Trong BLDS 2015 tại những quy định tại hợp đồng dịch vụ khơng đưa ra bất kì quy định riêng nào đối với hình thức của hợp đồng dịch vụ, tuy nhiên trên tinh thần của luật, hợp đồng nói chung có thể được giao kết dưới ba hình thức bao gồm: Văn bản; Lời nói; Hành vi.
Hình thức lời nói là hình thức phổ biến nhất trong xã hội hiện nay mặc dù hình
thức này có độ xác thực thấp nhất. Hình thức giao kết hợp đồng miệng thường được áp dụng đối với các giao dịch dân sự được thực hiện ngay và chấm dứt ngay sau đó (mua bán trao tay) hoặc giữa các chủ thể có quan hệ mật thiết, tin cậy, giúp đỡ lẫn nhau (bạn bè, người thân cho vay, mượn tài sản…). Nhưng cũng có trường hợp giao dịch dân sự nếu được thể hiện bằng hình thức miệng phải bảo đảm tuân thủ những điều kiện luật định mới có giá trị (di chúc miệng – Điều 629 BLDS 2015).
Hình thức văn bản thường: được áp dụng trong trường hợp các bên tham gia giao
dịch dân sự thoả thuận hoặc pháp luật quy định giao dịch dân sự phải thể hiện bằng hình thức văn bản. Nội dung giao dịch dân sự được thể hiện trên văn bản có chữ kí xác nhận của các chủ thể cho nên hình thức này là chứng cứ xác định chủ thể đã tham gia vào một giao dịch dân sự rõ ràng hơn so với trường hợp giao dịch dân sự được thể hiện bằng lời nói.
Hình thức văn bản có chứng nhận, uỷ ban nhân dân cấp có thẩm quyền chứng thực: Được áp dụng trong những trường hợp pháp luật quy định giao dịch dân sự bắt
buộc phải được lập thành văn bản hoặc các bên có thoả thuận phải có chứng nhận, chứng thực, đăng kí hoặc xin phép thì khi xác lập giao dịch các bên phải tn thủ hình thức, thủ tục đó (mua bán nhà, chuyển quyền sử dụng đất…)
Giao dịch dân sự có thể được xác lập thơng qua những hành vi nhất định theo quy ước định trước. Ví dụ: Mua nước ngọt bằng máy tự động, chụp ảnh bằng máy tự động, rút tiền qua cây ATM… Đây là hình thức giản tiện nhất của giao dịch dân sự. Giao dịch dân sự có thể được xác lập thơng qua hình thức này mà khơng nhất thiết phải có sự hiện diện đồng thời của tất cả các bên tại nơi giao kết. Hình thức này càng ngày càng trở nên phổ biến, nhất là tại những quốc gia có nền cơng nghiệp tự động hố phát triển.
Luật Thương mại 2005 lại có quy định cụ thể tại điều 74 như sau:
“1. Hợp đồng dịch vụ được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc được xác lập bằng hành vi cụ thể.
2. Đối với các loại hợp đồng dịch vụ mà pháp luật quy định phải được lập thành văn bản thì phải tuân theo các quy định đó.”
Theo những quy định trên có thể thấy, hợp đồng trong thương mại và hợp đồng trong dân sự đều chỉa sẻ với nhau những nét chung nhưng vẫn có những nét riêng, những nét khác nhau trong hai loại hợp đồng. Đối với quan hệ thương mại nhìn chung sẽ phức tạp hơn những quan hệ trong hợp đồng dân sự thơng thường do đó có thể nói hợp đồng thương mại là hợp đồng dân sự đặc thù. Trong thương mại dịch vụ đối tượng của hợp đồng là một cơng việc, tính chất của đối tượng này là khơng thể đong đếm, cũng không thể đánh đồng chung các loại dịch vụ với nhau, có loại dịch vụ có rủi ro lớn, có loại hình dịch vụ lại đơn giản. Do đó, pháp luật phải có những văn bản điều chỉnh loại hình hợp đồng đối với một số loại hình dịch vụ nhất định để đảm bảo được quyền lợi cho cả khách hàng và bên cung ứng dịch vụ.
Tóm lại, đối với hợp đồng cung ứng dịch vụ các bên có thể thỏa thuận với nhau bằng văn bản, lời nói hoặc hành vi. Nhưng trong thương mại, quan hệ thương mại giữa các bên phức tạp hơn đối với những quan hệ phát sinh trong dân sự do đó việc hợp đồng được lập thành văn bản là rất cần thiết để làm cơ sở giải quyết tranh chấp giữa các bên.