Điều kiện tự nhiên

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 41 - 43)

5. Kết cấu của luận văn

3.1.1. Điều kiện tự nhiên

3.1.1.1.Vị trí địa lý

Vĩnh Phúc được tái lập ngày 01-01-1997, là tỉnh nằm trong vùng châu thổ sông Hồng thuộc miền Bắc Việt Nam. Nơi đây có địa giới chung giáp với các tỉnh: Thái Nguyên và Tuyên Quang ở phía Bắc, Phú Thọ ở phía Tây, thủ đô Hà Nội ở phía Đông và phía Nam một trong 8 tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc. Vĩnh Phúc có đầy đủ

tiềm năng để phát triển một nền kinh tế bền vững. Tỉnh Vĩnh Phúc có diện tích tự nhiên 1.236,5 km2, với 9 đơn vị hành chính, trong đó 1 Thành phố (Vĩnh Yên), 1 thị xã (Phúc Yên) và 7 huyện (Tam Dương, Lập Thạch, Sông Lô, Yam Đảo, Vĩnh Tường, Yên Lạc, Bình Xuyên). Tỉnh lỵ của Vĩnh Phúc là thành phố Vĩnh Yên, cách trung tâm thủ đô Hà Nội 50km và cách sân bay quốc tế Nội Bài 25km.

Vĩnh Phúc thuộc vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, nằm trong vùng chuyển tiếp giữa vùng gò đồi trung du với vùng đồng bằng châu thổ Sông Hồng, địa hình thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam và chia làm 3 vùng sinh thái: đồng bằng, trung du và vùng núi; Vĩnh Phúc nằm trên quốc lộ số 2, tuyến đường sắt Hà Nội - Lào Cai và tuyến đường cao tốc xuyên á Côn Minh

Hình 3.1 Bản đồ hành chính tỉnh Vĩnh Phúc

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ - Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng đang được xây dựng, là điều kiện đưa tỉnh xích gần hơn với các trung tâm kinh tế, công nghiệp và những thành phố lớn của đất nước và quốc tế như: hành lang kinh tế Côn Minh - Hà Nội - Hải Phòng, Quốc lộ 2 - Việt Trì - Hà Giang - Trung Quốc, hành lang đường 18 và trong tương lai là đường vành đai IV thành phố Hà Nội... Vĩnh Phúc trở thành một bộ phận cấu thành của vành đai phát triển công nghiệp các tỉnh phía Bắc; chịu ảnh hưởng mạnh mẽ trước sự lan toả của các khu công nghiệp và đô thị lớn thuộc Hà Nội như Bắc Thăng Long, Nội Bài, Sóc Sơn.

Với lợi thế về vị trí địa lý đã tạo ra một lợi thế so sánh trong phát triển DNNVV tương xứng với tiềm năng sẵn có và đẩy mạnh sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội theo hướng bền vững.

3.1.1.2. Địa hình

Do đặc điểm vị trí địa lý, Vĩnh Phúc có địa hình đa dạng, thấp dần từ Tây Bắc xuống Tây Nam và có 3 vùng sinh thái đặc trưng rõ rệt: đồng bằng, trung du và miền núi. Vùng đồng bằng gồm 76 xã, phường và thị trấn với diện tích tự nhiên 46,8 nghìn ha. Đất đai vùng đồng bằng do được phù sa sông Hồng bồi đắp nên có độ màu mỡ cao, thuận lợi cho việc phát triển kinh tế nông nghiệp thâm canh cao.

Vùng trung du gồm 33 xã, phường và thị trấn, với diện tích tự nhiên 24,9 nghìn ha. Đây là vùng đồi thuận lợi cho phát triển cây công nghiệp , cây ăn quả và trồng hoa mầu kết hợp với chăn nuôi gia súc, tạo điều kiện thuận lợi cho việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng và chăn nuôi theo hướng tăng sản xuất hàng hoá thực phẩm.

Vùng núi có diện tích tự nhiên là 65,3 nghìn ha, chiếm 46,3% diện tích tự nhiên của Tỉnh. Địa hình phức tạp, có nhiều sông suối. Đây là một trong những ưu thế của Vĩnh Phúc so với các tỉnh quanh Hà Nội vì thuận lợi cho việc phát triển các khu công nghiệp tập trung và du lịch sinh thái. Diện tích

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ rừng quốc gia là 15.753 ha. Vùng trung du và miền núi của tỉnh Vĩnh Phúc có nhiều hồ nước, như hồ Đại Lải, Xạ Hương, Vân Trục, Đầm Vạc. Đây là những nơi có tiềm năng đa dạng cho phát triển thuỷ lợi, nuôi cá, xây dựng, phát triển các khu du lịch và thể thao. Tài nguyên đất Vĩnh Phúc bao gồm: 96.928,7ha đất nông nghiệp (chiếm 70,18% tổng diện tích tự nhiên), trong đó đất sản xuất nông nghiệp 60.679,21ha (44,22%), đất lâm nghiệp 33.089,12 ha (24,11%), đất nuôi trồng thủy sản 2.498,53 ha (1,82%); đất phi nông nghiệp 37.400,48 ha (27,26%); đất chưa sử dụng 3.524,96 ha (2.57%); Tài nguyên rừng của Vĩnh Phúc gồm 30.346,82 ha, trong đó diện tích rừng tự nhiên là 9.591,47 ha và rừng trồng là 20.751,61ha;Tài nguyên khoáng sản của Vĩnh Phúc nhìn chung chủ yếu có thể phục vụ cho sản xuất vật liệu xây dựng;

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 41 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)