- Khai Thác nứa:
4.1.3.2. Khai thác và buôn bán lâm sản trái phép:
Đây là hoạt động đe doạ làm suy giảm giá trị đa dạng sinh học của VQG. Trước đây người dân khai thác lâm sản để sử dụng tại chỗ nên ít ảnh hưởng tới ĐDSH. Những hoạt động bn bán vận chuyển lâm sản trái phép đã tạo cơ hội cho các sản phẩm từ rừng trở thành hàng hoá, đặc biệt là các loài gỗ quý và
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 62
động vật hoang dã. Giá trị của các loại hàng hố trái phép này khơng nhỏ so với các hoạt động sản xuất khác, nên đã đặt một số người dân vào vị trí là người tham gia khai thác, cung cấp lâm sản. (xep phụ lục C4-2)
- Gỗ:
Mặc dù diện tích rừng tự nhiên của xã nằm trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của VQG Xuân Sơn, nhưng gỗ vẫn bị khai thác trái phép. Gỗ được khai thác để xây dựng nhà cửa, đồ dùng gia dụng của các hộ gia đình và bán lấy tiền.
Ảnh: 4-2: Khai thác gỗ Sâng tại vùng đệm
Đối tượng khai thác trái phép chủ yếu là một số hộ gia đình trong xã và những người từ nơi khác đến, các loại gỗ tốt có giá trị là đối tượng để khai thác của nhóm người này. Đây là nhân tố đe doạ lớn gây ảnh hưởng xấu tới tài nguyên rừng và ĐDSH của VQG.
Theo thống kê của Kiểm lâm địa bàn xã, năm 2008 cán bộ Kiểm lâm đã phối hợp với các ban ngành của xã tổ chức tuần tra, phát hiện và phá huỷ 10 lán trại được dựng để khai thác gỗ, lập biên bản cảnh cáo, nhắc nhở 30 đối tượng và xử phạt vi phạm hành chính 12 đối tượng khai thác, vận chuyển gỗ trái phép.
- Động vật:
Từ khi động vật trở thành hàng hóa có giá trị kinh tế cao thì số lượng bẫy càng lớn, theo kết quả điều tra các thôn bản cho thấy, số lượng các loại bẫy được đặt trong các khu rừng trên địa bàn toàn xã là khoảng trên 500 cái các loại. Như vậy cứ bình quân trên địa bàn xã cứ 10 ha được đặt 01 cái bẫy, chúng được đặt quanh rẫy, trong các khu rừng rất xa thơn.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 63
Qua quá trình điều tra thì mức độ suy giảm một số loài động vật rừng được đánh giá ở bảng sau:
Bảng 4-3: Xu hƣớng phát triển của một số loài động vật chủ yếu Tên loài Trƣớc 10 năm Trƣớc 5 năm Hiện nay
Lợn rừng Thường gặp Thường gặp Thường gặp
Các loài khỉ Nhiều Ít hơn Ít hơn
Rùa Nhiều Ít hơn Hiếm gặp
Chuột Nhiều Nhiều Nhiều hơn
Rơi Nhiều Ít hơn Ít
Các loài Cầy Thường gặp Ít gặp Rất ít gặp
Hoẵng Thường gặp Ít gặp Ít gặp
Sơn Dương Thường gặp Ít gặp Ít gặp
Nai Thường gặp Rất ít gặp Khơng gặp
Gấu Ít gặp Rất ít gặp Khơng gặp
Kết quả điều tra cho thấy có 2 lồi là Nai và Gấu người dân trong xã Xuân Đài không gặp nữa, hầu hết các lồi đều trở nên hiếm, đang trong tình trạng suy thối trầm trọng. Các loài ăn thịt giảm mạnh về số lượng làm thay đổi chuỗi thức ăn sinh thái dẫn đến một số loài phát triển mạnh như Lợn Rừng, Chuột.
Săn bắt và bẫy động vật rừng là tập quán lâu đời của các nhóm dân tộc trong vùng và hiện đang là hoạt động khá phổ biến. Đây là mối đe doạ lớn tới các loài chim, thú quý hiếm của VQG và khu vực. Người dân săn bắt tất cả các lồi nếu có cơ hội. Thời gian săn bắt quanh năm nhưng vào lúc nông nhàn, đầu mùa mưa người dân đi săn bắt nhiều (khi các loài động vật hoạt động mạnh). Động vật săn bắt thường được sử dụng làm thực phẩm trong gia đình và đem bán về xuôi để tăng thu nhập.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 64
Năm 2008 cả khu xóm Thang bắt được 02 con Lợn rừng; 06 con Rắn; 15 con Dúi; 01 con Sơn Dương,... Các sản phẩm săn bắt hiện nay không được chia cho các hộ dân trong khu như ngày xưa nữa bởi những loài động vật bắt được thường bán ngay cho người dưới xuôi. Người dân cho biết không thể tính hết được số lượng các loài động vật bị bắt hàng năm, đặc biệt là những loài quý hiếm cấm săn bắt, bởi khi người dân bắt được họ cất giữ và bí mật đem bán.
Động vật rừng còn bị săn bắt bởi những người đi thu hái lâm sản ngoài gỗ, trong quá trình thu hái người dân cũng làm bẫy bắt thú để dùng làm thực phẩm cho những ngày ở trong rừng hoặc mổ thịt, chia nhỏ trước khi đem về thơn, do đó cơ quan chức năng rất khó phát hiện để xử lý. Hiện nay, nhu cầu thị trường về các loài động vật rừng là rất cao do đó hoạt động săn bắt vẫn là sức ép lớn tới tài nguyên rừng và ĐDSH nơi đây. (Xem phụ lục C4-3)