6. Kết cấu của khóa luận
2.4. Đánh giá chung
2.4.1. Ưu điểm
Về vấn đề thực hiện hợp đồng mua bán hàng hố tại Cơng ty: Từ thực tiễn thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa tại Cơng ty, tác giả nhận thấy rằng Công ty đã rất chú trọng đến việc thực hiện các điều khoản quy định trong hợp đồng, đặc biệt là về điều khoản về chất lượng hàng hóa. Chính vì điều này mà Cơng ty ngày càng giao kết được nhiều hợp đồng có giá trị có thể mang lại lợi nhuận lớn cho Cơng ty, để có được kết quả thành cơng trong việc thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa, ban giám đốc và nhân viên trong Cơng ty đã có sự cố gắng, nỗ lực với những phương hướng, chiến lược đúng đắn, các nhân viên trong Cơng ty ln có sự đồn kết thi đua đóng góp cho sự phát triển của Cơng ty. Ngồi ra, Cơng ty cũng luôn phân phối những sản phẩm đạt chất lượng cao, cùng với các dịch vụ hấp dẫn, điều này đã giúp cho Cơng ty có số lượng khách hàng, đối tác kinh doanh lớn và lâu dài, do đó số lượng hợp đồng ngày càng tăng. Hơn nữa, việc Công ty thực hiện hợp đồng một cách thuận lợi là do việc nghiên cứu hai văn bản pháp luật quan trọng là BLDS 2015 và LTM 2005. Hai văn bản pháp luật hiện hành này đã tạo ra môi trường linh hoạt hơn so với với trước đây, tạo thuận lợi cho Công ty trong việc thực hiện hợp đồng, giúp Công ty tự tin hơn trong việc sẽ phải áp dụng những điều khoản trong văn bản pháp luật nào, để điều chỉnh điều chỉnh quan hệ hợp đồng và giải quyết tranh chấp.
Về vấn đề giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hố tại Cơng ty: Cơng ty luôn đề cập đến việc giải quyết tranh chấp trong điều khoản tại hợp đồng mua bán hàng hố. Điều nay cho thấy rằng Cơng ty cổ phần thiết bị cơ giới Đại Dương luôn đề cao quyền và nghĩa vụ của hai bên khi tham gia quan hệ hợp đồng mua bán hàng hoá.
2.4.2. Một số hạn chế
Nguồn khách hàng chủ yếu của Công ty cổ phần thiết bị cơ giới Đại Dương là khách hàng quen thuộc, tiêu thụ số lượng hàng hóa lớn. Các hợp đồng mua bán hàng hóa có giá trị lớn của Cơng ty với nguồn khách hàng này được giao kết dưới hình thức văn bản, đồng thời nguồn khách hàng này là cố định. Do đó, các hợp đồng mua bán hàng hóa dưới hình thức văn bản của Cơng ty cổ phần thiết bị cơ giới Đại Dương được thực hiện
theo mẫu hợp đồng có sẵn, chỉ thay đổi một số nội dung về số lượng, phương thức thanh toán,... Việc thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa của Cơng ty cổ phần thiết bị cơ giới Đại Dương dưới hình thức văn bản rất dập khn; các điều khoản mà Công ty thỏa thuận chưa được cụ thể cho từng hợp đồng mua bán hàng hóa.
Trong điều khoản về chất lượng, Công ty chưa nêu rõ phương pháp xác định chất lượng để tránh những rủi ro xảy ra: dựa vào hàng mẫu, dựa vào tiêu chuẩn hay dựa vào tài liệu kỹ thuật. Khi quy định chất lượng dựa vào mẫu hàng cần quy định rõ: hàng có phẩm chất như mẫu đã thoả thuận, hàng có phẩm chất tương tự như mẫu hoặc hàng có phẩm chất giống hệt mẫu.
Nội dung của hợp đồng với các đối tác cung cấp hàng hóa cho Cơng ty là đối tác truyền thống đơi khi khơng có quy định về vấn đề bồi thường thiệt hay hay phạt vi phạm. Mặc dù các nội dung này khơng bắt buộc phải có theo quy định nhưng ảnh hưởng đến quyền lợi của Công ty. Bởi lẽ việc không quy định các vấn đề này do sự tin tưởng là đối tác lâu năm, tuy nhiên khi các đối tác này chậm chuyển hàng cho Cơng ty sẽ có thể gây ra các thiệt hại như khơng đủ hàng hóa để vận chuyển cho khách hàng, chi phí di chuyển, chờ đợi hàng hóa...
Như vậy, phía Cơng ty vẫn cịn tồn đọng những mặt hạn chế nhất định trong quá trình áp dụng pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hố trong hoạt động kinh doanh của Cơng ty. Ngun nhân xuất phát từ việc Cơng ty khơng có bộ phận pháp chế, việc thuê luật sư hay các văn phịng luật bên ngồi khơng đem lại hiệu quả cao cho Công ty. Bởi lẽ, họ khơng hiểu sâu và hiểu được hết vai trị của từng bộ phận trong Cơng ty. Vì vậy mà các văn bản của Cơng ty thường do trực tiếp Giám đốc kiểm tra, rà soát nên đơi khi cịn khó cập nhật được sự thay đổi của pháp luật. Việc thực hiện hợp đồng hiện nay vẫn dựa trên sự uy tín và tin tưởng nhau, chưa có giải pháp thiết thực khi có vấn đề phát sinh
Việc tìm hiểu và phân tích nội dung các quy định của pháp luật Việt Nam về thực hiện hợp đồng có ý nghĩa quan trọng về cả mặt thực tiễn và mặt lý luận. Với mong muốn đánh giá một cách khách quan các quy định đó, trong nội dung chương II, tác giả đã làm rõ nội dung lớn sau đây:
Một là, phân tích các quy định về thực trạng pháp luật về thực hiện hợp đồng mua
bán hàng hóa theo pháp luật Việt Nam qua các nội dung: Quyền và nghĩa vụ của các bên trong HĐMBHH, Các biện pháp bảo đảm thực hiện HĐMBHH, Giải quyết tranh chấp trong HĐMBHH
Hai là, đánh giá thực tiễn pháp luật về thực hiện HĐMBHH tại công ty cổ phần
thiết bị cơ giới Đại Dương, phân tích những ưu điểm, nhược điểm trong q trình thực hiện những quy định đó.
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG
HĨA TẠI CƠNG TY CỔ PHẦN THIẾT BỊ CƠ GIỚI ĐẠI DƯƠNG