Đánh giá hiệu quả sử dụng nguồn vốn tại Công ty Cổ phần Đầu tư và

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn của Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Phú Hưng trên thị trường Hà Nội (Trang 39 - 43)

5. Kết cấu Khóa luận tốt nghiệp

2.3. Đánh giá hiệu quả sử dụng nguồn vốn tại Công ty Cổ phần Đầu tư và

Phát triển Phú Hưng

2.3.1. Những kết quả đạt được

Thứ nhất, quy mô nguồn vốn của công ty ngày càng được mở rộng

Năm 2019, quy mô kinh doanh được mở rộng, gia tăng lượng vốn vào sản xuất kinh doanh, tạo điều kiện nâng cao năng lực sản xuất kinh doanh, mở rộng quy mô doanh nghiệp. Hầu hết DN huy động vốn chủ yếu thông qua con đường vay nợ, cụ thể hơn là từ nguồn vay dài hạn để đầu tư mua sắm thêm trang thiết bị, xây dựng nhà xưởng, văn phòng làm việc. Hệ số nợ của DN năm 2018 đã đạt ở mức cao 79,85%; thế nhưng đến năm 2019 thì hệ số này cịn được đẩy lên ở mức cao hơn nữa 81,84%. Điều này phản ánh uy tín của DN trên thương trường, và đây chính là một trong những yếu tố tạo nên sự phát triển bền vững cho DN. Việc chú trọng đầu tư theo chiều sâu giúp công ty tăng trưởng và phát triển bền vững về lâu dài trong tương lai.

Thứ hai, doanh thu bán hàng có bước chuyển biến theo hướng tích cực

Trong những năm gần đây, nền kinh tế vấp phải vơ vàn khó khăn và chưa có dấu hiệu phục hồi. Hàng loạt vấn đề đã nảy sinh như lạm phát, tốc độ tăng trưởng, tỷ lệ thất nghiệp, lãi suất ngân hàng… đã làm cho tình hình kinh tế vốn đã ảm đạm nay cịn ảm đạm hơn. Là một DN kinh doanh trong lĩnh vực vật liệu xây dựng thì việc tiêu thụ sản phẩm xuất phát chủ yếu từ thị trường bất động sản nhưng thị trường này lại vẫn đang trong thế “đóng băng”. Dù vậy, năm 2019 DN có những cố gắng trong tiêu thụ sản phẩm từ một số lượng lớn đơn đặt hàng đặc biệt là trở thành nhà cung cấp nguyên vật liệu cho dự án xây khu đô thị trên địa bàn quận Nam Từ Liêm dẫn đến doanh thu tăng so với năm 2018. Đây là điểm đáng khích lệ khi mà hầu hết các doanh nghiệp khác cùng ngành, cùng khu vực đều có sự giảm sút về doanh thu; chưa kể đến nhiều doanh nghiệp phải chấm dứt hoạt động.

Thứ ba, Công tác thu hồi công nợ được theo dõi chặt chẽ hơn

Về công tác thu hồi nợ và trả nợ nhà cung cấp. doanh nghiệp đã thực hiện theo dõi sát sao vấn đề trả nợ và thu hồi nợ. Kỳ luân chuyển vốn lưu động được rút ngắn, tạo khả năng thu hồi được các khoản nợ bị khách hàng chiếm dụng, giảm khả năng bị ứ đọng, thất thốt vốn; góp phần đẩy nhanh vốn vào q trình sản xuất kinh doanh. Bên cạnh đó, DN cũng đã chủ trương trả nợ cho nhà cung cấp những khoản nợ đến

hạn nhằm củng cố thêm mối quan hệ giữa các bên đồng thời làm bàn đạp cho chính sách đi chiếm dụng vốn của DN.

Thứ tư, công tác quản trị kho được thực hiện khá tốt

Đối với công tác quản trị kho, kỹ năng phân công giao việc khá tốt; công tác báo cáo hàng tồn kho cịn tuy cịn chậm nhưng đảm bảo khá chính xác với tình hình thực tế. Cơng tác quản trị thu mua và cấp phát vật tư năm qua đã được kiểm sốt tơt hơn. Các nhân sự phụ trách liên quan đã thực hiện việc sắp xếp, dán mã vật tư đầy đủ, phân khu và kẻ vẽ sơ đồ làm cho việc kiểm sốt các chi phí tốt hơn. Chính điều này đã khiến giá vốn hàng bán của DN giảm đáng kể so với năm 2018. Đây cũng là kết quả của việc sử dụng có hiệu quả và tiết kiệm các chi phí cấu thành nên sản phẩm. Mặt khác DN cũng khai thác triệt để các nguồn nguyên liệu, vật liệu đầu vào giá rẻ từ người dân ở những vùng lân cận.

Thứ năm, DN đã tiến hành lập kế hoạch chi tiết khấu hao cho từng năm.

Việc lập kế hoạch cụ thể cho từng năm giúp DN kế hoạch hoá được nguồn vốn khấu hao, sử dụng hợp lý và có hiệu quả nguồn vốn này. Đồng thời quy định rõ trách nhiệm vật chất đối với từng cá nhân, phòng ban trong việc sử dụng tài sản của mình, đảm bảo tài sản được sử dụng đúng mục đích và phát huy tính hiệu quả.

Thứ sáu, DN đã chú ý hơn phát triển theo chiều sâu thông qua việc gia tăng đầu tư vào TSCĐ.

Phần lớn các TSCĐ của cơng ty có GTCL chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguyên giá (khoảng 80%). Trong năm DN đã tâp trung đầu tư, mua sắm mới một số máy móc trang thiết bị hiện đại phục vụ cho sản xuất kinh doanh, bên cạnh việc thanh lý những máy móc thiết bị cũ, lạc hậu, khơng cịn giá trị sử dụng. Điều này có ý nghĩa lớn trong việc góp phần làm tăng năng lực sản xuất, kinh doanh của DN; tăng hiệu quả sử dụng VCĐ nói riêng, NV nói chung.

Thứ bảy, với sự biến động mạnh mẽ giá cả của một số nguyên vật liệu đầu vào

như than,… đã ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Hơn nữa, trong năm tới, với việc thực hiện cung ứng lượng lớn nguyên vật liệu cho dự án phát triển khu vực phía Tây Nam của tỉnh, doanh nghiệp đã chủ động dự trữ nguyên vật liệu đầu vào. Một mặt, để đáp ứng nhu cầu sản xuất cho năm sau; mặt khác tránh được sự biến động giá như năm nay.

2.3.2. Những tồn tại và nguyên nhân

Thứ nhất, về tổ chức vốn của doanh nghiệp: Trong cơ cấu nguồn vốn của

doanh nghiệp chiếm tỷ trọng lớn là nợ phải trả (cả hai thời điểm đầu và cuối năm tỷ trọng nợ phải trả gần như trên 80%) trong khi vốn chủ sở hữu lại có xu hướng giảm cả về lượng lẫn tỷ trọng làm cho tình hình tài chính của doanh nghiệp kém an tồn, dễ gặp rủi ro. Đặc biệt việc toàn bộ tài sản ngắn hạn được tài trợ hoàn toàn bằng nguồn vay ngắn hạn là vơ cùng nguy hiểm, nó cho thấy doanh nghiệp chưa đảm bảo được

nguyên tắc cân bằng tài chính. Hơn nữa trong những năm gần đây, các ngân hàng đang chủ trương siết chặt tín dụng làm cho doanh nghiệp vay vốn gặp vơ vàn khó khăn; và nếu có vay được thì lại phải chịu 1 chi phí rất cao, gây áp lực lên vấn đề trả nợ.

Thứ hai, vấn đề quản lý chi phí cịn chưa tốt, vẫn cịn có sự gia tăng lãng phí

của chi phí quản lý doanh nghiệp. Việc sử dụng vốn vào sản xuất cũng chưa thấy có hiệu quả. Dù cho DN có địn bẩy tài chính cao nhưng DN vẫn chưa biết tận dụng triệt để ưu thế của nó.

Thứ ba, khả năng thanh tốn của DN còn ở mức thấp so với các doanh nghiệp

cùng ngành trong khu vực và chưa được đảm bảo. Hầu hết tất cả các hệ số phản ánh khả năng thanh toán đều nhỏ hơn 1 rất nhiều, tiềm ẩn rủi ro tài chính lớn.

Thứ tư, mặc dù chính sách tín dụng thương mại của DN đã có những biến

chuyển tích cực, đặc biệt là giảm các khoản nợ phải thu dài hạn. Tuy nhiên về cơ cấu thì lại chưa thật sự hợp lý. Việc phải thu khác chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu nợ phải thu cả về lượng lẫn tỷ trọng là điều đáng lo ngại. Bởi các khoản này không sinh lời và cũng không giúp nâng cao mối quan hệ với khách hàng. Trong khi DN thay vì sử dụng số tiền bị chiếm dụng lãng phí này để cung ứng vốn cho hoạt động sản xuất thì lại phải đi vay để bù đắp sự thiếu hụt vốn.

Thứ năm, Hiệu suất sử dụng tài sản có thể tạm chấp nhận được nhưng hệ số

sinh lời thấp, hơn nữa lại biến động khơng đều qua các năm gần có xu hướng giảm. Đây là dấu hiệu xấu cho thấy hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh còn yếu kém. Mặt khác, các tỷ suất sinh lời giảm chủ yếu là do chi phí quản lý cịn quá cao, doanh nghiệp cần có giải pháp giảm chi phí này.

Thứ sáu, vịng quay tồn bộ nguồn vốn của doanh nghiệp giảm so với năm

2018 và nhỏ hơn 1 cho thấy toàn bộ nguồn vốn của doanh nghiệp chưa thể hồn thành một vịng luân chuyển trong vòng một kỳ. Như vậy hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp năm 2019 kém hơn so với năm 2018 Vì thế trong những năm tới, DN cần có những biện pháp gia tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh cũng như trong hoạt động đầu tư để tăng số vòng quay của tổng tài sản

CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN PHÚ HƯNG

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn của Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Phú Hưng trên thị trường Hà Nội (Trang 39 - 43)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(51 trang)
w