a. Khí hậu:
Khu vực nghiên cứu nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, có ảnh hưởng của tiểu vùng khí hậu miền núi cao. Theo số liệu theo dõi liên tục từ năm 1972 đến nay của trạm khí tượng Minh Đài (Bảng 3-1) cho thấy:
Bảng 3-1: Số liệu khí hậu của khu vực nghiên cứu
TT Các nhân tố khí hậu Đơn vị Trạm Minh Đài
1 Nhiệt độ trung bình năm 0
C 22,5 0C
2 Nhiệt độ khơng khí cao nhất. Tuyệt đối 0
C 40,7 0C
3 Nhiệt độ khơng khí thấp nhất. Tuyệt đối 0
C 0,5 0C
4 Số giờ nắng trong năm giờ 15.278
5 Tổng lượng mưa trung bình năm mm 1.826
6 Số ngày mưa trong năm ngày 160
7 Lượng mưa ngày lớn nhất mm/ngày 239
8 Số ngày có mưa phùn Ngày 22,1
9 Số ngày có sương mù Ngày 49,2
10 Tổng lượng bốc hơi trong năm mm 652,7
11 Độ ẩm khơng khí trung bình năm % 86
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 40
13 Độ ẩm cực tiểu tuyệt đối % 14
14 Toạ độ trạm
Vĩ độ Kinh độ
21010’ 105003’
15 Thời gian quan sát Từ 1972 đến nay
- Chế độ nhiệt: Nhìn vào biểu trên cho thấy: Nhiệt độ trung bình từ 220C- 230C/năm, tổng nhiệt 8.3000C- 8.5000C/năm. Với những đặc điểm tổng lượng bức xạ và bức xạ quang hợp lớn, số giờ nắng cao, cường độ chiếu sáng mạnh. Vùng đệm thực sự có tiềm năng về phát triển đa dạng cây trồng.
- Chế độ ẩm: Lượng mưa trung bình 1.826 mm/năm, chiếm gần 90% vào mùa mưa (từ tháng 410), cao nhất là tháng 8, 9 và thường kèm theo mưa bão lớn, gây lũ và lụt lội làm thiệt hại khá lớn cho mùa màng và tài sản của nhân dân.
Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau, lượng mưa chỉ chiếm dưới 10% tổng lượng mưa trong năm, nhưng khơ hạn ít xảy ra vì có mưa phùn nhiều. Tháng 12 và 1 là những tháng hanh khô nhất và lượng bốc hơi cũng thường lớn hơn.
Độ ẩm khơng khí trong vùng bình qn đạt 86%, những tháng có mưa phùn thường độ ẩm khơng khí đạt chỉ số cao nhất. Tuy vậy, những giá trị cực đoan thấp về độ ẩm vẫn thường đo được trong thời kỳ khô hạn kéo dài.
Một số hiện tượng thời tiết đáng chú ý:
- Gió Tây khơ nóng: Vào các tháng 5, 6 và 7 thường xuất hiện gió Tây
khơ nóng, nhiệt độ khơng khí có ngày lên tới 39 400
C, lượng bốc hơi cao nhất trên 70 - 80 mm, độ ẩm hạ xuống thấp tuyệt đối 14%.
- Mưa bão: Vùng này tuy ở sâu trong nội địa, nhưng cũng chịu ảnh hưởng nhiều của mưa bão. Hai tháng nhiều mưa bão nhất là tháng 8, 9. Bão thường
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 41
kèm theo mưa lớn, gây lũ và lụt lội làm thiệt hại khá nghiêm trọng cho nền kinh tế của địa phương và nhân dân sinh sống trong vùng.
- Sương muối: Thường xuất hiện vào mùa Đông, những ngày nhiệt độ
xuống thấp dưới 50C, sương muối thường xuất hiện trong các thung lũng núi đá
vôi, mỗi đợt kéo dài vài ba ngày, ảnh hưởng lớn đến cây con, cây ăn quả.
b. Thuỷ văn:
Hệ thống sơng Bứa với các chi lưu của nó toả ra khắp vùng. Trong vùng
này lưu lượng dịng chảy khá cao, mơ đun dịng chảy gần 40l/s/km2
, dòng chảy
cực tiểu khoảng 6 7 l/s/cm2. Lưu vực Sông Bứa khá rộng, địa hình lưu vực lại
thuận lợi cho việc xây dựng các hồ thuỷ lợi để phục vụ sản xuất nơng nghiệp. Sơng Bứa có hai chi lưu lớn, đó là sơng Mua bắt nguồn từ các vùng núi cao phía Đơng huyện Phù Yên tỉnh Sơn La và sông Gian bắt nguồn từ các dãy núi cao trung bình ở ranh giới giữa Phú Thọ và Hồ Bình. Mật độ các con suối từ các khe núi đổ về khá cao. Khu vực nghiên cứu nằm trong lưu vực sông Mua, các thung lũng do sông Mua bồi đắp khá rộng và bằng phẳng, nhân dân trong vùng đã cải tạo thành những cánh đồng phì nhiêu.