Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện và nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về

Một phần của tài liệu Pháp luật về thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa Thực tiễn thực hiện tại Công ty Cổ phần Thiết bị cơ giới Đại Dương (Trang 45 - 48)

6. Kết cấu của khóa luận

3.2 Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện và nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về

luật về thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa tại Cơng ty Cổ Phần Thiết Bị Cơ Giới Đại Dương

3.2.1 Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật về thực hiện hợp đồng mua

bán hàng hóa

3.2.1.1 Về quyền và nghĩa vụ các bên trong hợp đồng mua bán hàng hóa

Đối với “Trường hợp khơng có thỏa thuận về thời hạn giao hàng thì bên bán phải giao hàng trong một thời gian hợp lý sau khi ký kết hợp đồng” (Khoản 3 Điều 37 Luật thương mại 2005) thì xác định thế nào là “Một thời hạn hợp lý sau khi giao kết hợp đồng?. Phương thức và tiêu chí để xác định khoảng thời hạn này không được quy định trong LTM 2005. Do đó, nếu hợp đồng khơng có thỏa thuận về thời hạn giao hàng, tranh chấp rất dễ xảy ra do cách thức tiếp cận quy định trên của các bên sẽ khác nhau.

Từ những phân tích nêu trên nên bổ sung lại điều khoản về nội dung cơ bản của hợp đồng là cơ sở cho các chủ thể soạn thảo và thực hiện hợp đồng để phòng tránh rủi ro. Những quy định về khắc phục các trường hợp thiếu điều khoản cơ bản của hợp đồng phải rõ ràng, cụ thể để các bên dễ xác định và hoàn thành nghĩa vụ hợp đồng như: ấn định địa điểm giao hàng cụ thể nếu các bên khơng thỏa thuận, xây dựng tiêu chí xác định khoảng thời gian thời hạn hợp lý sau khi giao kết hợp đồng, các quy định về chuyển rủi ro hàng hóa cũng cần quy định rõ ràng cụ thể hơn.

Bên cạnh đó vấn đề giao hàng khi hai bên chỉ thoat thuận thời hạn giao hàng mà không thỏa thuận thời điểm giao hàng cũng cần sửa đởi kịp thời. Việc bảo vệ thiên về một bên chủ thể của pháp luật thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa của nước ta hiện nay ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của các bên khi tham gia hợp đồng mua bán hàng hóa. Trong trường hợp này pháp luật cho phép bên bán được quyền giao hàng cho bên mua tại một thời điểm bất ký trong thời hạn đã thỏa thuận và bên bán chỉ cần thông báo trước cho bên mua mà không cần được sự đồng ý chấp thuận của bên mua.

Cần có sự liên kết chặt chẽ, hợp pháp hóa các quy định của Điều ước quốc tế liên quan do Việt Nam đang trong thời kì hội nhập kinh tế. Chính vì thế Việt Nam cũng cần có sự giao thoa giũa pháp luật trong nước và pháp luật quốc tế, tạo điều kiện tốt nhất cho việc liên kết kinh tế giữa các doanh nghiệp trong và ngoài nước. Giả như trong trường hợp chuyển giao rủi ro, pháp luật Việt Nam nên học hỏi quy định tại Công ước Viên 1980

để khác phục những bất cập còn tồn đọng. Cụ thể người mua sẽ chịu rủi ro từ thời điểm hàng hóa được giao cho người chuyên chở là người đã phát hành chứng từ xác nhận hợp đồng vận chuyển, trừ trường hợp lúc ký kết hợp đồng mua bán, người bán đã biết hoặc không thể không biết rằng hàng hóa đã bị mất mát hay hư hỏng nhưng khơng thông báo cho người mua.

3.2.1.2 Về giải quyết tranh chấp trong hợp đồng mua bán hàng hóa

Đối với các biện pháp giải quyết tranh chấp trong HĐMBHH, tác giả xin đưa ra một vài kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật theo phương thức giải quyết thông qua thủ tục trọng tài căn cứ theo Luật trọng tài Thương Mại 2010

Thứ nhất, quy định về thẩm quyền của trọng tài. So với quy định trước đây, chỉ có

tổ chức kinh doanh hoặc cá nhân kinh doanh mới có quyền lựa chọn trọng tài làm phương thức giải quyết tranh chấp, nhưng với quy định tại Điều 2 Luật Trọng tài Thương mại, phạm vi thẩm quyền trọng tài đã được mở rộng, mà theo đó, bất kỳ tổ chức hay cá nhân nào cũng có thể thỏa thuận lựa chọn trọng tài để giải quyết tranh chấp, lĩnh vực đó phát sinh theo quy định của Luật. Tuy nhiên, với quy định mở như vậy nhưng thiếu hướng dẫn chi tiết các loại tranh chấp được giải quyết thơng qua hình thức Trọng tài Thương mại lại là hạn chế khi áp dụng quy định của Luật Trọng tài Thương Mại vào thực tiễn. Nghị định 63/2011/NĐ-CP ngày 28/7/2011 của Chính phủ, hướng dẫn một số điều của Luật Trong tài thương mại (viết tắt Nghị định 63/2011/NĐ-CP), mà theo đó, tại Điều 1 của Nghị định này quy định: “Nghị định này quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Trọng tài thương mại về quản lý nhà nước về trọng tài; thủ tục đăng ký hoạt động, chấm dứt hoạt động, thu hồi Giấy phép thành lập, Giấy đăng ký hoạt động của Trung tâm trọng tài, Chi nhánh Trung tâm trọng tài; thủ tục thành lập, đăng ký hoạt động, chấm dứt hoạt động, thu hồi Giấy phép thành lập, Giấy đăng ký hoạt động của Chi nhánh, Văn phòng đại diện của Tổ chức trọng tài nước ngoài tại Việt Nam; thi hành quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời của Hội đồng trọng tài.”, như vậy, Nghị định này vẫn chưa đưa ra hướng dẫn cụ thể những loại tranh chấp nào thuộc thẩm quyền của trọng tài để hạn chế xung đột về thẩm quyền giữa trọng tài với Tòa án.

Thứ hai, quy định về tiêu chuẩn của Trọng tài viên. Tại điểm c khoản 1 Điều 20

Luật Trọng tài Thương mại 2010: “Trong trường hợp đặc biệt, chun gia có trình độ chun mơn cao và có nhiều kinh nghiệm thực tiễn, tuy khơng đáp ứng được yêu cầu nêu

tại điểm b khoản này, cũng có thể được chọn làm Trọng tài viên”.Vấn đề đặt ra, Luật Trọng tài Thương mại có cần đặt ra những quy định có tính khắt khe như thế khơng? Mục đích của nhà làm luật hướng tới xây dựng đội ngũ Trọng tài viên có chun mơn cao để từ đó nâng cao chất lượng hoạt động của trọng tài tốt hơn, nhà làm luật hiện thực hóa quy định này bằng những tiêu chuẩn để được công nhận là trọng tài viên. Tuy nhiên, quy định này vơ tình vi phạm quyền tự do lựa chọn Trọng tài viên của các bên trong tranh chấp, ảnh hưởng đến việc thành lập Hội đồng trọng tài theo đúng ý chí của các bên. Hơn nữa, dù nhà làm luật đã chú ý vấn đề này bằng cách thêm khoản 3 vào Điều 20 Luật Trọng tài Thương mại. Song vấn đề nảy sinh gây khó hiểu, thế nào là trường hợp đặc biệt? Ai, tổ chức nào có thẩm quyền xác định đó là trường hợp đặc biệt? Trong khi đó, Trọng tài viên là các cá nhân được các bên tin tưởng giao cho việc giải quyết vụ tranh chấp. Với vai trò đặc biệt quan trọng này, các bên phải lựa chọn kỹ càng người “Cầm cân, nảy mực”; Uy tín, chất lượng chun mơn của Trọng tài viên hoàn toàn do các bên thẩm định. Do vậy, việc quy định tiêu chuẩn về chuyên môn của Trọng tài viên như vậy là vừa thừa vừa hạn chế cơ hội đối với số cá nhân được trở thành Trọng tài viên, đi ngược lại mong muốn của các bên trong giải quyết tranh chấp. Mặt khác, Luật hiện hành cũng chưa có quy định cụ thể về việc cơng nhận Trọng tài viên.

3.2.2 Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện và nâng cao hiệu quả thực hiện phápluật về thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa tại cơng ty Cổ phần Thiết Bị Cơ Giới luật về thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa tại cơng ty Cổ phần Thiết Bị Cơ Giới Đại Dương

Trước những tồn tại về vấn đề thực hiện hợp đồng của Công ty, tác giả xin đưa ra một số giải pháp nhằm hồn hiện hiệu quả cơng tác thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa tại Cơng ty như sau:

Thứ nhất, Cơng ty cần thành lập một bộ phận pháp chế riêng. Đây là một vấn đề hết sức quan trọng với một Công ty thường xuyên thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa. Có một bộ phận pháp chế riêng, vấn đề soạn thảo hợp đồng, cũng như định hướng pháp luật của Công ty trong tương lai sẽ nhanh chóng, dễ dàng và chuyên nghiệp hóa hơn.

Thứ hai, một trong những vấn đề cần thay đổi cấp thiết của Công ty trong thời điểm

hiện tại là hạn chế sử dụng các hợp đồng mẫu, soạn thảo sẵn. Bởi dù tiện lợi nhưng hợp đồng mẫu mang đến rất nhiều rủi ro, từ việc khuân mẫu, thiếu tính ứng dụng, phù hợp với từng khách hàng, cho đến việc cập nhật những thay đổi của pháp luật.

Thứ ba, mở rộng hình thức thanh tốn. Để tạo điều kiện tối đa cho khách hàng,

Công ty nên cân nhắc vấn đề mở rộng hình thức thanh tốn. Bởi chỉ chấp nhận thanh toán qua tài khoản ngân hàng như hiện nay tạo ra những khó khăn nhất định với những khách hàng ký kết hợp đồng với giá trị nhỏ. Thêm vào đó việc quá phụ thuộc vào việc chuyển khoản qua tài khoản đôi khi cũng sẽ tiềm ẩn những rủi ro nhất định.

Một phần của tài liệu Pháp luật về thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa Thực tiễn thực hiện tại Công ty Cổ phần Thiết bị cơ giới Đại Dương (Trang 45 - 48)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(56 trang)
w