e. Sản xuất nông nghiệp:
4.1.2.3. Sự tham gia bảo vệ, phát triển rừng của cộng đồng:
Hiện nay hệ thống quản lý tài nguyên rừng theo chính sách của Nhà nước có hiệu lực cao nhất trong khu vực và được hầu hết các cộng đồng chấp nhận. Nhìn chung, người dân trong các cộng đồng thơn, bản đã có những thay đổi trong việc quản lý và sử dụng tài nguyên rừng, họ tham gia vào việc phát hiện, tố giác đối tượng khai thác, mua bán và vận chuyển tài nguyên rừng trái phép. Tuy nhiên mức độ tham gia của các cộng đồng dân cư miền núi trong hệ thống này chưa hoàn toàn tự nguyện, bởi họ chưa coi tài nguyên thiên nhiên là của chính mình, người thân và của cộng đồng. Do đó, một bộ phận người dân trong cộng đồng vẫn thường xuyên vào rừng bẫy, bắt động vật rừng, khai thác gỗ và lâm sản ngoài gỗ. Cộng đồng tham gia một số việc sau:
- Tham gia xây dựng quy ước bảo vệ rừng ở cấp độ thôn, bản:
Việc ký cam kết bảo vệ rừng của người dân tuy đã được triển khai đối với toàn bộ 14 khu hành chính song ở một số khu vẫn chỉ là hình thức, hầu hết người dân không quan tâm đến bản cam kết này do họ không được hỗ trợ gì để cải thiện đời sống. Đồng thời, các luật tục truyền thống về quản lý tài nguyên rừng của người dân bản địa chưa được nghiên cứu kỹ để lồng ghép với bản cam kết. Vai trò già làng, trưởng bản và của một số người có uy tín trong cộng đồng chưa được phát huy trong các hoạt động văn hoá xã hội và công tác bảo vệ rừng nên ở các buổi họp dân để xây dựng quy ước số người tham dự cũng khơng đầy đủ. Thêm vào đó, cơng tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật còn hạn chế, do đó người dân nhận thấy từ khi thành lập VQG gây khó khăn cho đời sống của họ.
- Nhận trồng và chăm sóc rừng trồng:
Hiện nay, hầu hết các hộ gia đình và cộng đồng đều có nguyện vọng nhận khốn trồng, chăm sóc, quản lý và sử dụng rừng lâu dài. Nhưng phần lớn hợp
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 57
đồng trồng và chăm sóc cho các hộ gia đình là ngắn hạn (thường kết thúc sau 3 năm chăm sóc). Bên cạnh đó, nhiều hoạt động sản xuất lâm nghiệp trên địa bàn xã, thôn, bản lại do những người ở khu vực khác thực hiện do trúng thầu với cơ quan Nhà nước, do đó các hộ có tư tưởng làm thuê cho các Công ty Lâm nghiệp,… hơn nữa, các hệ thống khuyến nơng, khuyến lâm, tín dụng trong khu vực hoạt động kém hiệu quả, người dân thiếu kinh nghiệm, thiếu kiến thức, khơng có vốn đầu tư trong các hoạt động sản xuất lâm nghiệp.
- Nhận khốn khoanh ni bảo vệ rừng tự nhiên:
Rừng tự nhiên thường được giao cho cả cộng đồng thôn, bản quản lý, bảo vệ. Mặc dù người dân được phép tận thu các lâm sản ngoài gỗ dưới tán rừng nhưng theo chế độ của Nhà nước tiền giao khoán rất thấp nên người dân vẫn chưa yên tâm, trách nhiệm quản lý đối với khu rừng được giao không cao. Việc khốn khoanh ni bảo vệ rừng tự nhiên, ranh giới ngồi thực địa khơng rõ ràng, người dân khơng có chun mơn nghiệp vụ nên ngoài việc sử dụng các sản phẩm từ rừng, họ khơng có bất kỳ tác động nào để xây dựng và phát triển rừng.
- Tố giác, ngăn chặn và tham gia cùng với lực lượng Kiểm lâm trong các đợt truy quét các hoạt động xâm hại trái phép đến rừng và ĐDSH:
Công việc này thường chỉ thấy ở các thơn có Quy ước bảo vệ rừng, nhận khốn, trồng, chăm sóc rừng và các thôn bản nhận khốn khoanh ni bảo vệ rừng. Trong những thôn bản này, các hoạt động kể trên, đặc biệt là tham gia các đợt truy quét thường do Trưởng thôn hay tổ bảo vệ rừng thực hiện, cộng đồng người dân chỉ tham gia tố giác, ngăn chặn khi họ bắt gặp các đối tượng là người thôn khác, không phải anh em họ hàng đến xâm phạm.