5. Kết cấu của luận văn
3.4.7. Đánh giá chính sách thực hiện trợ giúp phát triển DNNVV giai đoạn
2007-2012
3.4.7.1. Về thông tin, tư vấn doanh nghiệp và cải cách thủ tục hành chính
Thực hiện cung cấp thông tin cho doanh nghiệp thông qua: Cổng thông tin điện tử của tỉnh: http:\\www.vinhphuc.gov.vn; Cổng thông tin doanh nghiệp: http:\\www.skhdtvinhphuc.gov.vn và trên cổng thông tin các sở, ban, ngành trong tỉnh: (Sở Công thương; Sở Khoa học công nghệ; ...). Đã thông tin giúp các doanh nghiệp tiếp cận văn bản pháp luật liên quan, các chính sách, chương trình trợ giúp cho doanh nghiệp. Giới thiệu, cung cấp thông tin về công nghệ nhằm khuyến khích các doanh nghiệp tham gia hội chợ công nghệ và thiết bị: giai đoạn 2007-2012 hỗ trợ cho 7 doanh nghiệp tham gia hội chợ Techmart với tổng kinh phí hỗ trợ: 155 triệu đồng. Hàng tháng phát hành trên 200 bản tin công thương gửi các nhà quản lý và một số doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.
Cải cách thủ tục hành chính trong việc đăng ký thành lập doanh nghiệp: theo cơ chế một cửa liên thông trong đăng ký doanh nghiệp và đăng ký mã số thuế giảm thời gian đăng ký kinh doanh từ 15 ngày xuống còn 5 ngày.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
- Đào tạo trợ giúp nguồn nhân lực cho doanh nghiệp nhỏ và vừa: Nội
dung đào tạo là những chuyên đề về Quản trị doanh nghiệp; Quản lý chất lượng; Nghiệp vụ xúc tiến thương mại, các nội dung đào tạo được xây dựng cô đọng, thiết thực và phù hợp với trình độ đáp ứng nhu cầu thực tế các doanh nghiệp trong tỉnh. Qua nội dung đào tạo giúp cán bộ, nhân viên đơn vị nâng cao trình độ quản lý và nghiệp vụ góp phần giúp cho doanh nghiệp giữ vững và ổn định sản xuất kinh doanh, kết quả đào tạo cụ thể:
Giai đoạn 2007-2012, đã đào tạo nguồn nhân lực cho 2.144 lượt doanh nghiệp.
Tổ chức được 193 lớp đào tạo, đã đào tạo cho 5.790 lượt người. Kinh phí: giai đoạn 2007-2012 là 7.585 triệu đồng.
- Đào tạo bồi dưỡng kiến thức pháp luật kinh doanh (hỗ trợ pháp lý) cho doanh nghiệp: kinh phí 1.080 triệu đồng.
3.4.7.3. Tạo điều kiện thuận lợi về mặt bằng sản xuất
Tạo điều kiện quy hoạch các khu/cụm công nghiệp; thực hiện công bố các thông tin quy hoạch và đơn giản các thủ tục hành chính; từng bước nâng cao cơ sở hạ tầng; thực hiện quy hoạch phát triển cụm công nghiệp làng nghề, cụ thể: 1.332 doanh nghiệp (chiếm 26,7% so với tổng số doanh nghiệp đăng ký) được hỗ trợ cung cấp thông tin về mặt bằng sản xuất, giới thiệu địa điểm kinh doanh, trong đó được giao,cấp/cho thuê đất trong/ngoài cụm công nghiệp: 1.014 doanh nghiệp (chiếm 20,3% so với tổng số doanh nghiệp đăng ký).
3.4.7.4. Hỗ trợ, trợ giúp xúc tiến thương mại và mở rộng thị trường
Giai đoạn 2007-2012, Hỗ trợ xây dựng 17 Website cho doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh thương mại mỗi website được hỗ trợ 30 triệu đồng; Hỗ trợ cho 1.000 doanh nghiệp theo hình thức đăng ký miễn phí để quảng bá, giới thiệu về doanh nghiêp trên trang Website của ngành
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ và tham gia cổng thông tin thương mại điện tử quốc gia. Phát hành danh bạ cho 350 doanh nghiệp trên địa bàn, kinh phí là 79 triệu đồng. In 18.000 tờ gấp; 500 quyển Catalog quảng cáo, giới thiệu sản phẩm cho 6 doanh nghiệp, kinh phí 150 triệu đồng. Hỗ trợ đăng ký nhãn hiệu cho 6 doanh nghiệp, kinh phí: 60 triệu đồng.
3.4.7.5. Hỗ trợ DNNVV tiếp cận các nguồn vốn
Bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa: Từ năm 2008 đến nay
Quỹ bảo lãnh tính dụng của tỉnh đã bảo lãnh cho 150 lượt khách hàng vay vốn, trong đó có 56 DNNVV với tổng doanh số bảo lãnh là hơn 406 tỷ đồng.
Quỹ phát triển KH&CN tỉnh Vĩnh Phúc được thành lập năm 2008. Từ
năm 2009 đến nay, Quỹ đã cho 10 doanh nghiệp vay với tổng số: 4.000,0 triệu đồng với lãi suất thấp (từ 0-7%).
3.4.7.6. Hỗ trợ đổi mới và nâng cao năng lực khoa học công nghệ sản xuất
Giai đoạn 2007-2012, khen thưởng và hỗ trợ cho 136 doanh nghiệp về áp dụng các tiêu chuẩn quản lý tiên tiến trong quản lý chất lượng theo quyết định của UBND tỉnh và đổi mới, nâng cao năng lực khoa học công nghệ: 2.172,9 triệu đồng; kinh phí chương trình nâng cao năng suất chất lượng: 5.297 triệu đồng.
Nhìn chung, Trong những năm qua, Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh, các
cấp, các ngành đã cụ thể hóa các chủ trương, chính sách của Đảng cho phù hợp với đặc điểm, điều kiện cụ thể của địa phương và tổ chức thực hiện các cơ chế, chính sách hỗ trợ của Nhà nước; thực hiện nhiều biện pháp, giải pháp nhằm cải thiện môi trường đầu tư, sản xuất, kinh doanh; khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi, hỗ trợ các tổ chức, cá nhân tham gia đầu tư phát triển các cơ sở sản xuất, kinh doanh, kịp thời tháo gỡ khó khăn vướng mắc cho các doanh nghiệp. HĐND tỉnh đã ban hành một số Nghị quyết như: Nghị quyết số 10/2005/NQ-HĐND ngày 22/7/2005 về chính sách ưu đãi đầu tư trên địa bàn
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ tỉnh Vĩnh Phúc, Nghị quyết số 12/2010/NQ- HĐND ngày 30/8/2010 về hỗ trợ đầu tư hạ tầng cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2010-2015,... Trên cơ sở thể chế các Nghị quyết đó, UBND tỉnh đã ban hành các quyết định quan trọng và chủ yếu như: Quyết định số 34/2007/QĐ-UBND ngày 29/6/2007 về ban hành Quyết định thực hiện cơ chế "một cửa liên thông" trong giải quyết các thủ tục đầu tư tại tỉnh Vĩnh Phúc, Quyết định số 18/QĐ-UBND ngày 25/01/2011 về phê duyệt quy hoạch phát triển công nghiệp trên địa bàn tỉnh đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030... Bên cạnh đó, công tác xúc tiến đầu tư, xúc tiến thương mại cũng được tăng cường; từng bước đổi mới nội dung, phương thức và nâng cao chất lượng công tác xúc tiến đầu tư, xúc tiến thương mại; thành lập các Ban: Ban xúc tiến và hỗ trợ đầu tư, Ban giải phóng mặt bằng và phát triển quỹ đất để tạo điều kiện cho các DNNVV có mặt bằng kinh doanh và cải thiện môi trường kinh doanh, đầu tư của tỉnh thuận lợi cho các DNNVV phát triển.
Tuy nhiên, nhận thức của các cấp, ngành và sự lãnh đạo, chỉ đạo đối với công tác phát triển DNNVV trong thời gian qua vẫn còn hạn chế. Vì vậy, chưa phát huy hết được các lợi thế, tiềm năng của các DNNVV trong phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Mặt khác, trong công tác hỗ trợ DNNVV ở địa phương hiện nay còn phân tán, mỗi Sở quản lý ngành có chương trình riêng để thực hiện, các trung tâm, các trường đào tạo...chưa có kế hoạch dài hạn để hỗ trợ đào tạo các chương trình phục vụ thiết thực cho công tác đào tạo quản trị doanh nghiệp.