Vùng đệm là nơi có địa hình chuyển tiếp từ vùng núi cao tới đồi núi thấp, độ cao bình quân trong vùng từ 500 - 600 m. Về tổng thể, vùng đệm có toạ độ cao giảm dần từ Bắc xuống Nam, từ Tây sang Đơng. Địa hình bị chia cắt phức tạp, nhiều khe suối, có thể chia vùng đệm thành 3 dạng địa hình cơ bản sau:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 38
- Vùng núi cao trung bình:
Có độ cao trên 700 m, Vùng này gồm phần đất cuối cùng về phía Nam của các xã Đồng Sơn, Lai Đồng, Tân Sơn. Địa hình chia cắt mạnh, độ dốc lớn. Đối với dạng địa hình này tài nguyên rừng phong phú đa dạng hơn cả, các loại rừng tự nhiên cịn lại chủ yếu trên địa hình này. Kiểu này có diện tích 774 ha.
- Vùng núi thấp:
Có độ cao từ 300- 700 m. Phân bố tập trung ở các xã Đồng Sơn, Tân Sơn, Xuân Đài và Kim Thượng. Địa hình chia cắt khá phức tạp, độ dốc bình quân từ 20 - 250, vùng này thường có các loại rừng phục hồi sau nương rẫy, sau khai thác kiệt. Nhìn chung tài ngun rừng trên diện tích này đã cạn kiệt. Dạng địa hình này có diện tích: 3.261 ha.
- Vùng đồi:
Có độ cao < 300 m. Tập chung nhiều ở các xã Minh Đài, Kiệt Sơn, Lai Đồng và một phần phía Nam xã Xuân Đài, phía Bắc xã Kim Thượng. Độ cao tuy không cao bằng vùng núi thấp nhưng ở các sườn đồi cũng có độ dốc khá lớn. Một số diện tích đã sử dụng trồng khoai, sắn, chè, nhưng hiệu quả kinh tế vẫn chưa cao. Dạng địa hình này có diện tích 11.615 ha.
- Vùng thung lũng, bồn địa:
Phân bố dọc hai bên bờ sông, suối trong vùng hoặc trong các thung lũng nhỏ hẹp ở thượng nguồn. Kiểu này có diện tích lớn, tập trung ở các cánh đồng xã Xuân Đài, Kim Thượng, Kiệt Sơn và Lai Đồng. Đối với kiểu địa hình thung lũng chủ yếu là diện tích trồng lúa, đất được hình thành từ sự tích luỹ phù sa ở các thung lũng, hàm lượng mùn trên diện tích đất này thấp. Hiện nay dạng địa hình này hệ số sử dụng đất cịn thấp. Dạng địa hình này có diện tích 2.963 ha.
Xn Đài là một xã thuộc vùng núi cao, có địa hình đa dạng, chia cắt bởi các dãy núi, dốc kéo dài nghiêng dần theo hướng Tây Bắc - Đông Nam. Độ cao
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 39
trung bình từ 300m - 400 m so với mực nước biển. Địa hình được chia làm hai vùng:
+ Vùng núi cao: Là các dãy núi và các đồi thấp chiếm 94,45% diện tích tự nhiên, vùng này thuộc vùng lõi và vùng đệm VQG Xuân Sơn.
+ Vùng thấp: Là vùng mà dân cư làm ruộng lúa nước, được bao quanh bởi các sườn núi thấp chiếm 5,55% diện tích tự nhiên. Đây là nơi tập chung dân cư
và địa bàn canh tác chủ yếu của người dân có độ dốc từ 8 - 150
.