6. Kết cấu của khóa luận
3.1 Định hướng hoàn thiện pháp luật về thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa
Trong bối cảnh nền kinh tế thị trường đang phát triển không ngừng nghỉ, hệ thống pháp luật điều chỉnh hợp đồng mua bán hàng hóa nói chung và vấn đề thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa nói riêng vẫn tồn tại nhiều bất cập, hạn chế. Đó là vấn đề về thiếu sự đồng bộ, tính khả thi cịn thấp dẫn đến những khó khăn nhất định khi thực thi, áp dụng vào cuộc sống. Vì vậy, hồn thiện pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa hay cũng chính là hồn thiện pháp luật về vấn đề thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa là vấn đề cần quan tâm hàng đầu. Việc hoàn thiện pháp luật về thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa cần phải xuất phát từ những định hướng cơ bản, những nguyên tắc hoàn thiện pháp luật thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa như sau:
-Bảo đảm tính hợp pháp và tính thống nhất của văn bản quy phạm pháp luật trong hệ thống pháp luật
Tính hợp pháp của hệ thống pháp luật điều chỉnh hoạt động mua bán hàng hóa xuất phát từ chính u cầu của cuộc sống xã hội. Tính hợp pháp được hiểu là văn bản quy phạm pháp luật được ban hành phù hợp với pháp luật, không trái với pháp luật. Để đảm bảo tính hợp pháp, văn bản quy phạm pháp luật phải được ban hành đúng thẩm quyền, đúng nội dung, trình tự, thủ tục xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật và phải phù hợp với quy định về thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản quy phạm pháp luật.
Bảo đảm tính thống nhất của hệ thống pháp luật được hiểu là việc bảo đảm để nội dung chính sách được thể hiện nhất qn trong tồn bộ hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, bảo đảm để giữa các quy phạm pháp luật, các chế định pháp luật trong cùng một ngành luật hoặc giữa các ngành luật khác trong tồn hệ thống pháp luật phù hợp, khơng mâu thuẫn hay chồng chéo với nhau trên cơ sở bảo đảm tính thứ bậc của hệ thống văn bản quy phạm pháp luật pháp luật theo nguyên tắc văn bản có hiệu lực pháp lý thấp phù hợp với văn bản có hiệu lực pháp lý cao hơn và tất cả đều phải phù hợp với quy định của Hiến pháp.
-Đảm bảo xuất phát từ bất cập, hạn chế
Hoàn thiện hệ thống pháp luật là việc loại bỏ các bất cập, hạn chế, thay thế những sai sót bằng phương hướng sửa đổi đúng đắn phù hợp hơn. Như vậy trọng tâm của công tác sửa đổi pháp luật là việc tìm ra các bất cập thực tế tồn tại trong trong quy định pháp luật để chỉnh sửa.
Có thể thấy, pháp luật về thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa ở nước ta hiện nay cịn nhiều bất cập, hạn chế. Vì vây, việc tìm hiểu các bất cập vướng mắc thực sự hiện diện tồn tại trong hệ thống pháp luật này là điều kiện tiên quyết để thực hiện hoạt động hoàn thiện pháp luật. Nếu sửa đổi mà không dựa trên các bất cập thực tiễn thì việc hồn thiện pháp luật chỉ là những ý kiến chủ quan, xa rời thực tiễn, khơng có tính thuyết phục. Vậy nên khi thực hiện việc đề xuất các giải pháp, sửa đổi nhất thiết phải tuân thủ nguyên tắc này.
-Đảm bảo sự tương thích với pháp luật quốc tế
Hội nhập kinh tế quốc tế là xu thế tất yếu khách quan trong thế giới ngày nay. Đối với các nước đang và kém phát triển thì hội nhập kinh tế quốc tế là con đường tốt nhất để rút ngắn khoảng cách tụt hậu so với các nước khác và có điều kiện phát huy hơn nữa những lợi thế so sánh của mình trong phân cơng lao động và hợp tác quốc tế. Vì vậy, Việt Nam đã và đang tăng cường hợp tác với các nước trong khu vực và trên thế giới nhằm phát triển kinh tế và đời sống xã hội. Hiện nay, chúng ta đã và đang hướng tới việc mở cửa thị trường, tăng cường hội nhập kinh tế quốc tế, do đó, việc thống nhất trong hệ thống pháp luật nói chung và pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng mua bán hang hóa nói riêng với pháp luật quốc tế đóng vai trị đặc biệt quan trọng, đồng thời tạo môi trường thuận lợi để phát triển kinh tế, thu hút đầu tư. Vậy nên, pháp luật về vấn đề này thực sự cần thiết phải được điều chỉnh phù hợp với các nguyên tắc, quy định của khu vực cũng như thế giới để tránh việc hoạt động này bị tụt hậu, lệch nhịp với xu thế chung.