Chủ thể của hợp đồng cung ứng dịch vụ

Một phần của tài liệu Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thực tiễn thực hiện tại Công Ty Cổ Phần Xây Dựng Môi Trường Thăng Long (Trang 26 - 28)

rằng hợp đồng có hiệu lực hay khơng có hiệu lực. Nhìn chung, các quy định về chủ thể giao kết hợp đồng cung ứng dịch vụ đều đã được quy định tại Luật Thương mại 2005 và Bộ Luật Dân sự 2015 và các văn bản có liên quan khác, giữa LTM 2005 và BLDS 2015 đều đã có những sự thống nhất chung về những điều kiện này tuy nhiên giữa hai bộ luật vẫn còn những điểm khác biệt.

Điều 513 BLDS 2015 quy định về định nghĩa về hợp đồng cung ứng dịch vụ như sau: “Hợp đồng cung ứng dịch vụ là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó, bên cung

ứng dịch vụ thực hiện công việc cho bên sử dụng dịch vụ, bên sử dụng dịch vụ phải trả tiền dịch vụ cho bên cung ứng dịch vụ.”. Qua định nghĩa này có thể thấy trong hợp

đồng cung ứng dịch vụ ít nhất tồn tại hai bên là bên cung ứng dịch vụ và bên sử dụng dịch vụ, giữa hai bên phải tồn tại quan hệ tương ứng trong đó một bên trả tiền và một bên thục hiện dịch vụ.

Theo quan điểm của BLDS 2015 có thể thấy, hợp đồng nói chung cũng được coi là một giao dịch dân sự do đó những điều kiện để giao dịch dân sự có hiệu lực cũng là những điều kiện để hợp đồng có hiệu lực. Theo đó, những điều kiện về chủ thể để hợp đồng nói chung và hợp đồng cung ứng dịch vụ nói riêng cần đáp ứng được nhừng điều kiện như sau:

Đối với cá nhân tham gia quan hệ cung ứng dịch vụ họ phải là người có đầy đủ năng lực hành vi dân sự, hoặc nằm trong quy định tại khoản 2 Điều 125 BLDS 2015. Đối với cá nhân tham gia cung ứng những loại dịch vụ có điều kiện thì phải đáp ứng được những điều kiện mà pháp luật đề ra

Đối với pháp nhân thì phải được thành lập hợp pháp, pháp nhân sẽ tham gia giao dịch dân sự thông qua người đại diện hợp pháp. Sau khi giao kết sẽ phát sinh quyền và nghĩa vụ của pháp nhân trong giao dịch dân sự đó.

Các bên khi tham gia khơng bị cưỡng ép, lừa dối, đe dọa.

Nhìn chung những quy định tại LTM 2005 về chủ thể khi tham gia hợp đồng cung ứng dịch vụ đã thống nhất với những quy định tại BLDS 2015, điểm khác biệt duy nhất về đối tượng chủ thể trong hoạt động cung ứng dịch vụ trong thương mại là trong hợp đồng cung ứng dịch vụ đó, ít nhất một bên phải là thương nhân. Thương nhân trong LTM 2005 được quy định tại Điều 6 bao gồm: “Thương nhân bao gồm tổ

chức kinh tế được thành lập hợp pháp, cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên và có đăng ký kinh doanh.”. Theo quy định đó thì để hợp đồng dịch

vụ được coi là hợp đồng thương mại thì phải đáp ứng được điều kiện rằng một bên trong hợp dồng bắt buộc phải là thương nhân, họ hoạt động với mục đích tìm kiếm lợi nhuận, nếu như khơng đáp ứng được điều kiện này thì hợp đồng đó được coi là hợp đồng dịch vụ đơn thuần theo dân sự.

Có thể thấy rằng, trong luật pháp quốc tế hay trong luật pháp Việt Nam điều kiện về chủ thể là rất quan trọng để xác định rằng hợp đồng đó có hiệu lực hay khơng, trong đó yếu tố về sự tự nguyện, tự do về mặt ý chí đóng vai trị rất quan trọng. Một giao dịch dân sự nói chung khơng thể được hình thành nếu như có yếu tố của sự lừa dối đe dọa. Theo quy định của luật dân sự Pháp, nếu như trong hợp đồng xuất hiện dấu hiệu của sự cưỡng bức, lừa dối thì hợp đồng đó có thể bị tịa án tun bố vơ hiệu. Tại Việt Nam theo quy định tại điều 117 BLDS 2015 quy định các bên tham gia quan hệ dân sự hồn tồn tự nguyện, theo đó là các điều luật từ 123 đền 127 BLDS 2015 về các trường hợp giao dịch dân sự vơ hiệu. Theo đó nếu như bên giao dịch dân sự bị cưỡng ép, lừa dối, đe dọa thì có thể u cầu tun bố giao dịch dân sự đó vơ hiệu. Nhưng luật lại chưa quy định thế nào là tham gia giao dịch dân sự tự nguyện và những quy định về giao dịch dân sự bị vơ hiệu lại chưa mang tính khái qt dẫn đến việc khi chứng minh rằng một giao dịch dân sự nói chung hay một hợp đồng nói riêng bị kí kết một cách ép buộc lại gặp những khó khăn nhất định.

Tựu trung lại có thể thấy rằng, hiện nay pháp luật Việt Nam đã quy định rất rõ ràng, và mang tính chất bao quát đối với các chủ thể tham gia vào quan hệ hợp đồng cung ứng dịch vụ. Không những vậy, đối với một số ngành dịch vụ mang tính đặc thù các văn bản pháp luật đã có những quy định đầy đủ về các chủ thể này từ đó đảm bảo hạn chế được những rủi ro về uy tín, khả năng bổi thường, tạo niềm tin cho khách hàng.

Một phần của tài liệu Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thực tiễn thực hiện tại Công Ty Cổ Phần Xây Dựng Môi Trường Thăng Long (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(48 trang)
w