5. Kết cấu của luận văn
4.1.2. Các thách thức phát triển DNNVV
Các thành tựu khoa học, công nghệ, kỹ thuật mới không ngừng được phát minh và đưa vào ứng dụng. Đây cũng là yếu tố tác động mang tính hai mặt đối với sự phát triển của các doanh nghiệp Vĩnh Phúc, đặc biệt là DNNVV với quy mô nhỏ. Nếu các DNNVV nắm bắt được các công nghệ tiên tiến, sẽ có được sự tăng trưởng nhanh và cạnh tranh cao trong quá trình hội
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ nhập. Ngược lại, nếu để mất các cơ hội thì doanh nghiệp nhỏ và vừa sẽ bị tụt hậu và khó cạnh tranh được trên thị trường.
Quá trình hội nhập kinh tế dưới tác động của: suy thoái kinh tế, các thay đổi lớn trên thị trường khoa học và công nghệ sản xuất tạo ra sự biến đổi nhanh chóng và rủi ro cho các DNNVV khi không đủ khả năng về vốn và sức cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường. Đồng thời đòi hỏi sự phối hợp giữa các DNNVV ngày càng cao, liên kết giữa doanh nghiệp trong nước và ngoài nước, giữa các DNNVV trong nước với nhau tạo thành chuỗi giá trị sản xuất kinh doanh, hình thành công nghiệp phụ trợ vv...
Hội nhập kinh tế tạo cơ hội rất lớn cho các DNNVV mở rộng thị trường hàng hóa và dịch vụ, hướng tới một sân chơi bình đẳng hơn, điều đó mang lại thách thức lớn đối với các DNNVV trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh, chiếm lĩnh thị trường, đồng thời tham gia vào mạng lưới sản xuất, mạng lưới phân phối và tham gia hợp tác tạo thành chuỗi liên kết sản xuất giữa các doanh nghiệp trong ngành trước các đối thủ cạnh tranh. Hiện nay, có một xu thế dịch chuyển DNNVV của Nhật Bản, Thái Lan đang tìm cơ hội đầu tư vào Việt Nam nói chung và Vĩnh Phúc nói riêng - đây sẽ là một thách thức lớn đối với việc tìm ra giải pháp tạo môi trường bình đẳng cho các doanh nghiệp.
Hội nhập kinh tế, kéo theo đó là các phương thức kinh doanh mới, các DNNVV phải chịu các áp lực từ các doanh nghiệp cạnh tranh có phong cách kinh doanh mới cũng như nhiều giá trị văn hóa mới, đòi hỏi DNNVV phải có một tư duy mới về phát triển để có thể nâng cao và duy trì năng lực cạnh tranh của hàng hoá và dịch vụ của doanh nghiệp mình trên thị trường.
Các nguồn lực để các DNNVV huy động cho phát triển bị hạn chế, lao động trong DNNVV phần lớn trình độ chưa đáp ứng với xu thế hội nhập kinh tế. Bên cạnh đó nhu cầu cải tiến công nghệ rất lớn, hầu hết các DNNVV sản xuất ở mức độ lạc hậu. Muốn có được những sản phẩm mang tính cạnh tranh
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ cao, phải cần một lượng vốn đầu tư lớn, trong khi khả năng huy động vốn của các DNNVV rất hạn chế.