Nguyên tắc pháp luật điều chỉnh vấn đề thực hiện hợp đồng mua bán hàng

Một phần của tài liệu Pháp luật về thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa Thực tiễn thực hiện tại Công ty Cổ phần Thiết bị cơ giới Đại Dương (Trang 29 - 32)

6. Kết cấu của khóa luận

1.3. Nguyên tắc pháp luật điều chỉnh vấn đề thực hiện hợp đồng mua bán hàng

hóa

1.3.1. Nguyên tắc thực hiện đúng

Thực hiện đúng hợp đồng, đúng đối tượng, chất lượng, số lượng, chủng loại, thời hạn, phương thức và các thỏa thuận khác; các bên chấp hành thực hiện đúng hợp đồng nghĩa là không được tự ý thay đổi đối tượng này bằng một đối tượng khác. Nguyên tắc này địi hỏi thỏa thuận cái gì thì thực hiện đúng cái đó. Nếu khơng thực hiện đúng mà vi phạm nghĩa vụ đã được ghi nhận trong nội dung hợp đồng thì phải chịu trách nhiệm do vi phạm hợp đồng. Mà cụ thể là thực hiện đúng quyền và nghĩa vụ của các bên phát sinh từ hợp đồng. Các quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng mua ban hàng hóa được LTM năm 2005 quy định chi tiết trên cơ sở kế thừa LTM năm 1997, tham khảo Công ước viên 1980 và các tập quán thông lệ quốc tế về mua bán hàng hóa để xây dựng được quy

định về HĐMBHH phù hợp với điều kiện thực tế của Việt Nam. Quyền và nghĩa vụ của các bên trong HĐMBHH được quy định cụ thể trong Mục 2 của LTM năm 2005.

1.3.2. Nguyên tắc giúp đỡ nhau trong quá trình thực hiện hợp đồng

Thực hiện một cách trung thực, theo tinh thần hợp tác và có lợi nhất cho các bên, bảo đảm tin cậy lẫn nhau. Nguyên tắc này đòi hỏi ngay từ khi giao kết hợp đồng cho đến khi thực hiện hợp đồng, các bên phải kịp thời thơng báo cho nhau về tình trạng, đặc tính của đối tượng bao gồm cả khó khăn vướng mắc trong q trình thực hiện hợp đồng. Nếu một bên vì lợi ích của mình mà che giấu khuyết tật của vật là đối tượng của hợp đồng gây hại cho bên đối tác thì phải bồi thường thiệt hại. Trong q trình thực hiện hợp đồng, hai bên ln thơng tin cho nhau về tiến độ thực hiện hợp đồng. Đó chính là biểu hiện hợp tác, tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau, ln quan tâm đến lợi ích của cả hai bên trong hợp đồng. Như vậy mới tạo được lòng tin đối với nhau để trở thành đối tác lâu dài, khi thực hiện hợp đồng cả hai bên đều khơng được ỷ lại, tìm cách để khơng phải thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ hợp đồng hay chỉ nghĩ đến lợi ích của mình mà thờ ơ, khơng chú ý đến lợi ích chung trong hợp đồng. Ngồi ra ngun tắc này cịn địi hỏi các bên phải tìm mọi biện pháp cần thiết để ngăn chặn bớt thiệt hại có thể xảy ra cho nhau trong quá trình thực hiện hợp đồng.

1.3.3. Ngun tắc khơng xâm phạm đến lợi ích nhà nước, cơng cộng, lợi ích hợp pháp của người khác

Về nguyên tắc này, khi các bên kí kết, thực hiện hợp đồng vì lợi ích của mình phải hướng tới lợi ích tồn xã hội, lợi ích của Nhà nước vậy thì trật tự pháp luật nói chung mới được giữ vững và thực hiện được nghĩa vụ của công dân đối với Nhà nước. Qua đó quyền, lợi ích hợp pháp của các bên đảm bảo, khơng làm ảnh hưởng đến lợi ích hợp pháp của người khác.

Đây là các nguyên tắc bắt buộc đối với các bên trong hợp đồng dân sự nói chung và hợp đồng mua bán hàng hóa nói riêng. Nguyên tắc trở nên có ý nghĩa khi các bên thỏa thuận khơng đầy đủ các nội dung trong hợp đồng, đang thực hiện thì phát sinh những vấn đề mới mà các bên không thể lường trước được, vấn đề sẽ được giải quyết khi các bên áp dụng các nguyên tắc trung thực, hợp tác cùng có lợi và đảm bảo tin cậy lẫn nhau.

Thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa là quá trình bao gồm các giao đoạn từ đề nghị, thỏa thuận, đàm phán rồi đi đến thống nhất ý chí giữa các bên và kết thúc bằng việc

ký kết hợp đồng. Trong chương 1, tác giả tập trung nghiên cứu một số vấn đề lý luận cơ bản nhất về hợp đồng mua bán hàng hóa và thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa.

Thứ nhất, hệ thống hóa vấn đề lý luận về hợp đồng mua bán hàng hóa và thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa thơng qua việc tìm hiểu, phân tích khái niệm, đặc điểm của hợp đồng mua bán hàng hóa.

Thứ hai, phân tích các cơ sở ban hành pháp luật điều chỉnh thực hiện hợp đồng và nội dung cơ bản của pháp luật điều chỉnh thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa. Những vấn đề trên là cơ sở để khóa luận tiếp tục nghiên cứu về thực trạng pháp luật thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa và nghiên cứu điển hình ở Cơng ty cổ phần thiết bị cơ giới Đại Dương tại Chương 2.

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HĨA VÀ THỰC TIỄN THỰC HIỆN TẠI CƠNG TY CỔ PHẦN

THIẾT BỊ CƠ GIỚI ĐẠI DƯƠNG

Một phần của tài liệu Pháp luật về thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa Thực tiễn thực hiện tại Công ty Cổ phần Thiết bị cơ giới Đại Dương (Trang 29 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(56 trang)
w