Các điểm tích cực

Một phần của tài liệu Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thực tiễn thực hiện tại Công Ty Cổ Phần Xây Dựng Môi Trường Thăng Long (Trang 38 - 41)

2.4.1.1. Điểm tích cực của các quy phạm pháp luật

Tiến theo sự phát triển của kinh tế xã hội, hoạt động thương mại dịch vụ hiện nay đã phát triển với tốc độ rất nhanh trên mọi mặt. Các hình thức dịch vụ ngày càng xuất hiện nhiều, các doanh nghiệp, cá nhân là thương nhân hay không phải là thương nhân thực hiện hoạt động cung ứng dịch vụ ngày càng nhiều, trong bối cảnh đó vai trị của hợp đồng cung ứng dịch vụ lại càng đóng vai trị quan trọng hơn. Pháp luật điều chình về hợp đồng nói chung và hợp đồng cung ứng dịch vụ nói riêng nhìn chung đã đạt được những thành tựu nhất định như sau:

Thứ nhất, đối với các quy định về chủ thể của hợp đồng cung ứng dịch vụ, tại

BLDS 2015 và LTM 2005 đã có những quy định cụ thể về vấn đề chủ thể của hợp đồng cung ứng dịch vụ là những ai, những tổ chức nào, đối với những ngành nghề cụ thể mang tính chất đặc thù thì các văn bản luật chuyên ngành cũng đã quy định rõ được những điều kiện cụ thể mà những cá nhân, tổ chức phải đáp ứng được nếu như muốn kinh doanh, cung ứng loại hình dịch vụ đó. Ngồi ra, về tính chất chủ thể cũng đã được phân định rõ ràng giữa quan hệ thương mại và quan hệ cung ứng dịch vụ trong dân sự, cụ thể để cho một quan hệ cung ứng dịch vụ được coi là hoạt động thương mại thì chủ thể cung ứng dịch vụ phải là một thương nhân và hoạt động cung ứng của họ phải nhằm mục đích sinh lợi, nếu như không đáp ứng được hai điều kiện này thì quan hệ đó được coi là quan hệ cung ứng dịch vụ trong dân sự. Tóm lại, những quy định về chủ thể của hợp đồng cung ứng dịch vụ của pháp luật hiện nay đã phần nào đáp ứng được nhu cầu của xã hội về vấn đề cung ứng dịch vụ

Thứ hai, đối với vấn đề đối tượng của chủ thể hợp đồng, theo quan điểm của

pháp luật hiện nay thì đối tượng của hợp đồng là những cơng việc có thể thực hiện được và những cơng việc này không được trái với những quy định của pháp luật và những quy chuẩn đạo đức xã hội. Có thể thấy rằng quy định của pháp luật về hợp đồng tương đối bao quát và giống với những quy định của luật dân sự Pháp về vấn đề tương đương. Việc quy định như vậy sẽ giúp cho các bên có thể tự thỏa thuận với nhau về dịch vụ mình muốn được sử dụng, các bên sẽ khơng bị gị bó và có thể dễ dàng đạt được mục đích của mình.

Thứ ba, đối với vấn đề về hình thức của hợp đồng, hiện nay pháp luật quy định

về hình thức của hợp đồng bao gồm ba dạng hình thức là hợp đồng bằng miệng, văn bản hoặc hành vi. Quy định này được áp dụng đối với đa số các dạng quan hệ trong xã hội kể cả quan hệ cung ứng dịch vụ. Nhưng trong một số trường hợp nhất định thì hợp

các bên trong hợp đồng, những quy định về hình thức của hợp đồng được quy định cho từng ngành nghệ cụ thể và được quy định tại các văn bản luật chuyên ngành. Việc quy định tự do về mặt hình thức như vậy đã giúp cho hoạt động cung ứng dịch vụ dễ dàng hơn bởi lẽ không phải hoạt động dịch vụ nào cũng phức tạp và cần thiết phải lập thành văn bản như những quan hệ về kinh doanh thương mại giữa các chủ thể là tổ chức, hay các quan hệ dân sự liên quan đến quyền tài sản như quyền sử dụng đất,... Nhìn chung, những quy định của pháp luật hiện nay về hình thức của hợp đồng đã và đang đáp ứng được những nhu cầu của xã hội.

Thứ tư, về nội dung của hợp đồng cung ứng dịch vụ, cũng giống như các loại hợp

đồng thông thường khác, pháp luật hiện nay quy định khá tự do đối với nội dung của hợp đồng. Nội dung của hợp đồng là toàn bộ các thỏa thuận của các bên miễn rằng những thỏa thuận đó khơng vi phạm điều cấm của luật và các tiêu chuẩn đạo đức khác. Điều này cho thấy rằng pháp luật rất tôn trọng việc các bên tự thỏa thuận với nhau về những điều khoản được chứa đựng trong hợp đồng, trao quyền tự quyết định về quan hệ hợp đồng cho các bên trong quan hệ hợp đồng tự thỏa thuận trao đổi với nhau.

Thứ năm, về quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng cung ứng dịch vụ có

thể thấy rằng pháp luật Việt Nam đã có những quy định cụ thể, nêu rõ từng quyền và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ cung ứng dịch vụ. Việc đưa ra những quyền và nghĩa vụ cụ thể như vậy sẽ giúp cho các bên có định hướng về việc thực hiện những nghĩa vụ gì trong hợp đồng và làm góp phần giúp các bên minh bạch hơn trong việc giao kết và thực hiện hợp đồng.

Thứ sáu, những quy định về quá trình giao kết hợp đồng đã chỉ ra rõ ràng được

hai giai đoạn chính của giao kết hợp đồng và đã quy định chi tiết về những quyền và nghĩa vụ, các hoạt động mà các bên được và không được phép làm trong giai đoạn giao kết.

Tựu trung lại, hiện nay những văn bản pháp luật điều chỉnh vấn đề hợp đồng dịch vụ hiện nay đã và đang làm rất tốt vai trị của mình trong việc quản lí, bảo đảm quan hệ cung ứng dịch vụ đi đúng hướng phát triển. Trên hết hệ thống pháp luật hiện nay đã tạo ra được một hành lang pháp lý tương đối đầy đủ, các quyền và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ hợp đồng được đảm bảo tương đối đầy đủ, tạo dựng được môi trường cạnh tranh công bằng lành mạnh giữa các doanh nghiệp với nhau.

2.4.1.2. Điểm tích cực trong việc thực hiện quy định của pháp luật tại công ty

Trong suốt quãng thời gian hoạt động kể từ thời điểm được cấp phép hoạt động đến hiện nay, Công ty cổ phần Xây Dựng và Môi Trường Thăng Long đã ký kết và cung cấp dịch vụ cho rất nhiều khách hàng. Sự hiệu quả trong q trình tư vấn, cũng như thơng tin cung cấp cho khách hàng đã được thể hiện rõ qua thành cơng của khách

hàng trong q trình đầu tư, phân bổ nguồn vốn của khách hàng. Nhờ sự hiệu quả đó mà cơng ty đã có được niềm tin nhất định đến từ khách hàng. Trong quá trình thực hiện hoạt động kinh doanh của cơng ty, có thể thấy được những điểm tích cực trong q trình áp dụng quy định của pháp luật tại công ty như sau

Thứ nhất, đối với chủ thể cung ứng dịch vụ là Công ty cổ phần Xây Dựng và Môi

Trường Thăng Long được thành lập hợp pháp, được cấp phép hoạt động từ ngày 12/04/2004. Hoạt động kinh doanh của công ty chủ yếu xoay quanh tư vấn giải pháp, kinh doanh, cung cấp vật liệu… Đều là những ngành dịch vụ mà pháp luật không cấm.

Thứ hai, các nhân viên có thời gian làm việc tương đối tại cơng ty đều đã có

những hiểu biết nhất định trong q trình giao kết hợp đồng, do đó giai đoạn này được diễn ra một cách trơn tru và không gặp nhiều vấn đề về mặt pháp lý trong quá trình giao kết hợp đồng

Thứ ba, hình thức của hợp đồng giao kết của cơng ty được thực hiện theo thình

thức hợp đồng bằng văn bản là hình thức hợp đồng có giá trị pháp lý cao nhất trong các loại hình thức, đảm bảo được những quyền lợi của khách hàng và công ty trong quan hệ. Nội dung thỏa thuận giữa các bên đều tuân theo những quy định của pháp luật.

Thứ tư, việc thực hiện công việc đã thỏa thuận trong hợp đồng luôn luôn được

công ty thực hiện với toàn bộ sức lực, cố gắng với sự nỗ lực cao nhất của các chuyên gia và nhân viên trong cơng ty với mục đích giúp cho khách hàng đạt được những hiệu quả cao nhất trong nguồn vốn đầu tư của mình.

Thứ năm, là một cơng ty với tuổi đời khá lâu, với phong cách hoạt động chuyên

nghiệp, công ty đã thành lập tổ pháp chế chuyên biệt để xây dựng nên hợp đồng cung ứng dịch vụ mà phụ thuộc chủ yếu vào kiến thức thực tế, do đó việc cập nhật thơng tin pháp luật cịn khá nhanh chóng và trơn tru, dẫn đến việc giao kết hợp đồng trở nên nhanh chóng và dễ dàng

Thứ sáu, hoạt động xây dựng của công ty luôn cần chú trọng vào vấn đề nhạy cảm hiện nay: Mơi trường. Cơng nghiệp-cơng nghệ hóa tồn cầu thúc đẩy các doanh nghiệp, công ty đưa ra những giải pháp tối ưu mà có thể gây ảnh hưởng đến môi trường. Là một công ty sản xuất-xây dựng, CTCP XD&MT Thăng Long dù chưa thể triệt để lượng rác thải, tuy nhiên công ty luôn để tâm đến vấn đề môi trường và giảm thiểu những thiệt hại liên quan.

Một phần của tài liệu Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thực tiễn thực hiện tại Công Ty Cổ Phần Xây Dựng Môi Trường Thăng Long (Trang 38 - 41)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(48 trang)
w