản phẩm dành riêng cho DNNVV sản xuất, các doanh nghiệp lớn dù có năng lực, thậm trí sản xuất với hiệu quả kinh tế có thể cao hơn nhưng không được sản xuất sản phẩm đó.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ Yêu cầu các doanh nghiệp lớn thầu phụ với DNNVV thích hợp: quy định hạng mục các sản phẩm mà các cơ sở công nghiệp lớn phải cho các DNNVV làm thầu phụ.

Xác định danh sách các DNNVV tham gia làm thầu phụ.

Thành lập Hội đồng khuyến khích thầu phụ gồm đại diện Bộ công nghiệp, Bộ xây dựng, các doanh nghiệp lớn và đại diện của các DNNVV.

Yêu cầu cơ quan nhà nước phải mua sản phẩm dịch vụ của DNNVV. Khuyến khích các DNNVV liên kết trong việc cùng mua nguyên vật liệu, cùng bán sản phẩm ra thị trường cho Nhà nước.

Chính sách thuế đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa:

Miễn hoặc giảm thuế cho DNNVV với các loại sau: Thuế thu nhập, thuế môn bài, thuế lợi tức công ty, thuế tài sản với mức tối đa đến 50%, thời hạn từ 2 đến 5 năm kể từ khi thành lập.

Cho phép khấu trừ 15% doanh thu chịu thuế trước khu tính thuế để khuyến khích đầu tư mới.

Cho phép áp dụng chế độ khấu hao chung là 50%, ở các ngành đặc biệt được áp dụng khấu hao 100%.

Cho phép trừ thu nhập ngoại tệ từ xuất khẩu gấp đôi so với mức áp dụng cho một doanh nghiệp bình thường để khuyến khích xuất khẩu.

Cho phép khấu trừ 1,5% hay khoảng 20% doanh thu trước khi tính thuế để khuyến khích phát triển công nghệ.

Chính sách tài chính, tín dụng, đầu tư trong lĩnh vực này là:

Hỗ trợ tài chính cho việc hiện đại hóa máy móc thiết bị.

Hỗ trợ tài chính cho các DNNVV mới thành lập có áp dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lý và phân tích kinh tế.

Hỗ trợ tài chính cho các DNNVV mới thành lập ứng dụng công nghệ mới. Cho phép quỹ đầu tư bỏ vốn vào DNNVV.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ Hỗ trợ tài chính cho các DNNVV phát triển mạng lưới thông tin tiếp thị. Ngoài các quỹ, Chính phủ còn lập các ngân hang để cung cấp tài chính cho các DNNVV.

Các quỹ của Chính phủ hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa:

Quỹ bảo lãnh tín dụng công nghiệp cho DNNVV. Quỹ hộ trợ DNNVV mới thành lập.

Quỹ bảo lãnh tín dụng nói chung giúp các DNNVV sử dụng công nghệ mới và phát triển công nghệ.

Cho phép các DNNVV liên kết với nhau để lập ra quỹ tương trợ trên cơ sở cùng đóng góp thêm vào phần tài trợ ban đầu của Nhà nước để ngăn chặn tình trạng phá sản dây truyền do khách hàng bị phá sản và để cấp vốn cho các hoạt động cùng mua cùng bán.

Thông thường khi lập quỹ, Nhà nước đóng góp toàn bộ hoặc phần lớn. Nếu hoạt động của Quỹ mang lại hiệu quả cho các bên (doanh nghiệp, hiệp hội, ngân hàng.…) thì các bên này sẽ tự nguyện tham gia bằng cách góp thêm vốn vào các quỹ đó. Lúc này, Nhà nước có thể rút bớt vốn của mình khỏi các quỹ để làm công việc khác.

Thông tin, công nghệ:

Hỗ trợ về thông tin thị trường, tiếp thị.

Thành lập Viện công nghệ chuyên nghiên cứu hỗ trợ phát triển công nghệ cho DNNVV.

Chính phủ lập kế hoạch phát triển công nghệ cho DNNVV thông qua việc dành một số vốn ngân sách sản xuất sản phẩm mới; liên quan đến tự động hóa hay các máy móc thiết bị có năng suất cao; liên quan đến các phần mềm tin học…

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ Chương trình đào tạo thường có nội dung nâng cao năng lực kinh doanh để chủ doanh nghiệp nhận biết thời cơ và chớp được thời cơ.

Các tổ chức hỗ trợ DNNVV của Nhà nước tuyển chuyên gia về công nghệ, kỹ thuật và quản lý nước ngoài để hỗ trợ cho DNNVV.

Lựa chọn và tổ chức đội ngũ chuyên gia trong nước để đáp ứng nhu cầu tư vấn cho DNNVV.

Chọn một số tổ chức nghiên cứu, các trường đại học làm “các đơn vị hướng dẫn chuyên ngành” và khuyến khích các cơ quan này tự tổ chức và cung cấp dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Chƣơng 2

PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Câu hỏi nghiên cứu

Để giải quyết được nội dung nghiên cứu đề tài sẽ trả lời các câu hỏi sau: - Vai trò của Doanh nghiệp nhỏ và vừa trong phát triển kinh tế tổng thể của địa phương ?

- Thực trạng và những vấn đề đặt ra trong quá trình phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa?

- Giải pháp nào giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc trong thời gian tới?

2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu

2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu phân tích, tổng hợp thông tin, dữ liệu thứ cấp thứ cấp

Thu thập dữ liệu là một giai đoạn có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với quá trình nghiên cứu các hiện tượng kinh tế xã hội. Tuy nhiên việc thu thập dữ liệu lại thường tốn nhiều thời gian, công sức và chi phí; do đó cần phải nắm chắc các phương pháp thu thập dữ liệu để từ đó chọn ra các phương pháp thích hợp với hiện tượng, làm cơ sở để lập kế hoạch thu thập dữ liệu một cách khoa học, nhằm để đạt được hiệu quả cao nhất của giai đoạn quan trọng này.

Số liệu thứ cấp: có nguồn gốc từ số liệu sơ cấp đã được phân tích, giải

thích và thảo luận, diễn giải. Các nguồn số liệu thứ cấp như: báo chí, bài báo, tập san chuyên đề, tạp chí, biên bản hội nghị, báo cáo khoa học, luận văn, luận án, thông tin thống kê…

Dữ liệu được thu thập cho luận văn bao gồm các văn bản, chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước về phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa; thông tin và dữ liệu từ các công trình nghiên cứu khoa học đã có; các báo cáo có liên

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ quan... Trên cơ sở những dữ liệu, thông tin đã thu thập nghiên cứu sẽ tiến hành hệ thống hóa và phân tích nhằm đối chiếu, so sánh giữa lý luận với kinh nghiệm quốc tế và trong nước phục vụ cho đối tượng nghiên cứu của luận văn.

2.2.2.Phương pháp nghiên cứu tổng hợp, so sánh và phân tích hệ thống Được sử dụng xuyên suốt luận văn. Phân tích hệ thống đòi hỏi sự phân Được sử dụng xuyên suốt luận văn. Phân tích hệ thống đòi hỏi sự phân Được sử dụng xuyên suốt luận văn. Phân tích hệ thống đòi hỏi sự phân tích các mối tương tác giữa các phân hệ của hệ thống kinh tế- xã hội, từ đó xác định vị trí, vai trò của từng yếu tố trong hệ thống. Cụ thể trong luận văn là xác định cấu thành của doanh nghiệp nhỏ và vừa trong tổng thể cơ cấu kinh tế của tỉnh Vĩnh Phúc.

Phương pháp so sánh là phương pháp xem xét các chỉ tiêu phân tích bằng cách dựa trên việc so sánh số liệu với một chỉ tiêu cơ sở (chỉ tiêu gốc) để thấy rõ được sự biến động hay khác biệt của từng chỉ tiêu phân tích. Điều kiện để so sánh là: Các chỉ tiêu so sánh phải phù hợp về yếu tố không gian, thời gian, cùng nội dung kinh tế, đơn vị đo lường, phương pháp tính toán. Phương pháp so sánh có hai hình thức: So sánh tuyệt đối và so sánh tương đối. So sánh tuyệt đối dựa trên hiệu số của hai chỉ tiêu so sánh là chỉ tiêu kỳ phân tích và chỉ tiêu cơ sở. So sánh tương đối là tỷ lệ (%) của chỉ tiêu kỳ phân tích so với chỉ tiêu gốc để thể hiện mức độ hoàn thành hoặc tỷ lệ của số chênh lệch tuyệt đối với chỉ tiêu gốc để nói lên tốc độ tăng trưởng.

So sánh là phương pháp được sử dụng rộng rãi, phổ biến trong nghiên cứu khoa học. Mục đích của so sánh là làm rõ sự khác biệt hay những đặc trưng riêng có của đối tượng nghiên cứu; từ đó, giúp cho các đối tượng quan tâm có căn cứ để đề ra quyết định lựa chọn.

Các dạng so sánh thường được sử dụng trong phân tích là so sánh bằng

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 27 - 108)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)