6. Kết cấu của khóa luận
1.2 Pháp luật về thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa
1.2.3 Giải quyết tranh chấp về hợp đồng mua bán hàng hóa
Việc giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế giữa các quốc gia có thể được thực hiện theo hai cách thức khác nhau là giải quyết tranh chấp giữa các quốc gia là thành viên của WTO và giải quyết tranh chấp giữa các quốc gia không phải là thành viên của WTO. Việc giải quyết tranh chấp thương mại giữa các quốc gia là thành viên của WTO được
thực hiện theo quy định của Tổ chức này, còn việc giải quyết tranh chấp thương mại giữa các quốc gia không phải là thành viên của WTO sẽ chủ yếu được thực hiện theo các thỏa thuận trong các điều ước thương mại quốc tế có liên quan.
1.2.3.1. Thương lượng giữa các bên
Thương lượng là việc các bên giải quyết tranh chấp thông qua việc các bên tranh chấp bàn bạc, tự dàn xếp nhằm tháo gỡ những bất đồng phát sinh và tìm giải pháp chung để giải quyết những bất đồng, tranh chấp của mình Đặc trưng của cơ chế giải quyết tranh chấp này được thực hiện thông qua việc các bên tranh chấp gặp nhau, tự bàn bạc và đi đến quyết định; quá trình thương lượng các bên cũng không chịu bất kỳ sự rằng buộc của quy tắc pháp lý hay bất kỳ quy định mang tính khn mẫu, việc thực thi kết quả thương lượng hoàn toàn phụ thuộc vài sự tự nguyện của các bên mà khơng có cơ chế pháp lý nào đảm bảo việc thực thi đối với thỏa thuận các bên.
1.2.3.2. Hòa giải giữa các bên
Hòa giải là phương pháp giải quyết tranh chấp có sự tham gia của bên thứ ba do các bên lựa chọn để làm trung gian trợ giúp cho các bên tìm kiếm giải pháp tối ưu cho giải quyết tranh chấp. Đây là phương pháp được ưu chuộng ở nhiều nước trên thế giới bởi đặc điểm nổi bật là các bên tranh chấp có thể xây dựng quyết định của chính mình, bên thứ ba chỉ đóng góp vai trị giúp các bên giao tiếp, không quyết định về vụ việc và khơng có sức mạnh để áp đặt giải pháp. Trong q trình đó, các bên có tồn quyền trong việc kiểm soát mâu thuẫn hay tranh chấp phát sinh, thiết lập những giải pháp và tạo thêm những thỏa thuận mới phù hợp với họ.
1.2.3.3. Giải quyết tranh chấp theo thủ tục Trọng tài
Theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Luật Trọng tài thương mại năm 2010 thì: “Trọng tài thương mại là phương thức giải quyết tranh chấp do các bên lựa chọn và được tiến hành theo quy định của Luật này”.
Phương thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài hiện nay rất nhiều các bên tranh chấp thỏa thuận lựa chọn, bởi trọng tài là phương thức giải quyết tranh chấp có tính chất riêng biệt, hầu hết các nước đều thừa nhận trọng tài xét xử kín nếu các bên khơng có thỏa thuận khác.
Những doanh nghiệp lựa chọn phương thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài đều nhấn mạnh đến các lý do họ chọn phương thức giải quyết tranh chấp này như việc xét xử kín đảm bảo cho các bên bảo vệ được bí mật trong hoạt động kinh doanh của mình cũng như uy tín của mình đối với các đối tác khác, tránh bị coi là đang phải theo kiện; tính độc lập trong tố tụng trọng tài: phán quyết của trọng tài có tính chất chung thẩm; các bên có quyền tự do lựa chọn trọng tài viên, địa điểm xét xử. Đối với tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hố quốc tế thì có thể kể đến việc đáp ứng đề nghị của đối tác nước ngoài cũng là một trong những lý do để doanh nghiệp chọn phương thức giai quyết tranh chấp bằng trọng tài.
1.2.3.4. Giải quyết tranh chấp thương mại Tịa án
Ngồi ba phương thức giải quyết tranh chấp là: Thương lượng, hịa giải, tại Trọng tài thì theo quy định tại Luật Thương Mại 2005 cịn có phương thức giải quyết tranh chấp tại Tòa án. Việc đưa tranh chấp ra xét xử tại tịa án có nhiều ưu điểm nhưng cũng có những nhược điểm nhất định, ưu điểm của hình thức giải quyết tranh chấp thơng qua tịa án là: Do là cơ quan xét xử của Nhà nước nên phán quyết của tịa án có tính cưỡng chế cao. Nếu khơng chấp hành sẽ bị cưỡng chế, khi đã đưa ra tịa án thì quyền lợi của người thắng kiện sẽ được đảm bảo nếu như bên thua kiện có tài sản để thi hành án. Tuy nhiên, việc lựa chọn phương thức này cũng có những nhược điểm nhất định vì thủ tục tại tịa án thiếu linh hoạt do đã được pháp luật quy định trước đó.