Thực trạng pháp luật về thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa

Một phần của tài liệu Pháp luật về thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa Thực tiễn thực hiện tại Công ty Cổ phần Thiết bị cơ giới Đại Dương (Trang 33 - 38)

6. Kết cấu của khóa luận

2.2 Thực trạng pháp luật về thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa

2.2.1 Quyền và nghĩa vụ các bên trong hợp đồng mua bán hàng hóa

Thứ nhất, những bất cập của pháp luật điều chỉnh về vấn dề thực hiện hợp đồng

mua bán hàng hóa trước hết phải kể đến việc lơ là, chưa chú trọng đến triển khai các văn bản dưới luật. Ví dụ như quy định tại điều 56 Luật thương mại 2005 về nghĩa vụ nhận hàng của bên mua có đề cập tới trách nhiệm bên bán phải thực hiện những công việc hợp lý để giúp đỡ bên mua. Tuy nhiên trong nội dung điều luật này lại không hề đề cập hay chỉ rõ những công việc cụ thể là gì? Và nếu như bên bán khơng thực hiện trách nhiệm giúp đỡ bên mua như Luật đã định thì có bị xử phạt khơng? Nếu có bị xử phạt thì mức hình phạt dành cho bên bán sẽ là như thế nào? Cơ quan nào của Nhà nước có thẩm quyền giải quyết vấn đề pháp lý phát sinh trên?

Thứ hai, song song với những bất cập trong nghĩ vụ nhận hàng của bên mua, nghĩa

vụ giao hàng của bên bán cũng tồn tại những bất cập nhất định. Cụ thể Luật thương mại 2005 quy định trong trường hợp hai bên không thỏa thuận rõ thời điểm giao hàng mà chỉ thỏa thuận thời hạn giao hàng thì bên mua có quyền giao hàng tại mọi thời điểm trong thời hạn đó, bên có nghĩa vụ thơng báo trước cho bên mua về thời điểm giao hàng. Điều

đó cũng có thể hiểu rằng, bên bán chỉ có nghĩa vụ thơng báo trước về thời điểm giao hàng cho bên mua mà không cần quan tâm đến câu trả lời của bên mua và thời gian cần thông báo trước là bao lâu. Việc quy định như vậy ảnh hưởng đến quyền lợi của bên mua và gây khó khăn cho bên mua trong việc nhận hàng khi chưa có sự chuẩn bị, và thơng báo trước là trước bao nhiêu ngày để bên mua có sự chuẩn bị để nhận hàng.

Thứ ba, điều 59 Luật thương mại 2005 đã quy định hai trường hợp chuyển giao rủi

ro: Khi bên mua nhận được chứng từ sở hữu hàng hoá; Khi người nhận hàng để giao xác nhận quyền chiếm hữu hàng hoá của bên mua. Tuy nhiên quy định tại điều 59 có những điểm chưa hợp lý, gây khó khăn cho khâu áp dụng thực hiện. Cụ thể:

-Về người nhận hàng:

Người nhận hàng để giao trong quy định trên có mối quan hệ với ai, với người bán hay với người mua. Nếu người nhận hàng để giao có mối quan hệ với người bán thì rõ ràng việc người bán giao hàng cho họ không thể coi là họ đã giao hàng cho người mua và vì vậy việc bên mua phải chịu rủi ro khi họ được giao chứng từ sở hữu hàng hóa khó có thể chấp nhận được bởi vì hàng vẫn do họ nắm giữ. Nếu người nhận hàng để giao có mối quan hệ với người mua thì rõ ràng người bán giao hàng cho họ có nghĩa là hàng hóa đã được giao cho người mua, và vì vậy việc bên mua đã nhận được chứng từ sở hữu hàng hóa hay chưa khơng có ý nghĩa pháp lý.

-Về chứng từ sở hữu hàng hóa:

Khó có thể xác định rõ ràng chứng từ sở hữu hàng hóa là gì và bằng cách nào để người nhận hàng giao xác nhận quyền chiếm hữu hàng hóa của bên mua. Như vậy, có thể thấy quy định trên của Luật thương mại ở một góc độ nhất định đã làm cho sự việc trở nên rối hơn và không thực sự cần thiết.

Thứ tư, Nghĩa vụ bảo hành được quy định tại Điều 49 Bộ Luật Thương mại, cụ thể:

“Trường hợp hàng hố mua bán có bảo hành thì bên bán phải chịu trách nhiệm bảo hành hàng hố đó theo nội dung và thời hạn đã thỏa thuận. Bên bán phải thực hiện nghĩa vụ bảo hành trong thời gian ngắn nhất mà hoàn cảnh thực tế cho phép. Bên bán phải chịu các chi phí về việc bảo hành, trừ trường hợp có thoả thuận khác. Tuy nhiên, chính trong những quy định đó lại có nhiều vấn đề khiến cả người tiêu dùng và doanh nghiệp gặp khó khăn khi thực hiện, điển hình như: Luật thương mại chưa có quy định cụ thể nào về quyền yêu cầu bảo hành của người mua và nghĩa vụ, trách nhiệm bảo hành của người bán

trong trường hợp các bên khơng có thỏa thuận về bảo hành trong hợp đồng và khi những trường hợp đó xảy ra, các bên mua và bán lại phải áp dụng các quy định liên quan của pháp luật dân sự và pháp luật bảo vệ người tiêu dùng.

2.2.2 Biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa

Các biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng . Bộ luật dân sự 2015 quy định bảo lưu quyền sở hữu và cầm giữ tài sản trở thành biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ và áp dụng quy định chung về hình thức hợp đồng (riêng hình thức bảo đảm bằng tín chấp được giữ lại). Trong lĩnh vực bảo đảm thực hiện nghĩa vụ, một trong những vướng mắc lớn nhất hiện nay đó là chưa có cách hiểu thống nhất về việc thế chấp, cầm cố tài sản để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ cho người khác. Hiện nay, có nhiều cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp xác lập các biện pháp thế chấp, cầm cố tài sản để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ cho người khác. Theo đó, có tổ chức tín dụng thì đồng ý xác lập giao dịch bảo đảm này, có tổ chức thì khơng; trong q trình giải quyết tranh chấp của ngành Tịa án cũng có 02 quan điểm: quan điểm thứ nhất, chấp nhận giao dịch bảo đảm dưới dạng cầm cố, thế chấp để bảo đảm nghĩa vụ dân sự cho người khác; quan điểm thứ hai, không chấp nhận giao dịch bảo đảm thế chấp, cầm cố mà coi là bảo đảm bằng biện pháp bảo lãnh. Nghị định số 163/2006/NĐ-CP ngày 29/12/2006 về giao dịch bảo đảm và Nghị định số 11/2012/NĐ- CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 163/2006/NĐ-CP chưa có quy định hướng dẫn chi tiết về việc các bên có quyền xác lập biện pháp cầm cố, thế chấp tài sản để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ của người khác. Điều này đã gây khó khăn và những rủi ro pháp lý cho người dân và doanh nghiệp trong quá trình ký kết, thực hiện hợp đồng cầm cố, thế chấp tài sản để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ của người khác.

2.2.3. Giải quyết tranh chấp trong hợp đồng mua bán hàng hóa

Có thể hiểu tranh chấp phát sinh trong thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa là sự mâu thuẫn hay xung đột về quyền và lợi ích kinh tế giữa các chủ thể tham gia quan hệ mua bán hàng hóa, phát sinh do việc khơng thực hiện hoặc thực hiện không đúng nội dung hợp đồng đã thỏa thuận. LTM 2005 có quy định 4 phương thức giải quyết tranh chấp trong thương mại gồm 4 phương thức, đó là thương lượng, hịa giải, trọng tài và tòa án (Điều 317).

2.2.3.1. Thương lượng giữa các bên

Thương lượng đòi hỏi trước hết các bên phải có thiện chí, trung thực, hợp tác và đầy đủ những kiến thức am hiểu về chuyên môn pháp lý. Thương lượng thật sự đã trở thành q trình trao đổi, bày tỏ ý trí giữa các bên để tìm giải pháp thích hợp nhất.

Thơng qua phương thức này, phần lớn các tranh chấp trong quan hệ hợp đồng mua bán hàng hóa đã được giải quyết vì nó đơn giản mà khơng bị ràng buộc bởi những thủ tục pháp lý, ít tốn kém hơn và điều quan trọng là nó khơng làm phương hại đến quan hệ hợp tác vốn có của các bên trong kinh doanh cũng như giữ được bí mật kinh doanh của các bên.

Nhà nước khuyến khích các bên có tranh chấp áp dụng phương thức này. Vì vậy, các bên có tồn quyền thỏa thuận mọi vấn đề về địa điểm, thời gian, nội dung và cách thức cụ thể giải quyết tranh chấp, pháp luật khơng có quy định cụ thể cho phương thức này.

2.2.3.2 Hòa giải giữa các bên

Khác với thương lượng, là việc các bên tiến hành thương lượng giải quyết tranh chấp với sự hỗ trợ của bên thứ ba là hòa giải viên. Kết quả hịa giải phụ thuộc vào thiện chí của các bên tranh chấp và uy tín, kinh nghiệm, kỹ năng của trung gian hòa giải, quyết định cuối cùng của việc giải quyết tranh chấp không phải của trung gian hịa giải mà hồn toàn phụ thuộc các bên tranh chấp.

Phương thức giải quyết này cũng có nhiều ưu điểm như thủ tục được tiến hành nhanh gọn, chi phí thấp, các bên có quyền tự định đoạt, lựa chọn bất kỳ người nào làm trung gian hòa giải cũng như địa điểm tiến hành hịa giải. Các bên khơng bị gị bó về mặt thời gian như trong thủ tục tố tụng tại tòa án. Phương thức này mang tính thân thiện nhằm tiếp tục giữ gìn và phát triển các mối quan hệ kinh doanh vì lợi ích của cả hai bên. Hịa giải là mong muốn của các bên dàn xếp vụ việc sao cho khơng có bên nào bị thua cuộc, khơng dẫn đến tình trạng đối đầu, thắng thua như q trình kiện tụng tại tịa án.

Thực tế hiện nay, khi có tranh chấp thương mại, các bên tự thương lượng hòa giải. Hịa giải khơng thành một trong hai bên khởi kiện, do đó nên bỏ hình thức giải quyết tranh chấp thứ hai là “Hòa giải giữa các bên do một cơ quan, tổ chức, hoặc cá nhân được các bên thỏa thuận chọn làm trung gian hịa giải”. Các bên có thể tự hịa giải hoặc chọn cơ quan, tổ chức, cá nhân giúp đỡ làm trung gian hịa giải, khơng phải quy định trong Luật

Thương mại 2005. Vì nếu quy định khi có tranh chấp thì phải có quy định giải quyết tranh chấp làm phát sinh thêm những thủ tục không cần thiết.

2.2.3.3 Giải quyết tranh chấp theo thủ tục Trọng tài

Giải quyết tranh chấp bằng trọng tài là một hình thức giải quyết tranh chấp không thể thiếu trong nền kinh tế thị trường và ngày càng được các nhà kinh doanh ưa chuộng. Đó là hình thức giải quyết tranh chấp thơng qua hoạt động của Hội đồng trọng tài hoặc trọng tài viên với tư cách là bên thứ ba độc lập nhằm giải quyết mâu thuản tranh chấp bằng việc đưa ra phán quyết có giá trị bắt buộc các bên phải thi hành. Phương thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài là phương thức được các doanh nghiệp lựa chọn sử dụng nhiều nhất để giải quyết tranh chấp trong các quan hệ thương mại nói chung và trong quan hệ mua bán hàng hóa nói chung. Ưu điểm của phương thức này là có tính linh hoạt, tạo quyền chủ động cho các bên; tính nhanh chóng, tiết kiệm được thời gian có thể rút ngắn thủ tục tố tụng trọng tài và đảm bảo bí mật. Trọng tài tiến hành giải quyết tranh chấp theo nguyên tắc án, quyết định trọng tài không được công bố công khai, rộng rãi. Theo nguyên tắc này họ có thể giữ được bí quyết kinh doanh cũng như danh dự, uy tín của mình.

2.2.3.4 Giải quyết tranh chấp thương mại tại Tòa án

Việc đưa tranh chấp ra xét xử tại tịa án có nhiều ưu điểm nhưng cũng có những nhược điểm nhất định, ưu điểm của hình thức giải quyết tranh chấp thơng qua tịa án là: Do là cơ quan xét xử của Nhà nước nên phán quyết của tịa án có tính cưỡng chế cao. Nếu khơng chấp hành sẽ bị cưỡng chế, do đó khi đã đưa ra tịa án thì quyền lợi của người thắng kiện sẽ được đảm bảo nếu như bên thua kiện có tài sản để thi hành án.

Tuy nhiên, việc lựa chọn phương thức này cũng có những nhược điểm nhất định vì thủ tục tại tòa án thiếu linh hoạt do đã được pháp luật quy định trước đó. Bên cạnh đó, nguyên tắc xét xử cơng khai của tịa án tuy là ngun tắc được xem là tiến bộ, mang tính răn đe nhưng đơi khi lại là cản trở đối với doanh nhân khi những bí mật kinh doanh bị tiết lộ. Chính vì những nhược điểm này mà hình thức giải quyết tranh chấp bằng tịa án ít khi được các thương nhân lựa chọn và các thương nhân thường xem đây là phương thức lựa chọn cuối cùng của mình khi các phương thức thương lượng, hịa giải, trọng tài không mang lại hiệu quả. Sẽ làm cho hoạt động kinh doanh thương mại và các hợp đồng ký kết trở nên khó khăn hơn khi liên quan đến sự phân xử của tòa án, gây ra phiền hà cho các

bên khi tham gia hợp đồng mua bán và trao đổi hàng hóa. Như vậy, để tránh phải ra Tịa án phân xử thì các bên trước khi tham gia ký hợp đồng mua bán nên tìm rõ đối phương, các bên tham gia và có quy định cụ thể trước khi ký hợp đồng mua bán.

Một phần của tài liệu Pháp luật về thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa Thực tiễn thực hiện tại Công ty Cổ phần Thiết bị cơ giới Đại Dương (Trang 33 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(56 trang)
w