e. Sản xuất nông nghiệp:
3.3. Đánh giá thuận lợi, khó khăn về điều kiện kinh tế xã hội:
3.3.1. Thuận lợi:
- Có nguồn lao động dồi dào, giá nhân công rẻ là những thuận lợi cơ bản cho việc huy động vào công tác bảo vệ và phát triển rừng, trình độ dân trí, phong tục tập quán tương đối tiến bộ. Nhân dân lao động có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất kinh doanh nông lâm nghiệp, nhất là trồng trọt và chăn nuôi.
- Đất phát triển trên núi đá vôi phù hợp với nhiều loại nơng sản, lâm sản và lâm sản ngồi gỗ có giá trị kinh tế dễ tiêu thụ như rau sắng, sa nhân...
- Địa bàn xã nằm trong vùng lõi và vùng đệm VQG Xuân Sơn nên được nhiều chương trình dự án trong và ngồi nước đầu tư cho VQG và hỗ trợ người dân địa phương phát triển kinh tế.
- Hệ thống giao thông liên thôn, liên xã mới được Nhà nước đầu tư xây dựng đã đáp ứng được cơ bản nhu cầu đi lại của người dân địa phương.
- Diện tích đất lâm nghiệp lớn, nhìn chung đất cịn khá tốt, tầng đất dầy, thuận tiện cho việc phát triển sản xuất lâm nghiệp trên địa bàn.
- Là khu vực được Nhà nước và nhiều tổ chức quốc tế ưu tiên đầu tư về cơ sở hạ tầng, hệ thống trường học, cơ sở y tế,... ngồi ra cịn được Nhà nước ưu đãi về thuế, vốn từ các Ngân hàng chính sách xã hội.
- Với nhiều dân tộc sinh sống, văn hố đa dạng và có lịch sử hình thành lâu đời, các dân tộc đoàn kết, tương trợ lẫn nhau sẽ là động lực để phát triển kinh tế địa phương cũng như làm tốt cơng tác quản lí bảo vệ rừng.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 51
- Xã Xuân Đài là trung tâm giao thương buôn bán của 3 xã Xuân Sơn, Xuân Đài và Kim Thượng.
3.3.2. Khó khăn:
- Địa hình cao, chia cắt mạnh, độ dốc lớn và khá hiểm trở, gây khó khăn trong cơng tác xây dựng, quản lý và bảo vệ rừng cũng như triển khai các hoạt động sản xuất lâm nghiệp trên địa bàn.
- Khí hậu khá thuận lợi song có một số yếu tố hạn chế như gió hại Tây Nam, sương muối, rét đậm, rét hại, có các tháng khơ, hạn làm tăng nguy cơ cháy rừng gây trở ngại cho các hoạt động sản xuất nông, lâm nghiệp trên địa bàn.
- Hệ thống sông, suối của địa bàn nhiều khu có dạng hình phễu, dốc và thảm thực vật che phủ thấp, nhiều khả năng gây lũ ống, lũ quét, ảnh hưởng xấu tới sản xuất và đi lại của người dân địa phương.
- Là huyện miền núi với nhiều dân tộc sinh sống, đời sống của người dân cịn nhiều khó khăn, tỷ lệ sinh cao, dân trí thấp, trình độ canh tác lạc hậu, tập quán đốt nương rẫy, gây ảnh hưởng không nhỏ đến công tác bảo vệ và phát triển rừng.
- Hệ thống cơ sở hạ tầng, kinh tế - xã hội ở một số thơn bản của khu vực nghiên cứu cịn thiếu thốn và thấp kém. Hệ thống đường liên thôn đến một số thôn bản xa chưa được đầu tư đầy đủ đã ảnh hưởng không tốt đến phát triển sản xuất và lưu thơng hàng hố, các sản phẩm từ rừng trồng sản xuất của các khu vực khó đưa ra ngồi tiêu thụ. Dịch vụ về vật tư sản xuất, chăm sóc sức khỏe, thú y kém phát triển. Thiếu các trạm thu phát tín hiệu điện thoại nên vùng phủ sóng hẹp.
- Bình quân đất nông nghiệp chiếm tỷ lệ thấp, thiếu vốn cho sản xuất, năng suất cây lương thực thấp. Thị trường chưa ổn định, người dân thường bị tư thương ép giá các mặt hàng nông, lâm sản...
- Thiếu biện pháp canh tác bền vững nên đất thoái hoá mạnh dẫn đến năng suất lúa, cây lương thực thấp.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 52
- Thiếu đất trồng rừng và đất chăn thả đàn gia súc. Hệ thống thuỷ lợi gặp khó khăn vì diện tích nơng nghiệp manh mún.
- Khai thác và sử dụng rừng không bền vững. Tập quán sử dụng củi đốt, lâm sản và lâm sản ngoài gỗ khác chưa hợp lý và tiết kiệm dẫn đến nguy cơ suy giảm đa dạng sinh học VQG.
Chƣơng IV: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN