Phương pháp nghiên cứu tổng hợp, so sánh và phân tích hệ thống

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 36 - 37)

5. Kết cấu của luận văn

2.2.2. Phương pháp nghiên cứu tổng hợp, so sánh và phân tích hệ thống

Được sử dụng xuyên suốt luận văn. Phân tích hệ thống đòi hỏi sự phân tích các mối tương tác giữa các phân hệ của hệ thống kinh tế- xã hội, từ đó xác định vị trí, vai trò của từng yếu tố trong hệ thống. Cụ thể trong luận văn là xác định cấu thành của doanh nghiệp nhỏ và vừa trong tổng thể cơ cấu kinh tế của tỉnh Vĩnh Phúc.

Phương pháp so sánh là phương pháp xem xét các chỉ tiêu phân tích bằng cách dựa trên việc so sánh số liệu với một chỉ tiêu cơ sở (chỉ tiêu gốc) để thấy rõ được sự biến động hay khác biệt của từng chỉ tiêu phân tích. Điều kiện để so sánh là: Các chỉ tiêu so sánh phải phù hợp về yếu tố không gian, thời gian, cùng nội dung kinh tế, đơn vị đo lường, phương pháp tính toán. Phương pháp so sánh có hai hình thức: So sánh tuyệt đối và so sánh tương đối. So sánh tuyệt đối dựa trên hiệu số của hai chỉ tiêu so sánh là chỉ tiêu kỳ phân tích và chỉ tiêu cơ sở. So sánh tương đối là tỷ lệ (%) của chỉ tiêu kỳ phân tích so với chỉ tiêu gốc để thể hiện mức độ hoàn thành hoặc tỷ lệ của số chênh lệch tuyệt đối với chỉ tiêu gốc để nói lên tốc độ tăng trưởng.

So sánh là phương pháp được sử dụng rộng rãi, phổ biến trong nghiên cứu khoa học. Mục đích của so sánh là làm rõ sự khác biệt hay những đặc trưng riêng có của đối tượng nghiên cứu; từ đó, giúp cho các đối tượng quan tâm có căn cứ để đề ra quyết định lựa chọn.

Các dạng so sánh thường được sử dụng trong phân tích là so sánh bằng số tuyệt đối, so sánh bằng số tương đối và so sánh với số bình quân.

So sánh bằng số tuyệt đối phản ánh qui mô của chỉ tiêu nghiên cứu nên

khi so sánh bằng số tuyệt đối, các nhà phân tích sẽ thấy rõ được sự biến động về qui mô của chỉ tiêu nghiên cứu giữa kỳ (điểm) phân tích với kỳ (điểm) gốc.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

So sánh bằng số tương đối : Khác với số tuyệt đối, khi so sánh bằng số

tương đối, các nhà quản lý sẽ nắm được kết cấu, mối quan hệ, tốc độ phát triển, mức độ phổ biến và xu hướng biến động của các chỉ tiêu kinh tế.

Trong bài luận văn, học viên kết hợp cả hai hình thức so sánh tương đối và tuyệt đối. Sự kết hợp này sẽ bổ trợ cho nhau giúp chúng ta vừa có được những chỉ tiêu cụ thể về khối lượng và giá trị, vừa thấy được tốc độ tăng trưởng của đơn vị trong kỳ phân tích. Nghiên cứu tổng hợp, so sánh sẽ giúp luận văn có cách nhìn tổng thể hơn, xác định rõ vị trí, vai trò của từng bộ phận trong cơ cấu, đồng thời kết hợp với phương pháp so sánh, bao gồm cả so sánh theo chuỗi thời gian để thấy được sự phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa cả về chất và lượng.

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 36 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)