- Nhận thức của người dân về giá trị của rừng chưa đầy đủ, chưa thấy
4.2.2.2. Những yếu tố cản trở sự tham gia của cộng đồng vào quản lý tài nguyên rừng ở địa phương:
tài nguyên rừng ở địa phương:
Cộng đồng có vị trí quan trọng trong việc phối hợp quản lý bảo vệ khu rừng đặc dụng cùng với các cơ quan lâm nghiệp của Nhà nước. Việc thiết lập các mơ hình lâm nghiệp dựa vào cộng đồng ở vùng đệm phù hợp với hoàn cảnh và điều kiện sống của họ sẽ là yếu tố quyết định sự thành công trong công tác quản lý bảo vệ rừng VQG Xuân Sơn.
Tuy nhiên, việc thu hút cộng đồng người dân tham gia vào quản lý bảo vệ rừng là một cơng việc khó khăn địi hỏi phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa VQG với các ban ngành và chính quyền địa phương trong các hoạt động và các chương trình dự án,… Dưới đây là một số yếu tố cản trở sự tham gia của người dân vào công tác quản lý bảo vệ rừng.
1. Nhu cầu và khả năng đáp ứng tiền mặt:
Nhu cầu cuộc sống của con người có rất nhiều thứ vật chất và tinh thần cần thiết, nhưng khơng phải cái gì cũng làm ra được, mà phải sử dụng tiền mặt để mua bán. Đặc biệt hiện nay sản xuất hàng hoá theo kinh tế thị trường, con người khơng cịn sống theo chế độ tự cung tự cấp, tự sản xuất tiêu dùng.
Đối với người dân xã Xuân Đài, để đáp ứng nhu cầu của cuộc sống về lương thực và các khoản thiết yếu khác, mỗi hộ gia đình phải sử dụng rất nhiều tiền mặt. Trong khi các nguồn thu nhập chính đáng (khơng vi phạm pháp luật) như từ canh tác nông nghiệp, lâm nghiệp, chăn nuôi và các nguồn khác không đáp ứng đủ nhu cầu của cộng đồng, thì người dân đã tìm kiếm một giải pháp
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 84
khác cho mình, đó là khai thác các sản phẩm từ tài nguyên rừng tại chỗ để bán lấy tiền phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt hàng ngày gây thiệt hại lớn cho tài nguyên rừng và đặc biệt là gây khó khăn cho cơng tác quản lý tài nguyên rừng ở địa phương.
2. Hồn cảnh kinh tế khó khăn của người dân:
Xuân Đài là một xã thuần nông, thu nhập bình quân đầu người thấp, theo chuẩn nghèo VN 2006 - 2 010 (Bộ LĐTBXH - QĐ/170/2005/TTg), ở nông thôn có mức thu nhập bình qn dưới 200.000 đồng/người/tháng thì tỷ lệ hộ nghèo đói chiếm 60,5% số hộ trên tồn xã, giữa các dân tộc trong xã cũng có sự chênh lệch nhau về mức sống.
Khi hồn cảnh khó khăn thiếu thốn thì người dân phải vào rừng khai thác và thu hái lâm sản về phục vụ nhu cầu sinh hoạt, hoặc đem bán lấy tiền, hàng ngày họ vẫn sử dụng sản phẩm từ rừng đặc biệt là trong lúc nơng nhàn. Vì cuộc sống họ bất chấp luật pháp, quy ước bảo vệ rừng của thôn bản để săn bắt, khai thác trái phép lâm sản. Qua đó cho thấy nghèo đói là thách thức lớn nhất đối với việc thu hút cộng đồng tham gia vào công tác quản lý bảo vệ tài nguyên rừng và ĐDSH.
3. Nền sản xuất tự cấp tự túc, giới hạn trong hộ gia đình:
Trong điều kiện phân bố dân cư không đồng đều chủ yếu tập chung ở những nơi có ruộng lúa nước, các dịch vụ gần như khơng phát triển, người dân có xu hướng duy trì cuộc sống tự cấp tự túc. Mỗi gia đình như một đơn vị kinh tế khép kín từ sản xuất đến lưu thơng phân phối, tiêu dùng, tích luỹ. Cuộc sống tự cấp tự túc dựa vào tài nguyên thiên nhiên là chính đã làm giảm sự phụ thuộc và nhu cầu liên kết giữa các thành viên trong cộng đồng. Nó chẳng những khơng khuyến khích q trình phân cơng lao động xã hội và quá trình hình thành tương hỗ giữa các hộ gia đình mà có xu hướng tạo nên những mâu thuẫn và đẩy họ xa nhau trong quá trình cạnh tranh vì các nguồn tài nguyên thiên nhiên. Đây là một
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 85
trong những nguyên nhân chính giải thích vì sao phần lớn các tổ chức cộng đồng được thành lập đều mang tính hình thức, ít hiệu quả với thực tiễn và phát triển kinh tế xã hội của địa phương.
4. Thị trường tiêu thụ các sản phẩm nông, lâm nghiệp chưa phát triển: Để kích thích sản xuất hàng hố thì phải có thị trường tiêu thụ. Thị trường là một trong những yếu tố quyết định đến hoạt động sản xuất của người dân. Nhưng thị trường ở đây, đặc biệt là thị trường các loại lâm sản ngoài gỗ chưa phát triển nên khơng kích thích được sản xuất hàng hoá. Phần lớn những sản phẩm bán ra là nông sản dưới dạng nguyên liệu thô chưa qua chế biến nên chất lượng thấp. Về lâm sản trừ gỗ rừng tự nhiên còn các hàng lâm sản khác gần như chưa có thị trường. Đây là một trong những nguyên nhân làm cho người dân không phát triển các sản phẩm lâm nghiệp và không quan tâm nhiều đến sản xuất lâm nghiệp nói chung. Thị trường chưa phát triển đã làm cho sản xuất lâm nghiệp có hiệu quả thấp và giảm tính hấp dẫn của các hoạt động bảo vệ và phát triển rừng.
5. Trình độ dân trí thấp và ý thức chấp hành pháp luật kém:
Người dân ở đây có trình độ dân trí thấp, đặc biệt là các cộng đồng dân tộc thiểu số như Mường, Dao. Đó là những điều kiện làm cản trở quá trình tiếp thu kiến thức và cách thức quản lý rừng phù hợp với hoàn cảnh cụ thể của địa phương.
Hạn chế về trình độ, thiếu các thơng tin nên việc tiếp cận và ứng dụng khoa học kỹ thuật mới vào trong sản xuất nhằm tăng năng xuất cây trồng, bảo đảm an toàn lương thực, giảm sự phụ thuộc của người dân vào tài nguyên rừng cịn gặp rất nhiều khó khăn.
Do trình độ hạn chế nên người dân không hiểu hết ý nghĩa, vai trò, quyền lợi và trách nhiệm của họ trong các chủ trương, chính sách pháp luật của Nhà nước, đặc biệt là các chính sách liên quan đến tài nguyên rừng. Họ dễ bị kẻ xấu
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 86
lôi kéo, lợi dụng tham gia vào các hoạt động khai thác, vận chuyển trái phép tài nguyên rừng.
Ngồi ra, do khơng được tiếp cận đầy đủ với những tiến bộ xã hội, ít hiểu biết về chất lượng cuộc sống đang tăng lên từng ngày, họ bằng lòng với những gì mà cuộc sống của họ đang có khơng địi hỏi nhiều những liên kết cộng đồng, hay sự hỗ trợ cộng đồng có thể mang lại. Nhu cầu sinh hoạt nghèo nàn là một yếu tố kìm hãm sự phát triển của những liên kết cộng đồng, trong đó có liên kết quản lý tài nguyên rừng.
6. Kiến thức bản địa chưa được phát huy:
Hệ thống kiến thức bản địa phong phú nhưng còn tản mạn, chưa được hệ thống, tổng kết lại như: có người này, người kia, gia đình này, gia đình khác, người này biết, người khác khơng biết,…
Kiến thức bản địa chủ yếu hướng vào khai thác, sử dụng tài nguyên là chính, việc gây trồng, chăm sóc, ni dưỡng chưa được người dân quan tâm.
Kiến thức về chế biến còn thiếu: Chủ yếu là chế biến thô, sản phẩm không có thị trường nên khơng phát huy được tiềm năng của rừng tự nhiên.
Vì vậy để phát huy được tiềm năng to lớn của rừng tự nhiên, giúp người dân khai thác được thế mạnh của rừng trong phát triển kinh tế cần phải tăng cường giáo dục, tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân về rừng. Đồng thời tiến hành tổng kết, phổ biến các kiến thức bản địa, kết hợp với những kiến thức mới, những tiến bộ trong bảo vệ, phát triển và nâng cao hiệu quả sử dụng rừng và đất rừng, góp phần thu hút người dân vào hoạt động bảo vệ và phát triển tài nguyên rừng ở địa phương.
7. Hoạt động khuyến nông, khuyến lâm chưa phát triển:
Một trong những nguyên nhân làm cản trở sự tham gia của cộng đồng được nhận thấy trong quá trình điều tra là thiếu khuyến lâm ở địa phương. Nhiều người cho biết rằng họ không biết hỏi ai khi cần chọn lồi cây lâm nghiệp, xác
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 87
định kỹ thuật gieo trồng, tìm kiếm thị trường đầu ra cho sản phẩm lâm nghiệp,… chưa có hoạt động khuyến lâm nên người dân ít được tiếp cận với các thành tựu khoa học kỹ thuật lâm nghiệp, chưa nâng cao được hiệu quả của hoạt động sản xuất. Do đó, chưa tích cực tham gia vào bảo vệ và phát triển rừng.